Trồng nấm sò bán Tết, trai trẻ người Thái thu lãi lớn
Vào thời điểm gần Tết Nguyên đán 2020, nhu cầu về nấm sạch tăng mạnh, để đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường thực phẩm, nhiều hộ trồng nấm ở tỉnh Sơn La đang gấp rút ngày đêm chăm sóc nấm sò.
Chỉ tính riêng ở tháng cận tết, có hộ gia đình trồng nấm cho thu nhập hơn 70 triệu đồng.
Vào thời điểm giáp tết, cơ sở trồng nấm sò của gia đình anh Quàng Văn Tuấn, dân tộc Thá, bản Bó (xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) đang hoạt động hết công suất, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ các đơn hàng trong dịp tết sắp tới.
Trong những ngày giáp Tết Nguyên đán, nấm sò của anh Tuấn luôn cháy hàng.
Anh Tuấn cho biết: “Trước kia khi chưa bén duyên với nghề trồng nấm, tôi từng làm nhiều nghề, trồng nhiều loại cây nhưng không có hiệu quả kinh tế cao. Bản thân tôi luôn trăn trở nuôi con gì, trồng cây gì để làm giàu. Sau nhiều lần đi tìm hiểu mô hình trồng nấm sò ở xã Chiềng Ngần (Sơn La), đến năm 2017 tôi mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp phát triển nông thôn 100 triệu đồng và vay thêm anh em 50 triệu đồng mua nguyên vật liệu làm trại trồng nấm…”.
Có vốn, anh Tuấn mua nấm sò về trồng trên diện tích hơn 500m2 và kết quả thật bất ngờ, dù mới đưa về trồng nhưng cây nấm phát triển rất tốt.
Anh Tuấn cho hay: “Khi trồng nấm đòi hỏi người trồng phải có tính kiên trì và chăm sóc cầu kỳ, có như vậy nấm mới phát triển tốt”.
Nấm sò là loại nấm có nhiều dinh dưỡng, dễ ăn và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau. Nấm sò cũng được các nhà hàng, khách sạn, quán ăn, quán lẩu…tiêu thụ mạnh trong mùa đông.
Hiện nay anh Tuấn trồng nấm sò trên diện tích hơn 500m2.
Video đang HOT
“Năm nay thời tiết thuận lợi nấm sò phát triển rất tốt, do sản phẩm nấm tại trại của tôi được trồng theo quy trình sạch, khép kín.Trong quá trình trồng nấm ngoài nguồn nguyên liệu chính từ rơm rạ, mùn cưa, gia đình tôi còn bổ sung thêm cám ngô, bột đậu tương nên cây nấm luôn mập mạp, thơm ngon, giàu dinh dưỡng, được khách hàng ở các tỉnh lân cận rất ưa chuộng”- anh Quàng Văn Tuấn cho biết thêm.
Để tạo môi trường tốt cho nấm phát triển, anh Tuấn lấy vôi để khử trùng quanh trại trồng nấm.
Theo kinh nghiệm của anh Tuấn: “Để nấm phát triển tốt và cho năng suất cao, khi làm trại bà con cần chọn khu đất không được ngập đọng khi có mưa lớn, không quá gần trại chăn nuôi (heo, gà, bò…), có nguồn nuớc sạch để tưới cho trại nấm. Bởi nấm phát triển trong môi trường sạch, do đó cần phải khử trùng trại trước khi mang bịch phôi về nuôi trồng từ 10 -12 ngày.
Cây nấm sò cũng sống chủ yếu nhờ vào độ ẩm và nhiệt độ, do đó việc thiết kế trại nuôi trồng cần đảm bảo điều kiện cho cây nấm phát triển. Nhiệt độ ẩm cần thiết để nấm sò phát triển là khoảng (80 – 95%), nhiệt độ trong trại phải bảo đảm 23 – 28 độ C. Dây treo các bịch nấm nên làm bằng nilon, mỗi dây treo từ 5 – 6 bịch phôi tùy theo chiều cao người chăm sóc. Ngoài ra, các chủ trại cần tạo lối đi trong trại để thuận lợi cho việc chăm sóc cũng như thu hái nấm”.
Trong những ngày giáp tết, nhiều khách hàng và tiểu thương tranh giành nhau vào trại nấm anh Tuấn thu mua.
Hiện giá nấm sò trên thị trường tỉnh Sơn La có giá bán buôn dao động từ 30.000 đồng – 35.000 đồng/kg, đối với thị trường bán lẻ là 45.000 đồng/kg. Lý giải về nhu cầu về nấm sạch tăng cao trong dịp cận tết, anh Tuấn cho hay: Nấm là loại thực phẩm khá nhiều dinh dưỡng, thậm chí nhiều loại nấm về mặt dinh dưỡng còn không thua kém gì thịt bò. Mặt khác, nấm lại dễ ăn và dù có nấu kiểu gì ăn vẫn ngon, không gây cảm giác chán ngấy như thịt nên được nhiều người ưa thích.
Sau khi thu hoạch, nấm sò được anh Tuấn đóng gói vào túi nilon cung cấp ra thị trường.
Vào những ngày giáp tết nhu cầu về nấm sạch trên thị trường đang tăng cao, nên gia đình anh Tuấn không có đủ hàng để bán. Hàng năm chỉ tính riêng tháng cận tết, gia đình anh Tuấn xuất ra thị trường khoảng 3 tấn nấm sò, chủ yếu là thị trường trên địa bàn tỉnh Sơn La. Sau khi trừ hết chi phí, anh Tuấn bỏ túi được hơn 70 triệu đồng. Anh Tuấn chia sẻ: “Nếu tính tổng 1 năm, tôi cung cấp ra thị trường gần 10 tấn nấm, sau khi trừ chi phí tôi lãi khoảng 300 triệu đồng”.
Theo Danviet
Sơn La: Trồng đủ loại rau ngon bán Tết, dân sung túc
Gia đình bà Nguyễn Thị Xuyến sinh sống ở tiểu khu Nà Sản (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) trồng các loại rau ngắn ngày trên 1 diện tích đất canh tác, mỗi năm đều cho thu nhập khá giả, cuộc sống ngày càng khấm khá.
Là 1 trong những hộ có thu nhập cao từ trồng rau ngắn ngày, sau mỗi vụ thu hoạch rau bà Xuyến thu lãi hơn 160 triệu đồng.
Từ lâu cây rau ngắn ngày được nhiều nông hộ ở tiểu khu Nà Sả (xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn) trồng để tăng cao nguồn thu nhập.
Là một trong những hộ gia đình tiên phong trong trồng các loại rau ngắn ngày ở tiểu khu, bà Nguyễn Thị Xuyến, chia sẻ: "Tôi có 2.000 m2 đất vườn trồng chủ yếu là cải bắp, su hào, hành lá, xà lách, cà chua, đậu cô ve ...Tùy theo từng vụ mùa để lựa chọn hạt giống trồng cho phù hợp...".
So với các loại cây trồng khác, bà Xuyến thấy trồng rau ngắn ngày rất nhàn, không tốn công sức và chi phí đầu tư, thời gian cho thu hoạch nhanh, cứ 2 - 3 tháng là có thể thu hoạch được nên xoay vòng vốn rất nhanh.
Bà Xuyến gắn với nghề trồng rau hơn 12 năm.
Vào vụ đông gia đình bà Xuyến thường trồng nhiều loại rau ngắn ngày phục vụ Tết Nguyên đán. Bà không sử dụng thuốc trừ sâu, không phun chất kích thích mà tận dụng tối đa nguồn phân chuồng, phân ủ hoai mục nên rau của gia đình bà Xuyến được người tiêu dùng lựa chọn.
Trong quá trình chăm sóc rau, bà Xuyến không sử dụng thuốc trừ sâu và các loại thuốc kích thích. Vì vậy sau khi đến vụ thu hoạch, rau của bà luôn được nhiều người tiêu dùng tin tưởng, lựa chọn.
Rau cải bắp, su hào của bà Xuyến xanh mơn mởn, do được chăm sóc tốt.
Theo kinh nghiệm của bà Xuyến: Để có được những luống rau cải, su hào, hành, cải bắp... xanh mơn mởn thì khi rau mọc vượt khỏi mặt đất khoảng chừng 20cm, người trồng không nên bón phân nữa, mà dùng nước tưới tiêu đều đặn vào buổi sáng và buổi chiều tối. Bởi trong thời điểm này, cây rau rất cần lượng nước để phát triển. Vào những ngày giáp tết rất đông tiểu thương đến vườn bà Xuyến thu mua, nên đầu ra cho sản phẩm luôn ổn định.
Gia đình trồng các loại rau ngắn ngăn ngày, như: Cà chua, cải bắp, cải bẹ, su hào, xà lách, hành... để phát triển kinh tế.
Bà Xuyến, cho biết: "Giá cải xanh, cải ngọt vào thời điểm cận tết âm lịch tăng lên 14.000 - 18.000đồng/kg, đậu cove tăng lên khoảng 17.000 đồng/kg, xà lách là 12.000 đồng/kg, cải bắp 14.000 đồng/kg... Đặc biệt có loại rau, quả trước đây bán rẻ thì cận tết tăng chóng mặt như, súp lơ 30.000 đồng/kg, dưa chuột đạt kỷ lục 18.000 đồng/kg,... thương lái về tận vườn giành nhau thu mua".
Bà Xuyến cho hay: "Vào những ngày cận tết âm lịch, nhiều khách quen và tiểu thương vào tận vườn thu mua rau, nên gia đình tôi bán được giá khá cao, so với các vụ khác trong năm".
Theo nhiều hộ dân trồng rau ở tiểu khu Nà Sản, xã Chiềng Mung, lý do giá rau xanh tăng cao là do thời tiết năm nay ít mưa. Trong khi đó, ở các huyện Mộc Châu, Vân Hồ, Phù Yên phải chịu những đợt rét đậm và sương muối khiến cho các loại rau, củ, quả bị ảnh hưởng, năng suất thấp. Vì vậy mặt hàng rau xanh không đủ cung cấp ra thị trường, nên đã đẩy giá rau củ, quả tăng nhẹ trong thời gian giáp tết.
Vào dịp tết, rau là thực phẩm không thể thiếu trong các mâm cỗ của mỗi gia đình.
"Tôi gắn bó với loại rau ngắn ngày hơn 12 năm nay rồi. Cá nhân tôi thấy trồng rau ở đây, so với các tỉnh dưới xuôi thì ít bị cạnh tranh, nên đầu ra cho sản phẩm của người dân chúng tôi tương đối ổn định. Cứ đến vụ thu hoạch rau cận tết, các thương lái vào vườn giành nhau thu mua nên không lo ế hàng. Một năm tôi trồng rất nhiều loại rau, củ ngắn ngày khác, như: Cà rốt, củ cải trắng, su hào, cà chua... cho thu nhập hơn 160 triệu đồng/năm"- bà Xuyến khẳng định.
Theo Danviet
Hải Phòng: Trồng la liệt các loại nấm ngon, thu cả tỷ bạc mỗi năm Anh Đỗ Văn Tuấn, xóm 2, thôn Lý Nhân, xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo (TP. Hải Phòng) sau khi được tham gia lớp tập huấn về kỹ thuật trồng nấm bằng rơm rạ tại địa phương đã quyết định bắt tay trồng nấm, bước đầu mang lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình. Trồng nấm thep quy trình VietGAP Năm 2010,...