Trùm buôn lậu “Tỷ đường” và đồng phạm lĩnh án
Sáng 11.7, Hội đồng xét xử TAND tỉnh An Giang tuyên án vụ án buôn lậu lớn nhất miền Tây đối với trùm buôn lậu “Tỷ đường” và đồng bọn sau một tuần tạm hoãn để thực hiện Bộ luật Hình sự 2015 với nhiều điều khoản có lợi cho bị cáo.
Như Dân Trí đã đưa tin, từ ngày 28.6 TAND tỉnh An Giang đã tổ chức phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án hình sự buôn lậu đường cát với quy mô lớn nhất miền Tây do Vi Ngươn Thạnh (52 tuổi) cầm đầu. Các đồng phạm cùng hầu tòa theo Vi Ngươn Thạnh gồm: Huỳnh Hữu Tân (42 tuổi), Trần Thị Thu Hồng (42 tuổi), Dương Quang Thố (39 tuổi), Lê Tòng Quang (25 tuổi), Trần Thị Hoa Phượng 29 tuổi, Huỳnh Trung Hòa (44 tuổi) và Nguyễn Văn Tùng (26 tuổi), cùng ngụ tỉnh An Giang bị truy tố về tội Buôn lậu.
Bị cáo Vi Ngươn Thạnh, tức “Tỷ đường” lãnh 10 năm tù.
Trước đó, trong phần tranh tụng và bào chữa luật sư cho rằng, các bị cáo đồng phạm với Vi Ngươn Thạnh đều là người làm thuê, làm công kiếm sống, họ không biết rõ hoạt động buôn lậu của Thạnh. Mặt khác, dù lùi ngày thi hành Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự nhưng theo Nghị quyết 144/2016/QH thì kể từ ngày 1.7.2016, Quốc hội vẫn cho thực hiện các quy định có lợi cho người phạm tội. Các luật sư kiến nghị tòa xem xét vận dụng tinh thần Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết 144/2016/QH13 để giảm nhẹ mức hình phạt cho các bị cáo.
Video đang HOT
Kết thúc phiên tòa, xét tính chất và tình tiết liên quan đến vụ án, nhận định hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, theo Điều 153 Bộ luật Hình sự, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Vi Ngươn Thạnh mức án 10 năm tù giam, Huỳnh Hữu Tân, Trần Thị Thu Hồng, mỗi bị cáo 5 năm tù giam; Lê Tòng Quang 4 năm tù giam, Trần Thị Hoa Phượng, Dương Quang Thố, Huỳnh Trung Hòa mỗi bị cáo 3 năm tù giam; Nguyễn Văn Tùng 2 năm tù giam, đồng thời buộc các bị cáo giao nộp toàn bộ số tiền thu lợi bất chính.
Theo Bảo Phong (Dân Trí)
Thuốc lá, rượu ngoại, gia súc, gia cầm được buôn lậu nhiều nhất
Các mặt hàng rượu ngoại, thuốc lá điếu và đường cát, gia súc, gia cầm... được các đối tượng buôn lậu sử dụng các phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Một số đối tượng sử dụng hệ thống hầm thủy lực, khóa điện tử để đối phó với cơ quan chức năng.
Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường, 6 tháng qua, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra hơn 87.000 vụ, phát hiện xử lý hơn 54.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước gần 333 tỷ đồng.
Chi cục Quản lý thị trường cũng đánh giá, hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp.
Một số mặt hàng vi phạm bị bắt giữ có số lượng lớn trong 6 tháng đầu năm gồm 752.620 bao thuốc lá ngoại; 71.690 chai bia; 19.714 chai rượu; 64.222 chai nước giải khát; trên 194 tấn và 24.473 chai phân bón; trên 604.000 sản phẩm mỹ phẩm; 124.850 đồ chơi trẻ em; trên 955.519 mét vải, quần áo các loại; 273.668 sản phẩm đồ điện tử; 320 tấn đường; 89,3 tấn gia súc, phụ phẩm gia súc; gần 36 tấn và 18.000 con gia cầm các loại.
Phát hiện xử lý hơn 54.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước gần 333 tỷ đồng.
Trong đó, các mặt hàng như: rượu ngoại, thuốc lá điếu và đường cát, sản phẩm tươi sống như gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm... được các đối tượng sử dụng các phương thức, thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi.
Hàng hóa được cất giấu ngụy trang rất khó phát hiện. Một số đối tượng sử dụng hệ thống hầm thủy lực, khóa điện tử để đối phó với cơ quan chức năng.
Dự báo 6 tháng cuối năm 2016, tình hình kinh tế - xã hội trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức; nạn buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và vi phạm an toàn thực phẩm tiếp tục diễn biến phức tạp, gây tác hại nhiều mặt tới sản xuất và đời sống của nhân dân.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, tháng 9 tới đây, pháp lệnh Quản lý thị trường vừa được Quốc hội thông qua sẽ chính thức có hiệu lực. Theo đó, vị trí, chức năng, tổ chức; hoạt động kiểm tra, thanh tra chuyên ngành của lực lượng Quản lý thị trường sẽ được quy định rõ, từ đó sẽ tháo gỡ khó khăn và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thị trường:
Đặc biệt, các địa bàn trọng điểm như: Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Trị, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, An Giang... cũng được chi cục quản lý thị trường yêu cầu tăng cường công tác phối hợp, kiểm tra, kiểm soát thường xuyên hơn, nhất là tại các khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới, các chợ đầu mối, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển...
Theo Danviet
Ba chị em Việt kiều vận chuyển hàng lậu trị giá hàng tỉ đồng về nước Sinh sống tại Nhật Bản đã lâu, ba chị em Việt kiều này đều bay về Việt Nam trung bình 2-3 lần/tháng để vận chuyển lậu các loại thực phẩm chức năng nhằm trục lợi. ảnh minh họa Ngày 6-7, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm buôn lậu, Bộ Công an (C74) cho biết vừa phối hợp với Chi cục Hải quan...