Trong vòng 8 tháng giá đồng tăng hơn 70%, đạt đỉnh 7 năm rưỡi
Kim loại đồng trở nên hấp dẫn nhà đầu tư khi giá đã hơn 70% kể từ tháng 3 đến nay, hiện đạt mức cao nhất trong vòng 7,5 năm, do các nhà đầu tư mua mạnh trong bối cảnh kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ hồi phục sau khi các vắc-xin Covid-19 được tung ra thị trường. Chỉ trong vòng 1 tháng qua, giá đồng đã tăng 11%.
Ngày 27/11, giá đồng giao sau 3 tháng trên sàn London có thời điểm đạt 7.511 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 5/2013. Tính từ tháng 3 đến nay, đồng đã tăng thêm 71% giá trị, do nhu cầu hồi phục mạnh mẽ từ Trung Quốc – nước tiêu thụ đồng lớn nhất thế giới, giữa lúc lượng đồng lưu kho trên cả 3London (LME), Thượng Hải (ShFE) và New York (COMEC) đều giảm mạnh.
Tổng lượng đồng lưu kho tại các sàn LME, ShFE, COMEX và kho ngoại quan Trung Quốc đã giảm xuống 692.279 tấn, mức thấp nhất kể từ ngày 12/10, trong đó lượng lưu tại sàn ShFE giảm xuống mức thấp nhất 6 năm, là 92.912 tấn.
Các nhà đầu cơ đang đổ xô vào thị trường đồng sau khi kim loại này vượt qua ngưỡng kỹ thuật quan trọng là 7.300 USD/tấn, mở ra cơ hội tiếp tục tăng lên 8.000 USD/tấn.
Đợt thế giới phong tỏa lần 1 chống Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn cung đồng, khi các mỏ khai thác lớn phải tạm dừng trong một số khoảng thời gian vì chính sách giãn cách xã hội và bởi thiếu nhân lực cũng như phương tiện vận tải.
Tổ chức Nghiên cứu Đồng Quốc tế, ICSG, hồi tháng 10/2020 dự báo, khai thác đồng trên toàn cầu năm 202 sẽ tăng 2%. Tuy nhiên, dự báo này giờ đây đã thay đổi, theo đó sản lượng đồng khai thác trên toàn cầu dự báo sẽ giảm 1,5% trong năm nay, là năm thứ 2 liên tiếp giảm (năm 2019 đã giảm 0,2%).
Video đang HOT
Nhập khẩu quặng đồng tinh luyện của Trung Quốc trong 9 tháng đầu năm 202 tăng 2,3%, thấp nhất kể từ 2017, do biên lợi nhuận của các nhà máy luyện đồng giảm mạnh. Song chính vì tinh luyện đồng giảm nên nguồn cung đồng tinh luyện không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của quốc gia này.
Nhu cầu đồng của Trung Quốc đang bùng nổ khi quốc gia này đang trong giai đoạn phục hồi nhanh chóng sau đợt đóng cửa đầu năm và do Chính phủ đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế, trong đó có tăng cường đầu tư vào hạ tầng cơ sở.
Các nhà máy luyện kim của Trung Quốc đang phải chật vật để đáp ứng nhu cầu đó do thiếu nguyên liệu, dẫn đến việc phải tăng nhu cầu nhập khẩu kim loại tinh luyện, làm trung hòa phần dư thừa ở các nơi khác trên thế giới.
Về triển vọng năm 2021, ICSG dự báo sản lượng sẽ tăng 4,6%, khi những khó khăn trong việc sản xuất không còn nữa.
Cơ quan quản lý khai thác đồng của Chính phủ Chile (Cochilco) dự báo giá đồng sẽ còn tiếp tục tăng trong năm 2021, chủ yếu do kinh tế của Trung Quốc tăng mạnh và khả năng vắc-xin Covid-19 sẽ có trên thị trường trong nửa đầu năm 2021.
Cochilco dự báo giá đồng trung bình năm 2020 sẽ ở mức 2,75 USD/lb, cao hơn mức 2,62 USD dự báo hồi tháng 8, và năm 2021 cũng được nâng lên từ trung bình 2,85 USD/lb lên 2,9 USD/lb.
Cục Thuế Hà Nội phải thu hơn 57,5 nghìn tỷ đồng 2 tháng cuối năm
Để có thể hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước đã được giao, 2 tháng cuối năm, Cục Thuế Hà Nội sẽ phải phấn đấu thu tối thiểu đạt 57.500 tỷ đồng.
Dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Ảnh Thùy Linh.
Thu đạt hơn 70% dự toán
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thuế Hà Nội, tổng thu ngân sách 10 tháng đầu năm của đơn vị ước thực hiện đạt 183.180 tỷ đồng, đạt 70,3% dự toán, bằng 89,9% so cùng kỳ năm 2019.
Nguyên nhân thu ngân sách đạt thấp là do dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn đã có 25.594 doanh nghiệp, tổ chức giải thể, tạm nghỉ kinh doanh (tăng 47,4% so với cùng kỳ năm 2019); có đến 58.290 hộ kinh doanh giải thể, bỏ kinh doanh (tăng hơn 274% so với cùng kỳ) và có 4.721 hộ tạm nghỉ kinh doanh (tăng 96,5% so cùng kỳ).
Không chỉ có vậy, theo Cục Thuế Hà Nội, nguồn thu ngân sách của TP cũng bị ảnh hưởng lớn bởi những chính sách thuế mới ban hành, sửa đổi bổ sung. Đơn cử như quy định hạn chế tác động của bia, rượ u đã ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất kinh doanh của khối doanh nghiệp sản xuất rượ u bia do sản lượng tiêu thụ giảm mạnh. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thu nộp ngân sách của khối doanh nghiệp này.
Ngoài ra, các quy định gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất tại Nghị định 41/2020/NĐ-CP của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến số nộp trong các tháng 4, 5, 6. Cùng với đó, một số chính sách hỗ trợ khác của Chính phủ cũng có tác động không nhỏ tới kết quả thu ngân sách như: Nghị quyết 42/NQ-CP của chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; Nghị quyết 84/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (giảm 50% lệ phí trước bạ đăng ký lần đầu cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm 30% mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay... đến hết 31/12/2020).
2 tháng cuối năm phải thu đạt 57,5 nghìn tỷ đồng
Năm 2020, Cục Thuế Hà Nội được giao nhiệm vụ thu 260.400 tỷ đồng. Nhiệm vụ này khá khó khăn do dự toán thu từ khu vực sản xuất kinh doanh chiếm 56,4%, tăng 16,6% so với thực hiện năm 2019 và là mức rất cao nếu so với mức tăng bình quân chung giai đoạn 2016 - 2019 (chỉ 10,4%).
Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng nếu so với dự toán thì thu ngân sách ở Hà Nội vẫn thấp hơn so với 10 năm trở lại đây cả về tốc độ và tiến độ. Do đó, để đảm bảo nhiệm vụ thu cả giai đoạn 2016-2020, trong 2 tháng cuối năm, Hà Nội cần phải thu đạt 57.500 tỷ đồng.
Để phấn đấu thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước năm 2020 ở mức cao nhất, thời gian tới Cục Thuế Hà Nội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, đặc biệt là triển khai kịp thời các chính sách của Trung ương và Thành phố về tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ người nộp thuế ứng phó với tác động của dịch Covid-19.
Ngoài ra, Cục Thuế sẽ tiếp tục giải quyết, áp dụng các chính sách ưu đãi thuế (miễn, giảm), hoàn thuế kịp thời, đúng quy định nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động sản xuất kinh doanh cho người nộp thuế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu.
Theo Cục Thuế Hà Nội, những tháng cuối năm đơn vị sẽ tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác cưỡng chế thu hồi nợ thuế; phấn đấu hạn chế tối đa phát sinh các khoản nợ thuế mới, đặc biệt các các khoản tiền thuế, tiền thu đất phải nộp khi hết thời gian được gia hạn.
Ngoài ra, đơn vị cũng sẽ tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế, giám sát kê khai thuế thường xuyên và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu ngân sách, thanh tra, kiểm tra hạn chế hoặc theo chuyên đề cũng như có giải pháp quản lý thu hiệu quả đối với nhóm hộ kinh doanh.
Dự kiến trình Chính phủ nghị định "Sản xuất tại Việt Nam" vào quý 4 Để tránh những ảnh hưởng xấu đến thương hiệu hàng hóa Việt Nam cũng như tác động không tốt đến xuất khẩu, Bộ Công Thương đang xin ý kiến xây dựng Nghị định "Sản xuất tại Việt Nam." Sản xuất sản phẩm may mặc tại Công ty Cổ phần may Tiên Hưng (huyện Tiên Lữ). (Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN) Thời gian gần đây, Việt...