Trùm băng nhóm mạnh nhất Haiti kêu gọi đảo chính
Cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng nhất hiện nay tại châu Mỹ đang chuyển sang bước ngoặt mới sau khi trùm băng nhóm mạnh nhất Haiti xuống đường kêu gọi nổi dậy lật đổ thủ tướng bằng vũ trang.
Thủ lĩnh băng nhóm Jimmy Chérizier (giữa) dẫn đầu cuộc biểu tình phản đối Thủ tướng Ariel Henry hôm 19.9. Ảnh REUTERS
Hôm 21.9, ông Jimmy Chérizier, từng làm cảnh sát trước khi trở thành thủ lĩnh băng nhóm xã hội đen, đã dẫn đầu cuộc tuần hành ở thủ đô Port-au-Prince kêu gọi đảo chính.
“Chúng tôi đang bước vào cuộc chiến lật đổ chính quyền Ariel Henry”, báo The Guardian hôm 22.9 dẫn lời trùm Chérizier đề cập Thủ tướng Haiti. Ông Henry đã nắm quyền sau khi ông Jovenel Mose, Tổng thống Haiti bị ám sát chết năm 2021.
“Chúng tôi sẽ chiến đấu với vũ khí”, theo trùm Chérizier.
Video đang HOT
Haiti đã trượt sâu vào vòng xoáy khủng hoảng sau khi ông Mose bị sát hại tại tư gia ở Port-au-Prince. Kể từ đó, các băng nhóm vũ trang kiểm soát đến 90% thủ đô Haiti. Những vụ giết người, bắt cóc, bạo lực tình dục bùng nổ, biến đa số thành phố thủ đô trở thành “vùng cấm”.
Hàng triệu người chật vật tìm kiếm bữa ăn mỗi ngày, một phần do các băng nhóm thành lập các chốt chặn gây gián đoạn nguồn cung lương thực ở Port-au-Prince.
Việc chính phủ thất bại trong việc ngăn chặn khủng hoảng đã mở màn cho phong trào “Bwa Kale”, theo đó người dân nổi dậy chống lại các băng nhóm bằng rìu, đá và súng ống.
Kể từ tháng 10 năm ngoái, cả chính quyền Thủ tướng Henry và các nhà lãnh đạo nước ngoài kêu gọi một sự can thiệp từ bên ngoài nhằm hỗ trợ lực lượng cảnh sát Haiti duy trì trật tự trị an trong nước.
Sau thời gian bị trì hoãn, khả năng trên đang tiến gần thêm một bước khi Tổng thống Kenya William Ruto tuyên bố nước này sẽ dẫn đầu sứ mệnh an ninh do Liên Hiệp Quốc ủng hộ tại Haiti.
“Chúng tôi cam kết sẽ đưa một nhóm chuyên môn đến đánh giá tổng quan tình hình và xây dựng các chiến lược khả thi dẫn đến các giải pháp về dài hạn”, ông Ruto nói trong cuộc gặp với Thủ tướng Henry hôm 21.9.
Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ Mỹ có thể đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bật đèn xanh cho sứ mệnh can thiệp Haiti sớm nhất là vào tuần tới.
LHQ kêu gọi thành lập lực lượng quốc tế đặc biệt để "dẹp loạn" tại Haiti
Người đứng đầu Liên Hợp Quốc (LHQ) kêu gọi cộng đồng quốc tế triển khai một lực lượng đa quốc gia bao gồm "cảnh sát và các đơn vị hỗ trợ quân sự" tới Haiti để "dẹp" các băng nhóm tội phạm và khôi phục an ninh cho quốc gia nghèo nhất vùng Caribe này.
Tổng thư ký LHQ António Guterres kêu gọi thành lập lực lượng quốc tế nhằm ổn định tình hình tại Haiti. Ảnh AP.
AP đưa tin, Tổng thư ký LHQ António Guterres ngày 15/8 đã gửi một lá thư tới Hội đồng Bảo an LHQ, trong đó nhấn mạnh rằng: "Việc giải quyết tình hình an ninh ở Haiti đòi hỏi một loạt các biện pháp cưỡng chế, bao gồm cả việc sử dụng vũ lực trong các chiến dịch có mục tiêu của cảnh sát nhằm chống lại các băng nhóm có vũ trang".
Bức thư dài 12 trang là phản hồi đối với nghị quyết của Hội đồng Bảo an được thông qua vào ngày 14/7, trong đó yêu cầu ông Guterres đưa ra "đầy đủ các lựa chọn" trong vòng 30 ngày để giúp chống lại các băng nhóm vũ trang ở Haiti, bao gồm cả một lực lượng đa quốc gia không thuộc LHQ.
Ông Guterres hoan nghênh việc Kenya đề nghị lãnh đạo một lực lượng quốc tế cũng như các cam kết hỗ trợ mới từ Bahamas và Jamaica, và thông báo của Antigua và Barbuda rằng họ đang xem xét đóng góp cho lực lượng này. Ông kêu gọi các quốc gia khác, đặc biệt là từ châu Mỹ, đóng góp và "xây dựng động lực mới này".
Các băng đảng đã áp đảo cảnh sát Haiti. Các chuyên gia ước tính rằng băng đảng hiện kiểm soát khoảng 80% thủ đô Port-au-Prince. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, chỉ có khoảng 10.000 cảnh sát ở đất nước hơn 11 triệu dân này, và hơn 30 người đã thiệt mạng từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay.
Ông Guterres cho biết các băng đảng đã bao vây thủ đô, cắt đứt các con đường tiếp cận từ 3 hướng, và bạo lực đang lan rộng đến vùng Artibonite ở miền trung Haiti cũng như các khu vực khác, cản trở việc vận chuyển hàng hóa và viện trợ.
Ông trích dẫn các báo cáo về các băng nhóm bắn người dân ở khu vựccông cộng và thậm chí là nhà riêng, thiêu sống người trên các phương tiện giao thông công cộng, cắt xẻo và hành quyết những kẻ chống đối, chiêu mộ trẻ em, bạo lực tình dục và hãm hiếp phụ nữ và trẻ em gái.
Tổng thư ký LHQ cảnh báo: "Các băng đảng đã trở nên có tổ chức, liên kết và có tính tự trị hơn trong nỗ lực đối đầu với chính quyền nhà nước, làm suy yếu các thể chế nhà nước và củng cố quyền kiểm soát đối với người dân". "Chúng nhắm mục tiêu vào các đồn cảnh sát, tòa án, nhà tù, trường học, bệnh viện và các cơ sở chiến lược như cảng và các tuyến đường chính".
Thủ tướng Haiti Ariel Henry đã gửi một lời kêu gọi khẩn cấp vào tháng 10/2022 về việc "triển khai ngay lập tức một lực lượng vũ trang chuyên trách" để ngăn chặn các băng đảng. Tuy nhiên, không có quốc gia nào đứng ra lãnh đạo một lực lượng như vậy cho đến khi Kenya đưa ra đề nghị vào cuối tháng 7/2023
WFP cắt giảm viện trợ cho Haiti do thiếu kinh phí Ngày 17/7, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo cắt giảm viện trợ khẩn cấp dành cho Haiti vì thiếu kinh phí hỗ trợ. Theo đó, khoảng 100.000 người Haiti sẽ không được viện trợ lương thực trong tháng 7 này. Giám đốc WFP khu vực Caribe, ông Jean-Martin Bauer, nhấn mạnh đây là một quyết định "đau lòng". Phân phát...