Trung Quốc bắt hơn 1.100 nghi phạm rửa tiền bằng tiền ảo
Bộ Công an Trung Quốc thông báo bắt giữ hơn 1.100 người tình nghi dùng tiền ảo để thực hiện hành vi rửa tiền từ các vụ lừa đảo Internet và điện thoại.
Tiền ảo là một kênh ưa thích của những kẻ rửa tiền.
Vụ bắt giữ xảy ra giữa lúc Trung Quốc tăng cường các biện pháp siết chặt giao dịch tiền ảo. Tháng trước, ba tổ chức, bao gồm Hiệp hội Tài chính Internet Trung Quốc, Hiệp hội Ngân hàng Trung Quốc và Hiệp hội Thanh toán và Thanh toán bù trừ Trung Quốc, cấm các dịch vụ thanh toán và tài chính liên quan tới tiền ảo, trong khi Quốc vụ viện thề triệt phá hành vi giao dịch và đào tiền ảo.
Theo Bộ Công an Trung Quốc, chiều ngày 9/6, cảnh sát đã bắt được hơn 170 nhóm tội phạm liên quan đến việc sử dụng tiền ảo để rửa tiền. Chúng tính phí hoa hồng từ 1,5% đến 5% với khách hàng để chuyển đổi số tiền thu được bất hợp pháp thành tiền ảo thông qua các sàn giao dịch điện tử.
Hiệp hội Thanh toán và Bù trừ Trung Quốc cho biết số lượng tội phạm liên quan đến tiền ảo đang tăng lên. Do tiền ảo ẩn danh, thuận tiện và có tính chất toàn cầu, nó trở thành một kênh ngày càng quan trọng đối với hoạt động rửa tiền xuyên biên giới.
Video đang HOT
Tiền ảo là phương thức thanh toán phổ biến của đánh bạc phi pháp. Gần 13% website bài bạc hỗ trợ việc sử dụng tiền ảo. Công nghệ blockchain khiến nhà chức trách gặp nhiều khó khăn hơn khi truy vết luồng tiền này.
Bùng nổ tiền ảo ở Indonesia
Sức nóng của thị trường tiền mã hóa ở đất nước vạn đảo ngày một gia tăng, khi các sàn tiền số đang trong cuộc chạy đua vũ trang để mở rộng thị phần.
Luno, một sàn tiền số có trụ sở ở London với các văn phòng đặt ở Singapore và Malaysia đã bắt đầu tiến vào thị trường Indonesia. Nguồn tin từ Nikkei cho biết, startup này đã đàm phán với tập đoàn khổng lồ Lippo Group để thành lập liên doanh hoạt động tại Indonesia.
Cả hai sẽ đóng góp như nhau trong liên doanh, với số vốn ban đầu cho việc lập sàn là dưới 10 triệu USD. Trước mắt, một đội ngũ chiến lược đã được lập ra để xin giấy phép cho việc lập sàn tiền ảo ở Indonesia.
Trong khi đó, sàn tiền số đầu tiên được cấp phép ở Indonesia, Tokocrypto cũng đang lên kế hoạch trở thành công ty đại chúng trong vòng 2 - 3 năm tới.
"Chúng tôi cần lợi nhuận tích trữ trong ít nhất hai năm trước khi lên sàn chứng khoán, mặc dù công ty hiện đã có lời. Mục tiêu chính của Tokocrypto là phát triển xa hơn, mở rộng hoạt động hơn nữa tới nhiều vùng của Indonesia và trở thành sàn tiền ảo chính của đất nước", CEO Pang Xue Kai của công ty cho biết.
Tính đến nay Tokocrypto đã ghi nhận lợi nhuận thường niên 10 triệu USD, dựa trên mức phí giao dịch 0,1% trên sàn này.
"Dù vẫn còn quá sớm để nói về IPO, nhưng chúng tôi sẽ tham khảo chặt chẽ những gì Coinbase đã làm ở Mỹ. Hiện tại, chúng tôi đang theo dõi thị trường, mở rộng quy mô, xây dựng đội ngũ và sản phẩm", ông Pang Xue Kai cho biết thêm.
Giao dịch tiền ảo bùng nổ nhờ sự phổ biến của smartphone ở Indonesia.
Thành lập năm 2018, Tokocrypto được cơ quan quản lý của Bộ Thương mại Indonesia cấp phép hoạt động. Sàn này phát hành đồng tiền ảo riêng là Toko Token (TKO) vào tháng 4. Khoảng 200.000 người đã tham gia đợt phát hành tiền ảo lần đầu và giúp Tokocrypto thu về khoảng 7,5 triệu USD.
Tokocrypto cho biết, hiện công ty đang giữ số TKO trị giá khoảng 1 tỷ USD với 800.000 nhà đầu tư đang nắm giữ đồng tiền này. TKO cho phép người mua sử dụng vào các dịch vụ tài chính phi tập trung của Tokocrypto như gửi tiết kiệm, hoàn trả token và là xương sống của chợ tác phẩm nghệ thuật số NFT (non-fungible token).
Các dữ liệu từ chính phủ Indonesia chỉ ra nước này đang dần nổi lên là điểm nóng của thị trường tiền mã hóa. Năm 2020, giá trị giao dịch tiền ảo đã đạt 64.000 tỷ rupiah (4,44 tỷ USD). Trong hai tháng đầu năm nay, con số này là 6.000 tỷ rupiah (418 triệu USD).
Số lượng nhà đầu tư ở Indonesia ước đạt khoảng 4 triệu người và giới phân tích kỳ vọng sẽ còn gia tăng mạnh mẽ ở đất nước có 275 triệu dân này.
Số người nghe nói đến tiền ảo ở Indonesia đã tăng mạnh kể từ đầu năm nay, theo khảo sát người dùng của hai sàn tiền ảo Tokenomy và Indodax.
Trong một động thái khác, sàn Pintu có trụ sở ở Jakarta đã nhận được 6 triệu USD từ vòng gọi vốn gần nhất. Số tiền này sẽ được công ty xây dựng thương hiệu, tuyển người đứng đầu và phát triển các tính năng mới cho sàn.
Tuy nhiên, thách thức lớn nhất hiện nay với các sàn là sự thiếu hiểu biết của người dân về công nghệ blockchain.
Ở Indonesia, tiền ảo không được công nhận là phương tiện thanh toán, nhưng được coi là tài sản hoặc hàng hóa giao dịch trên thị trường tương lai. Nghĩa là, nhà đầu tư không thực sự sở hữu tiền ảo mà chỉ đoán sự lên xuống giá, dẫn đến sự chưa phổ biến của tiền ảo ở quốc gia Hồi giáo này.
"Tuy nhiên với việc tiền ảo được nói đến rất nhiều, không khó để chúng tôi thuyết phục các nhà đầu tư vào tiền ảo. Chúng tôi hiện đang có khoảng 120.000 nhà đầu tư hoạt động hàng tuần và đang tăng lên theo thời gian. Nó cho thấy sự chấp nhận tiền ảo đang tăng lên từng ngày đặc biệt là ở Indonesia", ông Pang Xue Kai kết luận.
'Thợ đào có trâu cày như nông dân có đất' Thương lái ở TP.HCM cho rằng các thợ đào tiền ảo hiện nay vẫn đang kiên quyết bám trụ với trâu cày tiền ảo như người nông dân bám đất, dù giá Bitcoin và Ethereum có lúc giảm sốc còn một nửa so với đỉnh thời gian qua. Thợ đào Việt vẫn giữ "trâu" Khi Bitcoin trải qua đợt giảm giá sốc nhất...