Trung Quốc cấm cửa công nghệ deepfake
Chính phủ Trung Quốc vừa quyết định cấm cửa công nghệ deepfake bởi mối lo hiện hữu về nguy cơ trở thành một công cụ tạo ra những thông tin giả mạo.
Mới đây, nhà chức trách Trung Quốc mà cụ thể Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã công bố quy định mới bắt buộc đối với việc sản xuất nội dung video và âm thanh trên mạng internet có sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ thực tế ảo (bots).
Hình ảnh được tạo ra bởi công nghệ deepfake.
Theo quy định này, các nhà cung cấp và cả người sử dụng các dịch vụ âm thanh và tin tức video trực tuyến đều “không được phép” sử dụng các công nghệ mới như học sâu (deep learning) và thực tế ảo để tạo ra, phân phối và lan truyền “tin giả”.
Video đang HOT
Theo đại diện của CAC cho biết, trong bối cảnh công nghệ phát triển nhanh như hiện nay, trong đó trí tuệ nhân tạo được ứng dụng ngày một nhiều. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển ấy là việc xuất hiện rất nhiều sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ deepfake
Sự xuất hiện của deepfake được giới chuyên gia nhận định là rất nguy hiểm khi công nghệ này sử dụng AI để tạo ra các đoạn video giống y như thật, trong đó một người dường như nói hoặc làm điều gì đó dù chuyện này không xảy ra trong thực tế.
Đã từng có không ít sản phẩm được tạo ra bởi công nghệ deepfake khiến giới công nghệ giật mình. Có thể kể tới như đoạn video với một người đeo mặt nạ silicon của Ngoại trưởng Pháp – ông Jean-Yves Le Drian để làm video xin tiền các tỷ phú. Với cái cớ “viện trợ nước Pháp chuộc con tin”, kẻ lừa đảo đã nhận được tới cả chục triệu USD trước khi bị bắt.
Hay gần đây là một ứng dụng có tên gọi là ZAO với xuất xứ từ Trung Quốc, cho phép người dùng thay đổi khuôn mặt của họ với các nhân vật trong phim hoặc tivi một cách rất thuyết phục.
Theo Cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) quy định mới sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-1-2020.
Theo Công An Nhân Dân
AI có thể bắt kịp bộ não của con người trong kỷ nguyên 6G
Vào tháng 3 năm nay, Ủy ban Truyền thông Liên bang Hoa Kỳ (FCC) đã bỏ phiếu đồng thuận mở băng tần 95GHz đến 3THz cho 6G, 7G hoặc bất kỳ công nghệ thế hệ tiếp theo nào. Nhờ tốc độ truyền dữ liệu cực nhanh AI có thể ngang tầm với bộ não con người.
Tiến sĩ Ted Rappaport và các đồng nghiệp tiên phong trong nghiên cứu không dây của Đại học New York đã xuất bản một bài báo mới về IEEE, tin rằng phổ không dây sẽ còn tăng hơn nữa trong kỷ nguyên 6G. Theo họ, có thể tăng từ 5G lý thuyết 100GHz (gigahertz) lên 3THz (terahertz). Việc mở tần số THz sẽ cung cấp một thị trường khổng lồ cho các ứng dụng không dây. Băng thông mới giúp truyền dữ liệu thực sự lớn trong chưa đầy 1 giây. Điều tuyệt vời hơn nữa là lượng dữ liệu được truyền sẽ tương đương với bộ não con người.
Ví dụ, máy bay tấn công không người lái hiện tại có sức mạnh tính toán hạn chế của thiết bị trên máy bay do giới hạn kích thước của nó. Tuy nhiên, trong kỷ nguyên 6G trong tương lai, với sự dẫn đường từ xa của thiết bị AI, hiệu suất chiến đấu của nó sẽ tương đương với một phi công xuất sắc. Người dùng cuối cũng dễ dàng mua một thiết bị đầu cuối có sức mạnh tính toán ở cấp độ não người và giá sẽ khoảng 1.000 USD.
Nhóm của Tiến sĩ Rappaport cũng hy vọng rằng sẽ có nhiều thiết bị sẽ được hưởng lợi, ví dụ như máy ảnh sóng milimet chụp đêm, radar độ phân giải cao và quét an toàn cơ thể người. Băng thông lớn đến mức khó tin cũng sẽ cho phép chuyển đổi từ mạng cáp quang không dây, dựa trên cơ sở hạ tầng cáp quang sang kết nối mạng và trung tâm dữ liệu.
Có rất nhiều lợi ích cho 6G, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần khắc phục. Ví dụ, việc thu nhỏ các công nghệ cốt lõi và tác động của quang phổ đến sức khỏe con người. Ngoài ra, sóng 6G sẽ yêu cầu antenna định hướng cao, một phần vì chúng rất dễ bị nhiễu trong khí quyển, đặc biệt là antenna trên 800 GHz.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, giống như những thách thức kỹ thuật trong quá khứ, nhiều khó khăn của 6G sẽ được giải quyết từng cái một trong tương lai. Ví dụ, năng lượng tiêu thụ khi truyền dữ liệu sẽ giảm hơn nữa và antenna có mức tăng cực cao sẽ có kích thước nhỏ hơn, điều này sẽ cho phép tích hợp 6G lên các thiết bị di động.
Theo FPT Shop
Căng thẳng với Mỹ chưa ngã ngũ, Huawei chuyển hướng sang 'gắn bó' với Nga Giữa bối cảnh căng thẳng, tập đoàn viễn thông khổng lồ của Trung Quốc đang từng bước giảm sự phụ thuộc với Mỹ để chuyển sang hợp tác công nghệ với Nga. Gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc Huawei đã liên hệ với một số công ty công nghệ Nga để tạo ra các liên doanh công nghệ. Cùng với đó, Huawei...