Trung Quốc: Cấm giáo viên yêu cầu phụ huynh chấm điểm bài tập của HS
Cơ quan quản lý GD tỉnh Liêu Ninh cùng một số nơi khác cấm GV yêu cầu phụ huynh chấm bài tập về nhà của HS. Động thái này diễn ra sau khi có làn sóng phản đổi kịch liệt trên mạng xã hội.
Phụ huynh dạy con học bài.
GV tại các trường tiểu học và trung học cơ sở không tự chấm điểm bài tập của HS sẽ không đủ điều kiện để thăng tiến hoặc nhận thường. Trong khi đó hiệu trưởng để việc này xảy ra sẽ phải chịu trách nhiệm – Hướng dẫn của Sở GD Liêu Ninh cho biết.
Theo chỉ dẫn trên, GV sẽ không được dùng ứng dụng tin nhắn WeChat hoặc QQ để giao bài tập về nhà hay yêu cầu hình phạt hoặc yêu cầu làm bài tập nhiều lần.
Phòng GD ở Taiyuan, tỉnh Sơn Tây đã ban hành một hướng dẫn tương tự vào tháng trước, cấm GV chuyển việc chấm điểm bài tập về nhà của HS cho phụ huynh.
Video đang HOT
Một hướng dẫn của phòng GD huyện Weifeng, tỉnh Sơn Đông ban hành đầu tháng quy định GV không được chấm điểm bài tập của HS một cách qua loa hoặc lảng tránh việc chấm điểm.
Trong một đoạn clip được đăng tải trên mạng xã hội Sina Weibo gần đây, trước khi rời nhóm liên lạc phụ huynh – giáo viên, một người cha ở tỉnh Giang Tô đã chỉ trích GV vì yêu cầu phụ huynh chấm điểm trong nhóm WeChat.
“GV có thể làm được gì khi tôi đã rời nhóm chat phụ huynh – GV” – người cha trên nói – “Giá trị của GV là gì khi tôi là người duy nhất dạy con và chấm điểm cho nó? Nếu tôi có nhiều thời gian để suốt ngày kiểm tra tin nhắn trong nhóm, tôi không cần GV nữa”.
Đoạn video trên nhanh chóng gây phản ứng giận dữ đối với GV và được các phụ huynh khác ủng hộ.
GV Zhou Xi tại một trường THCS ở tỉnh Hồ Nam cho biết ông phản đối việc yêu cầu phụ huynh chấm điểm bài tập về nhà cho con. “Việc chấm điểm bài tập về nhà của HS là một phần yêu cầu công việc của GV, họ không nên lười biếng và trốn tránh trách nhiệm”.
Phó viện trưởng Xiong Bingqi của Viện nghiên cứu GD Thế kỷ 21 ở Bắc Kinh cho biết lý do khiến các bậc phụ huynh phản đối việc chấm điểm bài tập về nhà là họ đã chịu quá nhiều áp lực và sự cạnh tranh để cung cấp GD tốt nhất có thể cho con.
Ứng xử điềm tĩnh khi con không được cô giáo ưa
Khi biết con bị cô giáo có những ứng xử không tốt vì con không đi học thêm, chị Phạm Hoàng Oanh (Trường Chinh, Hà Nội) ứng xử bình tĩnh, coi như không có việc gì xảy ra.
Ảnh minh họa
Chị Oanh cho biết, hồi con chị chuẩn bị vào lớp 1 đã biết đọc, làm thông thạo Toán chương trình lớp 1. Khi cô giáo nhắn tin đến phụ huynh gợi ý cho con đi học thêm, chị đã từ chối. Chị không thể ngờ, từ đấy, con bị cô giáo coi như "vô hình" trong lớp. Có lần, vì để quên hộp bút ở nhà, con bị cô phạt ra nhặt rác cả tiết học ở sân trường. Con cũng thường xuyên bị phạt đứng trên bảng dù lỗi rất nhỏ. Năm ấy, con được giải thưởng Toán quốc tế và là 1 trong 3 học sinh trong lớp đạt điểm tuyệt đối của 4 kỹ năng môn tiếng Anh nhưng con vẫn không được mức hoàn thành xuất sắc.
Khi con kể về việc bị cô phạt trong khi các bạn lỗi nặng hơn thì không sao, chị Oanh đã không làm ầm ĩ hay nói xấu cô giáo. Chị chỉ nhẹ nhàng bảo con: "Con mắc lỗi và con bị cô phạt để lần sau con rút kinh nghiệm. Ở lớp, một mình cô phải dạy rất đông học sinh. Vì vậy, cô phải đưa ra các hình thức kỷ luật nếu học sinh phạm lỗi. Có như vậy, lớp học mới có nề nếp, cô mới rèn được học sinh của mình". Nghe mẹ nói thế, cậu con trai nghĩ cũng đúng. Bởi ở nhà, khi con mắc lỗi, chị Oanh vẫn có những hình phạt tùy theo lỗi của con. Vì thế, khi con bị cô phạt, con nghĩ là do mình chứ con không nghĩ mình bị trù dập. Giờ đây, khi con lên lớp 10, con vẫn yêu quý và luôn chào cô rất to khi gặp cô ở sân trường.
Ảnh minh họa
Mới đây, cô con gái lớp 7 của chị Nguyễn Mai Anh (Hà Đông, Hà Nội) tâm sự với mẹ: "Mẹ ơi, cô giáo chủ nhiệm năm nay không ưa con. Hôm vừa rồi, trong giờ sinh hoạt lớp, cô muốn bạn khác thay con làm lớp phó. Cũng may, khi hỏi ý kiến cả lớp, các bạn không đồng ý, các bạn nói con vẫn xứng đáng ở vị trí này. Nhiều lần, con giơ tay phát biểu ý kiến trong tiết học của cô nhưng cô cứ "lơ" con mà toàn gọi bạn khác. Cô tỏ thái độ yêu quý các bạn khác hơn hẳn con, mẹ à".
Nghe con gái chia sẻ như vậy, chị Mai Anh chỉ nói: "Việc cô giáo yêu quý bạn này mà không yêu quý bạn kia là chuyện rất bình thường. Cũng như ngoài xã hội, có người được nhiều người ngưỡng mộ, yêu quý nhưng cũng bị không ít người chê bai, ghét bỏ. Sau này, khi con đi làm, con cũng sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng. Nhưng như thế không có nghĩa là không có ai ghét bỏ, gièm pha con. Xã hội là như vậy. Mình không thể cấm ai ghét mình. Có những tính cách của mình mà họ không thấy phù hợp với họ thì họ không ưa. Thế nên, con cứ sống đúng với bản thân con. Con cố gắng học tốt, hòa đồng, thân thiện với các bạn là được".
Con gái chị Mai Anh nghe mẹ nói thế cảm thấy tâm lý được giải tỏa. Con gái ở tuổi mới lớn thường nhạy cảm và hay suy nghĩ. Thấy con gái tươi vui, nhẹ nhõm sau giải thích của mẹ, chị Mai Anh rất mừng con đã hiểu chuyện.
Quan điểm của chị Oanh, chị Mai Anh là không nên bao bọc, che chở con quá. Đôi khi, con gặp những bất công từ nhỏ sẽ rèn luyện cho con khả năng can trường, sự trưởng thành. Điều đó cũng tốt khi sau này con gặp những khó khăn trong cuộc sống.
Đừng ép con thành tài Con cái là nơi hội tụ tình yêu, sự hy vọng của cha mẹ vì vậy việc cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng vào con cái là không sai. Không khí những ngày đầu năm học thật háo hức nhưng quanh quẩn đâu đấy vẫn là những nỗi lo không chỉ của học sinh mà còn của phụ huynh. Phụ huynh có con...