Trung cấp Luật Tây Bắc: Bước đầu gây dựng uy tín trong khu vực
Chiều 7/1, Trường Trung cấp Luật Tây Bắc (TC Luật Tây Bắc) đã tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai công tác năm 2021. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh đã dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Phát biểu khai mạc, đồng chí Lò Châu Thỏa cho biết năm 2020, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Tư pháp; sự phối hợp của các Vụ, Cục của Bộ Tư pháp; cùng với tinh thần nỗ lực trong công tác của toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, Trường TC Luật Tây Bắc đã tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đề ra; tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt công tác, đặc biệt là chất lượng đào tạo tiếp tục được nâng lên; góp phần trong việc đào tạo trình độ Trung cấp Luật, liên kết đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho công chức, viên chức ngành Tư pháp khu vực Tây Bắc và nghiên cứu khoa học pháp lý.
“Năm 2021 đối với Trường TC Luật Tây Bắc là một năm rất quan trọng trong việc sắp xếp, tổ chức lại Trường TC Luật Tây Bắc để chuyển giao về UBND tỉnh Sơn La đồng thời Nhà trường cũng tiếp tục thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của Trường trong bối cảnh rất nhiều khó khăn, thách thức.
Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra, Nhà trường mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tư pháp, sự phối hợp của các đơn vị có liên quan để Nhà trường hoàn thành được nhiệm vụ của mình”, Hiệu trưởng Lò Châu Thỏa nói.
Điểm cầu Trung cấp Luật Tây Bắc
Theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2020 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2021 của Trường TC Luật Tây Bắc, năm 2020 Lãnh đạo Nhà trường đã phát huy cao tinh thần trách nhiệm trong việc tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chính trị của đơn vị, bám sát và nhanh chóng cụ thể hóa chương trình hành động của ngành Tư pháp bằng các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, sát với tình hình, đặc thù của Nhà trường và địa phương; duy trì, phát huy sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể.
Công tác năm 2020 của Trường TC Luật Tây Băc được triển khai bám sát Kế hoạch công tác năm đã được Lãnh đạo Bộ Tư pháp phê duyệt và đã có những kết quả tương đối toàn diện, đảm bảo chất lượng, thời gian theo đúng kế hoạch được phê duyệt. Tập thể công chức, viên chức, người lao động đã phát huy tinh thần đoàn kết, vượt khó, sáng tạo để tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được, khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
Công tác đào tạo được đảm bảo đúng chương trình, đánh giá đúng chất lượng đào tạo. Công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên được đặc biệt chú trọng. Công tác bồi dưỡng cán bộ công chức tư pháp hộ tịch tiếp tục được triển khai thực hiện. Thông qua hoạt động đào tạo, bước đầu đã gây dựng uy tín cho Nhà trường trong khu vực Tây Bắc.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh ghi nhận và biểu dương những sự nỗ lực, cố gắng với những kết quả mà Nhà trường đã đạt được trong năm 2020 vừa qua. Để đảm bảo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được kịp thời, đồng bộ với chất lượng cao nhất, Thứ trưởng đề nghị Trường cần tiếp tục nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh, học viên.
Tăng cường cử giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm. Rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo. Xây dựng, hoàn thiện giáo án, giáo trình giảng dạy phù hợp với định hướng giáo dục nghề nghiệp.
Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Tập trung thực hiện công tác tuyển sinh trung cấp Luật đảm bảo chỉ tiêu đặt ra trong năm 2021. Đa dạng các hình thức, phương pháp tuyển sinh. Quan tâm kết nối, hỗ trợ cho các đối tượng là người dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, các đối tượng chính sách xã hội, học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La và khu vực Tây Bắc. Hưởng ứng, tổ chức cho giáo viên, học sinh tham gia các cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Xây dựng sáng kiến kinh nghiệm, giải pháp hữu ích nâng cao chất lượng dạy và học.
Thứ trưởng tin tưởng trong năm 2021, Nhà trường sẽ tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp, những kết quả đã đạt được, kịp thời khắc phục những khó khăn, vướng mắc, bất cập để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao bám sát các nhiệm vụ được giao, đào tạo nhiều hơn nữa nguồn nhân lực pháp luật có chất lượng cho khu vực Tây Bắc và cả Ngành Tư pháp./.
Tân sinh viên ngành Luật cần làm gì để vượt qua 4 năm đại học?
Ngày 19 đến ngày 22/10 Trường ĐH Luật Hà Nội tổ chức nhập học cho tân sinh viên khóa mới. Đánh giá về kết quả tuyển sinh năm nay, TS. Lê Đình Nghị - Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết Đại học Luật Hà Nội vẫn thuộc top đầu tuyển sinh.
Mùa tuyển sinh năm nay, Trường ĐH Luật Hà Nội tuyển gần 2500 chỉ tiêu cho bốn ngành học. Đánh giá về chất lượng đầu vào, TS Nghị nói: "Chất lượng đầu vào của sinh viên khoá mới - sinh viên khoa 45 chúng tôi cảm thấy rất ưng ý. Nhìn chung, điểm đầu vào cũng tương đối".
TS. Lê Đình Nghị - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội.
"Nếu so sánh với các trường đào tạo Luật, tôi thấy Đại học Luật Hà Nội vẫn thuộc top đầu tuyển sinh. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có sự so sánh đối chiếu với quá trình 3 năm các em học THPT cho thấy kết quả đó cũng phản ánh đúng chất lượng học của các em tại THPT. Đa phần là các em có học lực khá trở lên mới có thể vào trường", TS. Nghị nói thêm.
Tân sinh viên nhập học.
Đồng thời, TS Nghị cũng nhắc nhở các em tân sinh viên, sau khi trúng tuyển các em không được ngủ quên trên chiến thắng. Ngay từ năm đầu tiên các em sẽ phải tích luỹ kiến thức. Tại vì học khoa học pháp lý có nhiều cái rất vất vả, các em phải cố gắng hết sức.
"Không chỉ sinh viên Trường ĐH Luật Hà Nội mà với bất kỳ cơ sở giáo dục nào khác, yếu tố tự học rất quan trọng. Các em cần xây dựng lộ trình cụ thể chi tiết trong 4 năm và trong từng năm 1 học. Thêm vào đó các em cần có phương pháp học hợp lí như vậy mới giành được kết quả cao", TS Nghi nhắc nhở.
Hình ảnh chào đón tân sinh viên nhập học của các sinh viên khóa trước.
Bên cạnh đó, để hỗ trợ tối đa cho tân sinh viên, Trường ĐH Luật Hà Nội nhiều năm nay đã thành lập đội ngũ đội cố vấn học tập nhằm giúp đỡ tân sinh viên làm quen với môi trường học mới, phương pháp tự học, tự nghiên cứu để có kết quả tốt nhất.
Một trong những lưu ý mà tân sinh viên cũng cần biết, hằng năm Trường ĐH Luật Hà Nội mỗi năm có khoảng 2% sinh viên năm nhất bị loại khỏi trường vì không theo được chương trình học hay không đáp ứng được yêu cầu chất lượng của nhà trường.
TS. Nghị nói: "Tuyển sinh giống như một hình chóp, đầu vào thì nhiều nhưng đầu ra không như vậy, nhiều em bị rơi rụng trong quá trình học. Tỉ lệ bình thường như các khoá trước đây, hết năm nhất sẽ có khoảng 50 em trong 1 khoá (chiếm khoảng hơn 2%) phải dùng lại".
Video TS. Lê Đình Nghị - Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội tiết lộ đề án tuyển sinh năm 2021:
Đánh thức khát vọng năm 2020 'đổ bộ' ĐH Bách khoa TP.HCM Chuỗi chương trình "Đánh thức khát vọng" năm 2020 vừa đến trường ĐH Bách Khoa TP.HCM, thu hút hơn 1.000 sinh viên tham gia. Giảng đường trường ĐH Bách Khoa TP.HCM kín ghế Đây là điểm dừng thứ 6 trong chuỗi chương trình "Đánh thức khát vọng" năm 2020 do MobiFone tổ chức, dự kiến trong năm nay sẽ thực hiện tại 30...