Trùng kỳ nghỉ Tết, xuất khẩu thủy sản tháng 2 giảm 19% so với cùng kỳ
Xuất khẩu thủy sản cả nước trong tháng 02/2021 giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, ước đạt 405 triệu USD.
Mức tăng trưởng âm này là do tháng 2 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời gian sản xuất, khai thác, chế biến ít hơn so với tháng 02 năm ngoái.
Xuất khẩu tôm trong tháng 2, ước đạt gần 160 triệu USD, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2020.
Với những tín hiệu tích cực từ mặt hàng cá tra, các loại cá biển (trừ cá ngừ), tôm chân trắng,…và xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật Bản, Úc, Mexico,…tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thuỷ Việt Nam tăng 23,4%, đạt 606 triệu USD.
Kết quả này đã bù vào tháng 02 và giúp luỹ kế đến hết tháng 02/2021, giá trị xuất khẩu thuỷ sản tăng 2,2%, đạt trên 1 tỷ USD.
Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam tiếp tục bị chi phối bởi xu hướng tiêu thụ của thị trường trong bối cảnh đại dịch vẫn diễn biến phức tạp.
Vì vậy, nhu cầu vẫn nghiêng về các sản phẩm thuỷ sản có giá vừa phải, dễ chiến, có thời hạn bảo quản lâu, phù hợp với chế biến và tiêu thụ tại nhà (tôm châm trắng cỡ nhỏ đong lạnh, tôm chân trắng chế biến, chả cá,…).
Video đang HOT
Trong khi đó, xuất khẩu các sản phẩm tôm nguyên con đông lạnh, nhất là tôm sú giảm do yếu tố giá cao và do sự kiểm soát chặt hàng thực phẩm đông lạnh nhập khẩu của thị trường Trung Quốc.
Ngoài ra, cước vận tải tăng cao cũng như kỳ nghỉ Tết cũng khiến nguồn nguyên liệu sụt giảm, nhất là các loại hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc và tôm biển,…khiến giá trị xuất khẩu giảm.
Chế biến tôm tại nhà máy Minh Phú (Ảnh: Lê Toàn).
Với cá tra, sau khi sụt giảm liên tục trong đầu năm ngoái thì năm nay đã có dấu hiệu tích cực.
Cụ thể, xuất khẩu trong tháng 01/2021 tăng 22% (đạt 123,5 triệu USD) và tháng 02/2021 giảm 17% (đạt 90 triệu USD) đưa luỹ kế 2 tháng lên 214 triệu USD, tăng 1,7% so với năm 2020.
Ngoài khách hàng Trung Quốc, các nhà nhập khẩu từ Colomhia cũng tăng mua cá tra nguyên con từ Việt Nam.
Trừ Trung Quốc và EU, xuất khẩu cá tra Việt Nam có chiều hướng phục hồi mạnh mẽ tại tất cả các thị trường.
Trong đó, tăng mạnh sang Mỹ tăng 51%, sang các nước CPTPP tăng 38% trong tháng 01/2021 và các thị trường như Brazil, Colombia, Anh, Nga tăng từ 37-129%.
Theo đà xuất khẩu trong 2 tháng vừa qua, VASEP dự báo kim ngạch xuất khẩu tháng tới sẽ đạt khoảng 640 triệu USD (tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2020).
Thêm vào đó, xuất sang Mỹ, EU và các nước CPTPP sẽ duy trì tín hiệu tích cực nhờ nhu cầu cao và dựa vào “đòn bẩy” từ các Hiệp định thương mại tự do.
Hải quan thực hiện Thông tư về thời điểm nộp C/O trong Hiệp định EVFTA
Tổng cục Hải quan đã có chỉ đạo cục hải quan các tỉnh, thành phố chủ động tập huấn triển khai Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong Hiệp định EVFTA, có hiệu lực từ 1/3/2021.
Cán bộ hải quan hướng dẫn DN hoàn thiện thủ tục XNK. Ảnh: Hải Anh
Để có cơ sở thực hiện Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (Hiệp định EVFTA), ngày 25/1/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 07/2021/TT-BTC quy định thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
Theo đó, Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 7 Thông tư số 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Đáng chú ý tại điểm b khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu tại thời điểm làm thủ tục hải quan để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, người khai hải quan phải khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ trên tờ khai hải quan nhập khẩu và được khai bổ sung, nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn không quá 2 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu và trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ sau thời hạn hiệu lực quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 vì lý do bất khả kháng hoặc các lý do hợp lệ khác nằm ngoài sự kiểm soát của nhà nhập khẩu hoặc các trường hợp xuất trình muộn khác, Bộ Tài chính (cụ thể là Tổng cục Hải quan) xem xét, quyết định việc áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA đối với các trường hợp cụ thể.
Đối với trường hợp xuất trình muộn khác, hàng hóa phải được nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Việc kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa để áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA thực hiện theo Thông tư 38/2018/TT-BTC quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, Thông tư 62/2020/TT-BTC về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 38/2018/TT-BTC và các văn bản hướng dẫn có liên quan.
Đối với các tờ khai hải quan của mặt hàng nhập khẩu đăng ký từ ngày 1/8/2020 đến trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, nếu đáp ứng đủ các quy định để được hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo quy định tại Hiệp định EVFTA, Nghị định 111/2020/NĐ-CP quy định Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định EVFTA giai đoạn 2020-2022.../.
Gần 700 doanh nghiệp Việt được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (TFDA) vừa có thông báo về việc cập nhật danh sách các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đạt chuẩn được phép xuất khẩu thủy sản vào Đài Loan... Chế biến thủy sản xuất khẩu: Ảnh: TTXVN. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep) thông tin Cơ...