Trụ phát 5G liên tục bị đốt vì được cho là nguồn lây Covid-19
Thuyết âm mưu vô căn cứ cho rằng 5G là nguồn lây lan Covid-19 dẫn đến hàng loạt vụ đốt trụ phát sóng di động tại Anh suốt một tháng qua.
Từ khi những cuộc tấn công diễn ra vào tháng 4, đến nay đã ghi nhận 77 trụ phát sóng di động tại Anh bị phá hoại, thậm chí kẻ cực đoan còn hành hung các kỹ sư vận hành.
Thuyết âm mưu về nguồn gốc lây lan của virus gây ra dịch Covid-19 lan truyền tại Anh vào thời điểm dịch bệnh bùng phát khiến chính phủ ban bố lệnh phong tỏa trên khắp cả nước. Một trong những giả thuyết nói rằng các trụ phát sóng di động, đặc biệt là trụ phát 5G, làm phát tán virus.
Hạ tầng viễn thông bị thiệt hại sau vụ đốt phá tại Huddersfield, phía tây nước Anh ngày 17/4
Dựa trên thuyết âm mưu 5G là nguồn gốc tạo ra virus SARS-CoV-2 gây Covid-19, nhiều cộng đồng trên Facebook đã được thành lập để phản đối thế hệ mạng không dây mới. Một nhóm có tên “Stop 5G” với 60.000 thành viên đã liên tục lan truyền thông tin lo ngại 5G sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Một số nhóm khác như “Destroy 5G Save Our Children” (tạm dịch: Phá hủy 5G để cứu con em chúng ta) cũng được thành lập với 2.500 thành viên. New York Times đã tìm thấy 487 cộng đồng Facebook, 84 tài khoản Instagram, 52 tài khoản Twitter và hàng chục bài đăng, video thúc đẩy giả thuyết này.
Đó được cho là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc tấn công, phá hoại trụ phát sóng di động tại Anh và một số quốc gia.
Video đang HOT
Các thuyết âm mưu khiến một bộ phận người dân Anh tin rằng mạng 5G gây ra Covid-19 và đi tấn công những trạm phát sóng.
Ngày 15/4, Mobile UK, tổ chức đại diện cho 4 nhà mạng di động tại Anh nói rằng khoảng 50 trụ phát sóng đã bị phá hoại trên cả nước, phần lớn trong số đó không thực sự phát sóng mạng 5G.
Ngày 6/5 vừa qua, Mobile UK tuyên bố trụ phát sóng bị phá hoại đã tăng lên 77, những cuộc tấn công diễn ra ít hơn nhưng chưa dừng lại.
Một tháp viễn thông bị đốt cháy ở Birmingham, Anh, trong tháng 4. Ảnh: Reuters.
Các vụ tấn công không chỉ nhắm vào trụ phát sóng di động. Philip Jansen, CEO nhà mạng BT của Anh cho biết các kỹ sư còn bị hành hung trong khi điều hành cơ sở hạ tầng.
Nhà mạng này đã ghi nhận 40 nhân viên bị tấn công về thể chất lẫn tinh thần. Vài nhân viên bị “nhồi sọ” về thuyết âm mưu, đặc biệt có một người bị đâm và đang điều trị tại bệnh viện.
Sự gia tăng các cuộc tấn công đã bị lên án bởi lãnh đạo 4 nhà mạng hàng đầu nước Anh, tất cả cho rằng thuyết âm mưu về 5G lây lan virus là vô căn cứ, không có cơ sở khoa học.
Không chỉ tại Anh, ít nhất 4 trụ 5G đã bị đốt phá tại Hà Lan. Theo NCTV, đã có những cuộc biểu tình chống 5G ở Hà Lan kể từ khi kế hoạch triển khai được công bố vào năm 2019. Tuy nhiên, việc tấn công các trụ 5G chưa từng xảy ra.
Các quan chức Hà Lan liên tục nhắc lại việc tấn công trụ 5G sẽ gây gián đoạn liên lạc, bao gồm các dịch vụ khẩn cấp.
Từ khi dịch bệnh lan rộng trên toàn cầu, những người theo thuyết âm mưu đã ủng hộ ý tưởng 5G làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến mọi người dễ bị nhiễm virus hơn. Thậm chí, họ cho rằng virus được truyền qua sóng vô tuyến, nhưng thực tế sóng vô tuyến có năng lượng thấp so với các loại bức xạ khác.
Các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter luôn cố gắng kiểm duyệt để xóa bỏ các thông tin không đúng sự thật.
Vì không có tiền để sử dụng Internet, hacker này đã phát tán virus khét tiếng mọi thời đại, gây thiệt hại 10 tỷ USD
Nạn nhân của nó là các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức ở khắp nơi trên thế giới, trong đó cá biệt có cả Ford, Lầu Năm Góc hay Quốc hội Anh.
Nhận được một bức thư tình trong hộp thoại quả thực là một điều lãng mạn, tuy nhiên cách đây 20 năm, một loạt email với tiêu đề "ILOVEYOU" thì lại không hề ngọt ngào chút nào. Được đính kém với một trong những loại virus máy tính khét tiếng nhất mọi thời đại, loạt email ILOVEYOU đã gây ra thiệt hại hơn 10 tỷ USD. Nạn nhân của nó là các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức ở khắp nơi trên thế giới, trong đó cá biệt có cả Ford, Lầu Năm Góc hay Quốc hội Anh.
Người tạo ra con virus nguy hiểm này là Onel de Guzman, một thành niên người Philipines khi đó mới chỉ ngoài 20 tuổi. Vào tháng 5/2000, virus này xuất hiện lần đầu tiên và chỉ cần vỏn vẹn 5 giờ đồng hồ để tấn công khắp Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. So với siêu virus Melissa từng làm mưa làm gió năm 1999, ILOVEYOU có tốc độ phát tán nhanh gấp 15 lần.
Vào thời điểm đó, khai niệm virus máy tính vẫn còn khá xa lạ với nhiều người. Thậm chí, nhiều người dùng Internet khi đó còn không hiểu được sự nguy hiểm của các loại email phát tán viruss. Chính vì vậy, với một tiêu đề hết sức gợi mở, ILOVEYOU đã nhanh chóng tấn công hàng loạt mạng lưới Internet lớn nhất trên thế giới một cách dễ dàng.
Sau khi lần ra các đầu mối, Cục Điều tra Liên bang Mỹ đã kết hợp với cảnh sát Philippines tiến hành bắt giữ một nghi phạm có tên Onel de Guzmanm, sinh viên tại trường Cao đẳng máy tính AMA. Với thời điểm bị bắt giữ, Onel de Guzmanm cũng vừa thực hiện một bản thảo luận án với chương trình "thu thập mật khẩu" và "đánh cắp tài khoản Internet từ máy tính người dùng". Những mô tả trong bản luận án này tương tự như cách hoạt động của ILOVEYOU đang làm quay cuồng cả thế giới Internet lúc bấy giờ.
Ngay lập tức, Onel de Guzmanm đã bị tạm giữ để điều tra. Tuy nhiên, sau nhiều lần tranh tụng, hacker này đã được tuyên trắng án vì không đủ chứng cứ rõ ràng và luật pháp Philippines chưa hề có bất kỳ văn bản nào về tội phạm mạng. Sau sự cố về Onel de Guzmanm, chính phủ Philippines mới bắt đầu soạn thảo về luật an ninh mạng để giám sát và xử lý các trường hợp tương tự trong tương lai.
Khi được hỏi về mục đích phát tán ILOVEYOU, Onel de Guzmanm đã thẳng thắn chia sẻ rằng anh không hề cố ý muốn sự việc trở nên nghiêm trọng như vậy. Mục đích ban đầu của anh chỉ là thu thập mật khẩu người dùng Internet để đánh cắp các tài khoản từ máy tính của nạn nhân. Ở Philipines thời đó, việc sử dụng Internet là hết sức đắt đỏ. Chính vì thế, Onel de Guzmanm muốn đánh cắp để tạo ra một kho tài khoản Internet miễn phí để sử dụng mà thôi.
Đến nay, sau 20 năm kể từ sự cố ILOVEYOU, Onel de Guzmanm hiện đang điều hành một cửa hàng bán và sửa chữa điện thoại di động ở Manila. Với nhiều người trong giới trẻ nói riêng và cộng đồng công nghệ Philippines nói chung, Onel de Guzmanm vẫn luôn được coi như một người hùng. ILOVEYOU là một minh chứng hùng hồn cho thấy người Philippines hoàn toàn đủ khả năng nắm bắt công nghệ mới và sẽ khiến cho thế giới phải ngước nhìn.
Ảnh đẹp vũ trụ: Nụ hôn cuối cùng của hai ngôi sao Hai ngôi sao trong hệ thống cực đoan VFTS 352 có thể hướng đến một kết thúc đầy kịch tính, để tạo ra một ngôi sao khổng lồ duy nhất hoặc tạo thành một lỗ đen nhị phân. Theo đó, VFTS 352 - hệ thống sao đôi nóng nhất và lớn nhất nằm cách Trái đất khoảng 160.000 năm ánh sáng trong Đám...