Trong lớp học không nên dùng điện thoại
Số lượng học sinh, nhất là bậc THPT mang điện thoại đến trường rất lớn. Nhiều bạn học kém do “ghiền” điện thoại, không nghe giảng…
Một số bạn trẻ ở lứa tuổi mới lớn, tính bắt chước, thích làm nổi, trưng diện… hễ thấy bạn bè có điện thoại là mình cũng muốn có. Nhiều bạn mua sắm điện thoại không phải để gọi, nhắn tin cho cha mẹ, người thân những lúc thật sự cần thiết, mà chủ yếu gọi, nhắn tin nói chuyện, hẹn họ, rủ rê bạn bè đi chơi, làm những việc không đâu như: ghi âm, chụp hình bậy bạ.
Ngoài tiết học, không thể cấm việc học sinh sử dụng điện thoại. Nhưng với những học sinh cố tình sử dụng điện thoại trong giờ học, gây ảnh hưởng xấu đến giờ dạy, lớp học thì các giáo viên, nhà trường thường có biện pháp giáo dục và xử lý nghiêm túc, không để tình trạng đó tái diễn. Thậm chí, trong điện thoại di động của nhiều bạn khi đem tới trường đã cài đặt nhiều nội dung, hình ảnh “đen”, rồi phát tán, chuyền nhau xem, bình luận chăm chú lúc ra chơi, kể trong giờ học.
Nhiều học sinh luôn lén dùng điện thoại trong giờ học.
Thậm chí, học trò thời nay còn dùng điện thoại di động để “khủng bố”, de dọa giáo viên qua tin nhắn, nhá máy. Nhiều bạn lơ là, chểnh mảng, học hành càng ngày sa sút, yếu kém… có một phần nguyên nhân từ việc “ghiền”, lạm dụng quá mức điện thoại. Trong tiết học, gặp những thầy cô giáo dễ dãi, ít nghiêm khắc, có học sinh ngang nhiên nhắn tin, xem điện thoại, làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy – học của thầy và trò.
Đặc biệt, cần ngăn cấm, xử lý triệt để học sinh lợi dụng điện thoại để phát tán, lan truyền những nội dung không lành mạnh, những hình ảnh, clip mang tính bạo lực, khiêu dâm… Mặt khác, nhà trường cần thông báo sự việc này đến phụ huynh để cùng có trách nhiệm, thấy được cái hại khi sử dụng điện thoại trong giờ học và những cái hại khác.
Theo Gia đình
Video đang HOT
Quản lý tài khoản game như thuê bao di động
Hiện có rất nhiều game có nội dung bạo lực như Võ lâm truyền kỳ, Phong thần, Đột kích, Tru tiên online...
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi Bộ Công an về kết quả nắm tình hình hoạt động cũng như ảnh hưởng tiêu cực của trò chơi trực tuyến trên mạng Internet (game online). Trên cơ sở đó, Công an TP Hà Nội đã đề xuất những giải pháp để có thể hạn chế những tác động tiêu cực của các trò chơi này, trong đó có việc buộc người chơi phải đăng ký đầy đủ thông tin cá nhân giống như quản lý thuê bao di động.
Cha mẹ phải quản lý được thời gian của con trẻ khi tiếp cận với game online. Ảnh: TỐ NHƯ
Từ chơi game đến phạm tội
Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội, nhiều vụ phạm pháp hình sự đã xảy ra bắt nguồn từ việc các thanh thiếu niên chơi game online. Mới nhất là vụ Đào Thu Hương, tức My sói, mới chỉ 14 tuổi nhưng đã cầm đầu nhóm đối tượng tham gia hiếp dâm trẻ em và cướp tài sản. Bằng thủ đoạn lên mạng vào trò chơi Audition lập phòng chat để làm quen, My sói đã tìm cách tiếp cận các bạn gái rồi rủ đi chơi qua đêm cùng nhóm bạn của mình. Khi đã "câu được mồi", nhóm đồng bọn của My sói đã bắt ép nạn nhân để hiếp dâm tập thể, đồng thời cướp luôn tài sản của nạn nhân...
Công an đã khám phá vụ án hiếp dâm trẻ em xảy ra tại Cẩm Lĩnh, Ba Vì. Nạn nhân là em HG (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng). Qua mạng Internet, HG đã làm quen với Lê Văn Hữu (Ba Vì, Hà Nội) rồi đi tàu từ Đà Nẵng ra thăm Hữu và bị Hữu làm hại.
Công an TP Hà Nội cũng đã bắt nhóm đối tượng phạm tội còn rất trẻ. Do mâu thuẫn trong việc chơi game, tám thanh niên đã xông vào đánh nhau. Thấy vậy, ông Nguyễn Văn Bộ (Bát Tràng, Gia Lâm) vào can ngăn thì bị nhóm thanh niên này dùng vỏ khuôn đồ gốm đập vào đầu khiến ông bị chấn thương sọ não phải đưa đi cấp cứu. Ba ngày sau xảy ra vụ việc, ông Bộ đã chết vì vết thương quá nặng...
Theo Công an TP Hà Nội, hầu hết game online đều có tính chất bạo lực, trong khi người chơi chủ yếu là thanh niên nên rất dễ bị ảnh hưởng, bị "nghiện". Để có tiền chơi game, nhiều đối tượng còn lợi dụng chính môi trường game online để trao đổi, làm quen và thực hiện hành vi phạm tội.
"Ôm" máy đến 23 giờ/ngày
Theo báo cáo của Công an TP Hà Nội, trung bình một ngày mỗi game online có gần 20.000 tài khoản đăng nhập. Trong đó, cao nhất là các game của VTC như Audition Cross Fire (đột kích) có 1,8 triệu lượt đăng nhập/ngày. Từ 19 giờ đến 23 giờ hằng ngày là khoảng thời gian nhiều người chơi nhất. Nhiều người tham gia chơi từ 14 giờ đến 16 giờ/ngày, thậm chí có người "ôm" máy tới 23 giờ/ngày để chơi game online.
Cũng theo báo cáo này, Hà Nội hiện có tám nhà cung cấp dịch vụ game online lớn. Dẫn đầu là Công ty VinaGame - Chi nhánh Hà Nội đang cung cấp các game online có nội dung bạo lực như Võ lâm truyền kỳ, Võ lâm truyền kỳ free, Võ lâm truyền kỳ web, Phong thần...
Thứ hai là Công ty VTC game đang cung cấp các game có nội dung bạo lực như Đột kích, Tru tiên online cùng các trò game như Atlantica, Audition, Fifa online. Với tổng số tài khoản đăng ký chơi là 22 triệu tài khoản, trung bình mỗi ngày có hơn 96.000 tài khoản đăng nhập.
Đứng thứ ba là Công ty FPT online với các trò game Thiên long bát bộ, MU xứng danh anh hùng, Bá chủ thế giới... với 7 triệu tài khoản.
Công ty Asiasoft Việt Nam đứng thứ tư với các game có nội dung bạo lực như Độc bá giang hồ, Cabal online, Đế vương, Cỗ máy thời gian. Tiếp theo là các công ty VDC với Con đường tơ lụa, Ongame, Vương quốc bay, Đế chế, Linh thạch với hơn 14 triệu tài khoản đăng ký chơi...
Cần rà soát nội dung game
Thượng tá Đào Thanh Hải, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, đề xuất để hạn chế ảnh hưởng xấu của game online, Bộ Công an cần phải tăng cường thanh tra, kiểm tra các sai phạm trong việc phát hành game của các nhà cung cấp dịch vụ game này.
Đại diện của Công an TP Hà Nội cũng đề xuất nên thiết lập một quy chế chặt chẽ để quản lý đối với người chơi game như giới hạn thời gian chơi liên tục đối với tài khoản của người chơi quy định lứa tuổi được phép chơi loại game online nào, buộc mỗi người chơi phải đăng ký đầy đủ thông tin cá nhân giống như quản lý thuê bao di động.
Ngoài ra, ông Hải cũng yêu cầu nên rà soát lại nội dung, định rõ được tính chất, ảnh hưởng đến xã hội của các game đã-đang-sẽ được cung cấp ra thị trường rồi mới cấp phép hoạt động. Song song đó phải tiến hành kiểm tra tài chính, định giá những đồ vật dụng (ảo) trong game mà các nhà cung cấp dịch vụ bán trên mạng để tránh tình trạng các nhà cung cấp bán khống, bán giá cao. Đồng thời thanh tra, quản lý việc phát hành thẻ game của các nhà cung cấp dịch vụ để hạn chế những tiêu cực phát sinh trong game.
Game "đen" tạo nên xu hướng bạo lực
Tại hội thảo về bạo lực học đường do Bộ GD&ĐT tổ chức mới đây, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết nạn bạo lực học đường mà điển hình là một số học sinh đánh nhau gây xôn xao dư luận thời gian qua có phần do các em bắt chước các hình mẫu. Nghiên cứu cho thấy hình mẫu của các em hầu hết đều trong các trò chơi game. Có đến 77% trò chơi game hiện nay là đánh nhau, giết người, 9% là cờ bạc, chỉ 14% là có yếu tố tích cực. Phó Thủ tướng cũng cho biết tỉ lệ học sinh chơi game ở các cấp học hiện nay đều xấp xỉ mức 2/3 số học sinh. Đây cũng là yếu tố tạo nên xu hướng bạo lực học đường.
Theo Tố Như
Pháp luật TP Hồ Chí Minh
Tương lai nào cho Miley: Brit hay Lilo 2.0? Miley Cyrus là ngôi sao tuổi teen hot nhất trong vài năm trở lại đây. Sở hữu một show truyền hình thành công vang dội tận 4 năm trời, album bán cháy chợ kèm theo một nhãn hàng thời trang mang tên mình, có thể nói Miley đang ở trên đỉnh cao của sự nghiệp. Vốn không mấy xa lạ với giới truyền...