Trực quan tiết học Vật lý theo phương pháp STEM
Sự chuẩn bị chu đáo của giáo viên bộ môn (GVBM) và đặc biệt là sự hào hứng của các nhóm HS đã trở thành chất xúc tác làm nên thành công của bài học.
Học sinh thuyết trình. Ảnh: TG
Bài học số 36 với nội dung “Sự giãn nở vì nhiệt của vật rắn” do cô Huỳnh Thị Mỹ Linh – GVBM Vật lý thực hiện tại lớp 10A5 Trường THPT Lê Thánh Tôn, Q.7, TPHCM bằng tiến trình dạy học theo phương pháp STEM.
Thách thức cho các nhóm
Sau vài phút GVBM giới thiệu ngắn gọn về mục tiêu bài học, tập trung vào 2 vấn đề: Nội dung lý thuyết và thực hành, ứng dụng Sự nở vì nhiệt của vật rắn nhằm định hướng chương trình, không gian lớp học liền thay đổi hoàn toàn khi hoạt động 2 do HS đứng ra thực hiện.
Nếu trước đây phần giới thiệu bài học vẫn do GVBM đảm nhận, đôi khi gây sự lặp lại nhàm chán với người học thì ở đây bằng giọng nói truyền cảm và cách xướng ngôn linh hoạt, 2 học sinh trong vai MC trong lớp trình bày đã mang lại sự gần gũi và thích thú cho người nghe. Bài học thật sự hấp dẫn khi file trình chiếu các công trình nổi tiếng trên thế giới đang chịu ảnh hưởng dưới sự biến đổi nhiệt độ trong đó có Việt Nam. Nhưng tất cả đây cũng chỉ là màn mở đầu cho nội dung chính vì phần trình bày thí nghiệm mới là cốt lõi của phần biểu diễn bài học.
Điều bất ngờ tiếp theo là ở phần trình bày thí nghiệm, GVBM chỉ là người đứng ngoài quan sát và sửa sai kịp lúc, HS được vào vai các thí nghiệm viên thực hiện các thao tác đúng như bài học. Đây chính là thử thách khó khăn nhất đối với các nhóm nhưng cũng chính là phần hấp dẫn nhất của bài học. Trong lúc các nhóm khác ngồi dưới lớp để diện kiến thì một số em được phân công đã xắn tay áo vào vai những kỹ thuật viên để thực thành như trong phòng thí nghiệm. Hỗ trợ cho phần thực hành là những kiến thức lý thuyết được trình chiếu qua file như để minh họa, bổ trợ và cả dẫn đường cho các thí nghiệm.
Nếu phần thí nghiệm có tính chất minh họa làm sáng tỏ tri thức bài học thì phần kết luận lại đóng vai trò quan trọng nâng cấp phần minh họa lên thành kiến thức cần nắm để hướng đến công thức bài học dãn nở dài và dãn nở khối, lợi và hại của dãn nở vì nhiệt. Qua thí nghiệm, nhóm 1 đã đưa ra minh chứng về sự nở dài, sự nở khối và quan trọng hơn là
Video đang HOT
tính ứng dụng của chúng trong đời sống con người. Đây chính là sự thăng hoa rực rỡ nhất của tiết học đi theo phương pháp dạy học STEM với vai trò HS là người làm chủ. Kiến thức thực tế về sự dãn nở tại các khớp nối của vật liệu giúp các em biết lợi dụng đặc điểm của sự dãn nở làm ra các ứng dụng có ích.
Sản phẩm bài học được trưng bày. Ảnh: TG
Sản phẩm nhiều ý nghĩa
Cũng như các chuyên đề cụm khác, trước khi vào dự tiết học, quan khách đã được đi một vòng để thăm thú các mô hình do các nhóm và cá nhân HS thiết kế phục vụ bài học với tên gọi là Hội thi sản phẩm STEM. Qua các sản phẩm một lần nữa ứng dụng bài học lại được phát huy vai trò để trở thành “nhân chứng sống” tăng thêm giá trị ý nghĩa bài học. Các sản phẩm được trình làng với nhiều hình thức phong phú như bàn triển lãm, trình chiếu latop, thuyết trình riêng theo từng nhóm. Người ngoài cuộc biết thêm về kiến thức người trong cuộc lại hiểu sâu hơn về kiến thức bài học STEM.
Một hoạt động cuối cùng cũng khác lạ so với những nơi khác chính là định giá sản phẩm. Đây là những giây phút mà công sức của HS được tôn vinh, năng lực các em được khẳng định. Phần bán đấu giá có ý nghĩa giáo dục và nhân bản khi toàn bộ số tiền thu được sẽ góp vào quỹ hỗ trợ HS nghèo vượt khó trong trường. Trước đó, việc chấm điểm sản phẩm dựa theo các tiêu chí kiến thức khoa học, tính thực tiễn, mức độ khả thi, tính nhân rộng và cả mức độ hoàn thiện về chất lượng và hình thức. Cuối cùng 3 sản phẩm được vinh danh trong tiếng vỗ tay hưởng ứng của mọi người.
Kết quả thu về được GVBM đánh giá qua phiếu học tập và chấm điểm của từng thành viên. Những nhận xét các nhóm trình bày được đưa ra khách quan và từng câu trả lời do GVBM đưa ra đánh giá sản phẩm chính là “bộ lọc” tốt nhất để đánh giá công bằng sản phẩm và các thí nghiệm. Không chỉ vào vai thí sinh, qua phiếu đánh giá này học sinh lại thử sức mình ở vai trò ban giám khảo công tâm, chính xác và khoa học. Đó là sự trưởng thành không hề nhỏ mà tiết dạy học theo phương pháp STEM mang lại. Không chỉ tự giác mà các em còn vui vẻ hấp thu kiến thức, kích thích “ngòi nổ” ham tìm tòi.
Qua hoạt động nhóm, từng học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau, biết tôn trọng ý kiến và thành quả của bạn bè. GVBM cũng đánh giá cao các kỹ năng về trình bày ý kiến, chú ý lắng nghe, phân công việc, thưởng thức âm nhạc mà HS đã hình thành do bài học tích hợp nên. Dù trải qua nhiều thách thức nhưng các nhóm HS thật sự nhẹ lòng khi tiết học trôi qua vì đã đọng lại trong lòng không chỉ là tri thức mà còn là những kỷ niệm đẹp về một tiết học sáng tạo, chủ động.
Thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ trong ngành giáo dục
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ và Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện chương trình phối hợp công tác giữa KHCN và Bộ GD&ĐT.
Sau 3 năm triển khai, hai Bộ đã phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, đề xuất và xây dựng cơ chế, chính sách phục vụ phát triển ngành GD&ĐT và KH&CN.
Tiêu biểu là việc xây dựng thành công Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH và nghị định hướng dẫn chi tiết một số điều; Luật Giáo dục năm 2019; Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW. Hiện nay, Bộ KH&CN đang góp ý cho Bộ GD&ĐT trong việc xây dựng dự thảo Nghị định về hoạt động KH&CN trong cơ sở giáo dục ĐH; chính sách đầu tư phát triển nhóm nghiên cứu mạnh trong cơ sở giáo dục ĐH và chính sách nghiên cứu khoa học dành cho giảng viên trẻ.
Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Bộ KH&CN triển khai Chương trình Khoa học giáo dục cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020 với 49 nhiệm vụ, trong đó có 34 nhiệm vụ tập trung vào giải quyết các vấn đề phục vụ công tác quản lý, xây dựng chính sách đổi mới GD&ĐT.
Kết quả thực hiện chương trình đã tác động trực tiếp làm thay đổi quan điểm phát triển GD&ĐT trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, thay đổi phương thức dạy - học gắn với nghiên cứu - tự nghiên cứu.
Công tác nghiên cứu khoa học trong giáo dục nói chung, giáo dục ĐH nói riêng thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét. Ảnh: T.F
Hai Bộ cũng đã phối hợp triển khai Chương trình trọng điểm quốc gia về Toán giai đoạn 2010-2020, góp phần nâng cao vị thế của Toán học Việt Nam trên trường quốc tế; Chương trình phát triển vật lý; Chương trình thúc đẩy công bố quốc tế và đào tạo tiến sĩ, góp phần cải thiện mạnh mẽ thứ hạng ĐH Việt Nam trong khu vực và thế giới; triển khai Quyết định số 844/QĐ-TTg và 1665/QĐ-TTg thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp của sinh viên trong các cơ sở giáo dục ĐH.
Đánh giá cao kết quả thực hiện chương trình phối hợp giữa Bộ KH&CN và Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, công tác nghiên cứu khoa học trong giáo dục nói chung, giáo dục ĐH nói riêng thời gian qua có nhiều chuyển biến rõ nét. Tiêu biểu là sự xuất hiện ngày càng dày dặn hơn của các cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam trong các bảng xếp hạng uy tín của khu vực và thế giới.
Theo báo cáo của Vụ KH,CN&MT, Bộ GD&ĐT hiện đang quản lý trực tiếp hoạt động KH&CN của 43 ĐH, trường ĐH, học viện và trường cao đẳng sư phạm, viện nghiên cứu.
Số lượng tiến sĩ trong các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT hiện chiếm 38% tổng số tiến sĩ trong 235 cơ sở giáo dục ĐH cả nước hiện nay.
Tuy số lượng cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GDĐT chỉ chiếm 18,2% số lượng cơ sở giáo dục ĐH trong cả nước, nhưng lực lượng cán bộ KH&CN lại chiếm đến 33% và có chất lượng tốt, đóng góp quan trọng vào kết quả hoạt động KHCN chung của cả nước.
7 năm giải thưởng Tạ Quang Bửu (2014-2020) đã trao 20 giải: có 12/20 giải thuộc cơ sở giáo dục ĐH, trong đó cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT có 4/12 giải.
Công bố ISI năm 2019: Cả nước có 7.705 bài, trong đó toàn hệ thống giáo dục ĐH có 6.549 bài (85%), các cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT có 2.412 bài (36,8%).
Công bố Scopus tính đến 1-2-2020: Trong top 49 cơ sở giáo dục ĐH Việt Nam năng suất cao nhất (trích dẫn nhiều nhất), có 25 cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ; top 10 cơ sở giáo dục ĐH, có 5 cơ sở giáo dục ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT.
Trong 8 nhóm nhiệm vụ phối hợp giữa hai Bộ, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia "Nghiên cứu phát triển khoa học giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam" được phê duyệt thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ mong muốn trong thời gian tới, công tác phối hợp giữa 2 Bộ sẽ đi vào chiều sâu, tập trung một số nội dung ưu tiên để tạo chuyến biến rõ nét.
Trong đó có việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động dạy và học, thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục; hoàn thiện Nghị định về hoạt động KHCN trong cơ sở giáo dục ĐH - "mở khóa" về cơ chế cho nghiên cứu khoa học trong trường ĐH.
Đồng thời, tập trung rà soát các kết quả hoạt động để có hình thức ghi nhận, tôn vinh xứng đáng các nhà khoa học có đóng góp, cống hiến tích cực.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đồng thời đánh giá cao sự phối hợp hiệu quả giữa Bộ GD&ĐT và Bộ KH&CN thời gian vừa qua. Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cho rằng, từ những kết quả đạt được, hoạt động phối hợp cần đi vào chiều sâu, thực chất và thường xuyên hơn nữa. Trong đó cần tăng cường vai trò của đơn vị đầu mối trong công tác phối hợp giữa hai Bộ.
Thêm một trường chuyên công bố tỉ lệ chọi cao 1:7,9 Năm nay, số lượng hồ sơ đăng kí dự thi vào 10 trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên tăng. Trong đó lớp chuyên Hoá có tỉ lệ chọi cao nhất là 1:7,9. Số lượng hồ sơ vào trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên tăng. Ảnh: Hải Nguyễn. Tới ngày 29.6 - hạn chót nhận hồ sơ dự tuyển vào THPT chuyên...