Trung Quốc bị “cô lập” trong tâm bão chỉ trích tại Đối thoại Shangri-La
Tại sự kiện Đối thoại Shangri-La tại Singapore vào cuối tuần qua Trung Quốc đã trở thành tâm điểm chỉ trích của các nước tham gia vì tham vọng bành trướng ở Biển Đông, phớt lờ luật pháp quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-La. (Ảnh: Reuters)
Theo Straits Times, các quốc gia tham gia sự kiện Đối thoại Shangri-la hồi cuối tuần qua đã bày tỏ quan điểm cứng rắn nhằm phản đối sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Bắc Kinh mặc dù lớn tiếng bảo vệ lập trường của họ bằng những quan điểm sai trái, những ý kiến phản đối từ cộng đồng quốc tế đã áp đảo Bắc Kinh.
Trung Quốc chống chế cho việc bồi đắp phi pháp, quân sự hóa các đảo nhân tạo ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bằng cách ngang nhiên công nhận chủ quyền của họ ở vùng biển này. Phó chủ tịch Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc He Lei lớn tiếng nói rằng “Bắc Kinh có quyền” khi thừa nhận Trung Quốc đã triển khai binh sĩ và vũ khí tới các thực thể trên Biển Đông.
Tuy nhiên, quan điểm của Trung Quốc không nhận được sự ủng hộ từ các nước tham gia, và trái với luật pháp quốc tế.
Trong bài phát biểu mở đầu ngày họp thứ hai, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói: “Chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông đi ngược lại với sự cởi mở mà chiến lược của chúng tôi hứa hẹn mang lại, điều này làm dấy lên hoài nghi về mục tiêu thực sự của Trung Quốc. Mỹ sẽ tiếp tục theo đuổi mối quan hệ mang tính xây dựng, mang lại kết quả với Trung Quốc, hợp tác khi có thể, và cũng đối đầu cứng rắn nếu cần”.
Video đang HOT
Ông Mattis chỉ trích hành động mang các tên lửa, khí tài quân sự của Trung Quốc tới các đảo nhân tạo Biển Đông, bất chấp việc Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ không quân sự hóa khu vực này. Ông Mattis cũng cảnh báo Trung Quốc hãy cẩn thận với những hậu quả có thể xảy ra khi “phớt lờ” phản ứng từ cộng đồng quốc tế, đơn cử như việc Mỹ mới đây đã rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận lớn nhất thế giới RIMPAC.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen cho hay Trung Quốc đang hành động một cách đơn phương tại Biển Đông mà không được sự đồng thuận của các nước khác. Một số ý kiến khác cho rằng cần có sự đảm bảo tự do hàng hải và việc các nước trong khu vực phải tuân thủ theo luật lệ quốc tế, động thái ám chỉ trực tiếp tới Bắc Kinh.
Máy bay quân sự Shaanxi Y-8 xuất hiện trên đường băng tại căn cứ do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Xu Bi thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (Ảnh: AMTI)
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly phát biểu, dù các tuyến đường biển có vai trò quan trọng với nền kinh tế, nhưng không vì thế mà Trung Quốc có quyền bỏ qua những quy định đã được công nhận rộng rãi. Bà Parly nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử lý các vấn đề tranh chấp dựa trên việc đàm phán và các công cụ pháp lý, cũng như bày tỏ quan điểm ủng hộ bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông và kêu gọi các nước nghiêm túc tuân thủ.
Ông Gavin Williamson, Bộ trưởng Quốc phòng Anh, nói: “Chúng tôi tin rằng các quốc gia nên tuân thủ theo các luật lệ đã được thống nhất. Nhưng các luật lệ hiện bị một số nước phớt lờ và điều này làm ảnh hưởng tới hòa bình và thịnh vượng của các quốc gia khác”.
Trong bài phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã kêu gọi thiết lập một trật tự khu vực theo đúng luật pháp quốc tế và áp dụng công bằng cho tất cả các quốc gia. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne kêu gọi các nước cùng chung tay làm rõ, cũng như giải quyết các căng thẳng trên Biển Đông dựa vào luật pháp quốc tế.
Đối thoại Shangri-La là một diễn đàn uy tín về an ninh tại châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức thường niên tại Singapore từ năm 2002. Hội nghị năm 2018 diễn ra từ ngày 1/6 tới 3/6.
Theo Straits Times, tại Đối thoại Shangri-La lần này, Trung Quốc dường như đã rơi vào tình cảnh “gậy ông đập lưng ông” khi lớn tiếng đưa ra những tuyên bố sai trái về chủ quyền trên Biển Đông, để rồi nhận lại những chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.
Đức Hoàng
Theo Dantri
"Vùng cấm" trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis cho biết, vấn đề quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc sẽ không được đem lên bàn đàm phán tại hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều dự kiến vào ngày 12/6 tới.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis tại Đối thoại Shangri-La 2018. (Ảnh: AFP)
"Vấn đề này (quân đội Mỹ đồn trú ở Hàn Quốc) sẽ không đem ra đàm phán ở Singapore vào ngày 12/6 tới", AFP dẫn lời Bộ trưởng Mattis cho biết hôm nay 2/6 trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La diễn ra tại Singapore.
Bộ trưởng Mattis nhấn mạnh: "Vấn đề giảm dần hiện diện quân sự của Mỹ hay thậm chí rút hẳn lực lượng của Mỹ tại Hàn Quốc đều phụ thuộc vào yêu cầu và đề xuất của Hàn Quốc và các cuộc đàm phán Mỹ-Hàn hoàn toàn tách biệt với cuộc đàm phán sắp diễn ra giữa Mỹ với Triều Tiên".
Ông cho biết, Mỹ và Hàn Quốc có thể thảo luận vấn đề này trong tương lai nếu nhận thấy tiến triển đáng kể trong nỗ lực giảm những thách thức an ninh trong khu vực do chương trình vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Khi được hỏi liệu chính quyền của Tổng thống Donald Trump có tiếp tục chính sách "gây sức ép tối đa" hay để ngỏ phương án quân sự với Triều Tiên hay không, ông Mattis từ chối trả lời trực tiếp.
Mỹ hiện có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú ở Hàn Quốc. Tháng trước, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã bác bỏ thông tin nói rằng, quân đội Mỹ sẽ rút khỏi Hàn Quốc sau khi Seoul và Bình Nhưỡng ký hiệp ước hòa bình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 1/6 xác nhận, cuộc gặp thượng đỉnh của ông với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ vẫn diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore theo kế hoạch ban đầu. Ông tiết lộ, ông sẽ đưa vấn đề liên quan tới chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên lên bàn đàm phán và đề nghị Triều Tiên giải trừ hạt nhân "hoàn toàn, có thể xác minh và không thể đảo ngược".
Về phía Triều Tiên, giới chức nước này trước đó phát đi tín hiệu rằng, chỉ giải trừ hạt nhân nếu Mỹ chấp thuận rút quân khỏi Hàn Quốc.
Minh Phương
Theo Dantri
Đối thoại Shangri-La 2018: Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam xác định nền tảng hòa bình Ngày 2/6, phát biểu tại Đối thoại Shangri-La lần thứ 17 đang diễn ra tại Singapore, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch nhấn mạnh rằng độc lập, tự chủ và tăng cương hơp tac, tuân thu luât phap quôc tê la nên tang cua an ninh, hoa binh va phat triên. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Đại tướng Ngô...