Trung học cơ sở Thái Thịnh với hành trình “Áo ấm mùa đông”
Chuỗi hành trình thường niên ý nghĩa này đã đi qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang…Năm 2021 là năm thứ 9 với điểm dừng chân tỉnh Cao Bằng.
Chương trình “Áo ấm mùa đông” là một hoạt động thường niên của Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội được thực hiện từ năm 2013. Chương trình đã trao tặng áo ấm, chăn bông, các thiết bị học tập và nhu yếu phẩm cần thiết cho học sinh các trường thuộc khu vực vùng sâu, vùng xa.
Chuỗi hành trình ý nghĩa này đã đi qua các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng… Năm 2021 là năm thứ 9 chương trình được thực hiện với điểm dừng chân là tỉnh Cao Bằng.
Nhà giáo Nguyễn Cao Cường – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội đang trao tặng các thiết bị dạy học cho 3 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở Cải Viên – huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Nhà giáo Nguyễn Cao Cường – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội cho biết:
“Được sự giúp đỡ của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hà Quảng, chính quyền xã Cải Viên… nhà trường chúng tôi đã đem đến những món quà nhỏ, ý nghĩa nhân dịp Tết đến xuân về dành cho các em học sinh nghèo thuộc 3 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở Cải Viên – huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Sau khi khảo sát và kêu gọi, chỉ sau 3 ngày ban tổ chức đã nhận được 156.693.000 đồng (Một trăm năm mươi sáu triệu sáu trăm chín mươi ba nghìn đồng). Đặc biệt, gia đình Thầy Nguyễn Đức Thịnh, cố Hiệu trưởng nhà trường đã ủng hộ 50 triệu đồng”.
Ngày 15/01/2021, đoàn công tác do nhà giáo Nguyễn Cao Cường – Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cùng các thầy cô trong ban giám hiệu, đại diện giáo viên và cha mẹ học sinh nhà trường xuất phát từ rất sớm. Đoàn đã vượt gần 400 km để đến với 3 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở Cải Viên – huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
Năm học 2020 – 2021, cả 3 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở Cải Viên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, các em học sinh đến trường vẫn thiếu quần áo ấm, giầy tất… trong thời tiết giá rét của miền núi, đặc biệt đây là xã rất thiếu nước sạch, toàn bộ trông chờ vào nước mưa tự nhiên.
Thầy Cường cho biết: “Chúng tôi đã tiến hành may mới gần 400 chiếc áo ấm theo số đo của học sinh 3 trường, bên cạnh đó là công trình bể chứa nước sạch cho học sinh trường Mầm non, Tiểu học Cải Viên.
Các thiết bị dạy học như Tivi, máy chiếu… cũng đã được trao tặng trực tiếp tới các em học sinh và các nhà trường vào chiều 15/01/2021 tại Cải Viên, Hà Quảng, Cao Bằng”.
Video đang HOT
Các em học sinh 3 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở Cải Viên – huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong buổi nhận quà tặng. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Tại buổi lễ trao “Áo ấm mùa đông”, nhà giáo Nguyễn Cao Cường – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh đã thay mặt đoàn công tác gửi lời chúc sức khỏe tới toàn thể các thầy cô giáo và các em học sinh của 3 trường sang năm mới mạnh khỏe với nhiều niềm vui mới, mong các thầy cô giáo bền chí yêu nghề, vững vàng chèo lái “con thuyền tri thức” đưa các em đến bến bờ của sự trưởng thành, trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.
Ngay trong buổi lễ, khi nhận được những chiếc áo ấm, các em học sinh rất phấn khởi và vui mừng. Những chiếc áo ấm đã đến với các em đúng thời điểm thời tiết mùa đông khắc nghiệt nhất của năm và càng ý nghĩa hơn khi Tết cổ truyền âm lịch đang đến gần.
Đại diện Ban giám hiệu của 3 trường tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng cũng đã gửi lời cảm ơn chân tình đến Ban giám hiệu và các em học sinh Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội. Cảm ơn nhà trường đã quan tâm, đem Tết đến gần các em hơn.
Những món quà này không chỉ có ý nghĩa giúp các em có quần áo ấm đến trường, mà lớn hơn là tinh thần nhân văn. Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh đã truyền hơi ấm, tiếp sức cho các em có động lực và quyết tâm lớn để học tập, rèn luyện tốt để trở thành những con ngoan, trò giỏi vượt lên hoàn cảnh xứng đáng với tình cảm mà nhà trường đã dành cho các em.
Nhà giáo Nguyễn Cao Cường nói: “Xin được cảm ơn các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm, các thầy cô giáo trong tổ hưu nhà trường đã luôn đồng sức đồng lòng trong hoạt động giúp đỡ các trường khó khăn vùng cao thường niên của Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh.
Đặc biệt là gia đình của thầy cố Hiệu trưởng Nguyễn Đức Thịnh đã chung tay cùng đoàn chuyển tới các em học sinh những món quà thực sự cần thiết và ý nghĩa.
Một vài hình ảnh cảm động tại buổi trao quà:
Thầy Nguyễn Cao Cường – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cùng các thành viên đoàn công tác Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh trao quà cho các em học sinh 3 trường. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Cô giáo Đinh Thị Hồng Châm – Phó Bí thư Chi bộ, Phó hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh trao tặng quà cho các em học sinh tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Thầy giáo Nguyễn Cao Cường thay mặt gia đình thầy Nguyễn Đức Thịnh – Cố Hiệu trưởng nhà trường trao tặng công trình chứa nước sạch cho trường mầm non Cải Viên, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Các thầy cô, cán bộ, nhân viên và các bậc phụ huynh nhà trường cùng chung tay trao gửi những món quà yêu thương đến học sinh 3 trường tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Nhà giáo Nguyễn Cao Cường – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh đang trao tặng công trình chứa nước sạch cho trường mầm non Cải Viên, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Nhà giáo Nguyễn Cao Cường – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh và các em học sinh tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Nhà giáo Nguyễn Cao Cường – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thái Thịnh trao tặng một số bồn chứa nước sạch cho 2 trường mầm non và trung học cơ sở Cải Viên tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Các em học sinh 3 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở Cải Viên, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng trong buổi nhận quà trao tặng. Ảnh: Nhà trường cung cấp.
Wales: Giáo dục trực tuyến được cải thiện nhưng không nhất quán
Khi Covid-19 xuất hiện, Chính phủ xứ Wales đã nhanh chóng phân phát thiết bị học tập, quyền truy cập Internet cho học sinh và đào tạo giáo viên.
Học sinh học trực tuyến tại nhà.
Tuy nhiên việc giảng dạy giữa các trường, giữa các nhóm học sinh còn thiếu đồng nhất.
Cuối tháng 12, xứ Wales áp lệnh tái phong tỏa do lo ngại sự lây lan của biến thể nCoV. Các trường phổ thông được yêu cầu chuyển sang học trực tuyến ít nhất đến cuối tháng Giêng. Để bảo đảm việc học từ xa diễn ra theo kế hoạch, trước đó, Chính phủ xứ Wales đã phân phát máy tính xách tay, thiết bị WiFi cho các gia đình gặp khó khăn về học trực tuyến, đồng thời hướng dẫn và đào tạo giáo viên bắt kịp xu hướng giảng dạy mới.
Nick Langston, nghệ sĩ guitar chuyên nghiệp sống tại thị trấn Chepstow và vợ của anh, Lisa, đang giúp hai con nhỏ học tại nhà. Henry, con trai tám tuổi của Langston, được giao hoàn thành bài tập đọc viết và toán theo ngày và gửi lại cho giáo viên qua ứng dụng trực tuyến.
Nick cho biết: "Ban đầu, chúng tôi lo ngại sẽ phải dạy bọn trẻ sáu giờ một ngày, điều này sẽ là thách thức lớn. Nhưng trên thực tế, chúng tôi chỉ cần bảo đảm con duy trì học đọc, viết và toán. Lượng bài tập tiếp tục tăng nhưng chúng tôi có thể linh hoạt thời gian".
Rhian Lundigran, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Glan yr Afon và Bryn Hafod, Cardiff, đánh giá trong lần tái phong tỏa mới nhất, việc học tập từ xa được chuẩn bị dễ dàng hơn vì các trường đã lường trước việc phải đóng cửa trong vài tuần. Trường của Lundigran đã phân phát hơn 300 thiết bị, 200 USB WiFi, cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Các lớp học trực tuyến được tổ chức hàng ngày, học sinh có cơ hội tương tác và trò chuyện với giáo viên thường xuyên.
Đại diện Cơ quan thanh tra giáo dục Estyn nhận xét, việc giảng dạy trực tuyến trong đợt tái phong tỏa lần này đã được cải thiện so với đợt phong tỏa đầu tiên, diễn ra từ tháng 3. Giáo viên, trường học đã vượt qua thách thức do đại dịch gây ra và tìm cách đổi mới việc giảng dạy trực tuyến để thúc đẩy khả năng thích nghi, tính tự học của học sinh.
Meilyr Rowlands, Chánh Thanh tra giáo dục, cho biết: "Trường học đang có kế hoạch triển khai chương trình mở rộng như phát trực tiếp bài giảng, ghi âm nội dung bài giảng cho học sinh. Nhìn chung việc giảng dạy trực tuyến đã được chuẩn bị tốt hơn và ít thay đổi hơn so với đợt phong tỏa đầu tiên".
Việc chuẩn bị cho chương trình giáo dục trực tuyến tại các trường ở xứ Wales diễn ra tương đối thuận lợi, được cải thiện từ khi trường học đóng cửa vào tháng 3 phòng Covid-19. Tuy nhiên, đảng Bảo thủ xứ Wales đánh giá bức tranh chung vẫn "không đồng nhất".
Một số trường quy định giờ giảng dạy tối thiểu cho một buổi học trực tuyến nhưng không quy định thời gian này dùng như thế nào. Vì vậy, giáo viên chưa phát huy hết hiệu quả của việc giảng dạy trực tuyến. Trong khi nhiều trường khác không quy định giờ giảng tối thiểu mỗi ngày.
Dù không phải yêu cầu bắt buộc của chính phủ, cơ quan thanh tra giáo dục Estyn sẽ giám sát việc học từ xa tại các trường để đưa ra hướng dẫn hoặc hỗ trợ kịp thời. Nhìn chung, các trường được khuyến khích mô phỏng lại thời gian và nội dung giảng dạy truyền thống trước khi Covid-19 bùng phát.
Sophie Howe, Ủy viên của thế hệ tương lai, nhận xét Chính phủ xứ Wales phải hành động nhiều hơn nữa để bảo đảm tính nhất quán trong việc giảng dạy phổ thông.
Bà Howe cho biết: "Phụ huynh đang phải vật lộn với nhiều nền tảng khác nhau. Tôi đếm được khoảng sáu hay bảy ứng dụng mà bốn đứa con của tôi đang học. Một số trường đang cung cấp bài giảng online, số khác chỉ giao bài tập. Chúng ta cần có người lãnh đạo lĩnh vực giáo dục kỹ thuật số".
Eithne Hughes, Giám đốc của Hiệp hội Các nhà lãnh đạo trường học và đại học (ASCL) Cymru, đánh giá các trường đang làm việc tốt hơn so với khi Covid-19 mới xuất hiện. Tuy nhiên, việc có thể đào tạo từ xa thành công hay không không hoàn toàn nằm trong khả năng của các trường.
"Một số học sinh không có máy tính xách tay, máy tính bảng, hoặc phải chia sẻ thiết bị học tập với anh chị em, hoặc không thể truy cập Internet, không có không gian học yên tĩnh. Những điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới kết quả học từ xa của các em", bà Hughes cho biết.
Sáng nay TP.HCM lạnh 19 độ C, học sinh mặc áo ấm đến trường Sau nhiều ngày thời tiết mát mẻ, sáng nay TP.HCM trở lạnh, nhiều học sinh, bạn trẻ mặc áo ấm khi ra đường. Học sinh, phụ huynh mặc áo ấm khi ra đường vào sáng nay - DẠ THẢO Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ hôm 12.1, không khí lạnh vẫn tiếp tục di chuyển về...