Trọng dụng nhân tài – cơ chế chưa bắt nhịp thực tiễn: Kỳ 4 – Thiếu tiêu chí đánh giá nhân tài

Theo dõi VGT trên

Mặc dù được sử dụng nhiều trong các văn bản chỉ đạo, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước nhưng đến nay vẫn chưa có văn bản nào làm rõ khái niệm thế nào là nhân tài.

Từ đó dẫn đến việc có nhiều quan niệm khác nhau và áp dụng không thống nhất trong quá trình thu hút, trọng dụng nhân tài giữa các bộ, ngành, địa phương.

Trọng dụng nhân tài - cơ chế chưa bắt nhịp thực tiễn: Kỳ 4 - Thiếu tiêu chí đánh giá nhân tài - Hình 1

Nhiều ý kiến cho rằng cần luật hóa chính sách trọng dụng nhân tài. Ảnh minh họa

Đề xuất cần có đạo luật về chính sách trọng dụng nhân tài

Theo đánh giá của Đảng ta, sau hơn 20 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ cán bộ các cấp đã phát triển về nhiều mặt. Tuy vậy, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ xảy ra ở nhiều nơi; đặc biệt chúng ta đang thiếu những nhà khoa học và chuyên gia đầu ngành trên nhiều lĩnh vực.

“Những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân chủ yếu làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của chúng ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với ảng và Nhà nước”- Nghị quyết số 26 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII chỉ rõ.

Nhất quán và kiên trì thực hiện quan điểm “phát huy dân chủ, trọng dụng nhân tài”, Nghị quyết 26 đã yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ. Trong đó “quy định khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững”.

Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, thời gian qua, nhiều bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã chủ động ban hành chính sách về thu hút nhân tài. Tuy nhiên, do thiếu khung tiêu chí để xác định người tài năng nên mỗi địa phương có một chính sách khác nhau, dẫn đến hiện tượng xét tuyển công chức một cách tùy tiện, không bảo đảm người thực sự có tài năng vào trong các cơ quan của nhà nước.

Những bất cập này đã làm “ nóng” nghị trường Quốc hội khi các đại biểu thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (dự thảo Luật) tại Kỳ họp thứ 7, diễn ra vào tháng 6 vừa qua.

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân (Cà Mau) đã đề nghị cần phải ban hành một đạo luật về chính sách trọng dụng nhân tài, vì đây là chính sách lớn, không thể bó hẹp trong một điều của một đạo luật. Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, các lĩnh vực khoa học, công nghệ, y tế, giáo dục… đều cần trọng dụng nhân tài chứ không riêng gì cán bộ, công chức. Tất cả mọi công dân Việt Nam nếu có tài năng đều được trọng dụng.

Đồng tình với việc cụ thể hóa về chính sách đối với nhân tài trong dự thảo Luật là hết sức cần thiết, nhưng Đại biểu Quốc hội Võ Thị Như Hoa (Đà Nẵng) đề xuất cần có khái niệm thế nào là người có tài năng.

Còn Đại biểu Quốc hội Y Khút Niê (Đắk Lắk) mong muốn dự thảo Luật làm rõ tiêu chí về nhân tài, để khi luật ban hành có thể được áp dụng một cách thống nhất, tránh tình trạng luật quy định chung chung mỗi nơi hiểu một kiểu, dẫn đến việc xét tuyển công chức một cách tùy tiện, không bảo đảm người thực sự có tài năng vào trong các cơ quan của Nhà nước.

Không nên trừu tượng hóa nhân tài

Lo ngại sẽ có sự ưu ái không công bằng trong việc tuyển dụng nhân tài, ông Phạm Văn Hòa, ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho rằng cần quy định cụ thể những nguyên tắc chung về tuyển dụng người tài.

Video đang HOT

Bên cạnh đó phải có những quy định để mọi người hiểu rõ như thế nào là “nhà khoa học trẻ”, “người có tài năng”, qua đó có sự phân biệt, phòng ngừa không phải là người tài mà vẫn được ưu đãi như người tài.

Ngoài quy định nguyên tắc chung, các ĐB cũng kiến nghị cần có quy định mang tính chất linh hoạt để thu hút, trọng dụng và đãi ngộ phù hợp với vùng miền, nhất là vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để có cơ chế thu hút người tài phục vụ cho phát triển kinh tế – xã hội.

Nếu có những tài năng trẻ chấp nhận làm ở vùng đồng bào dân tộc thì tiêu chuẩn đặt ra không phải là giỏi ngoại ngữ như tiếng Anh, Pháp… mà phải biết tiếng đồng bào dân tộc, nắm được ngôn ngữ văn hóa của họ.

Theo TS. Dương Quang Tung, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học Tổ chức nhà nước – Bộ Nội vụ, nhân tài phải được gắn với một lĩnh vực hoạt động cụ thể cùng với chuyên môn, nghiệp vụ nhất định. Ngoài ra, cần phân biệt nhân tài với người học giỏi. Người học giỏi có bằng cấp cao chưa phải là người tài nếu thiếu một ý chí cao trong công việc và thiếu thành tích, cống hiến cụ thể.

Trong khi đó, PGS.TS. Lê Minh Thông, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho rằng không nên trừu tượng hóa nhân tài để trở thành một khái niệm khó xác định mà quan niệm nhân tài ở nhiều cấp bậc khác nhau, mức độ khác nhau.

Cho rằng “định nghĩa thế nào là người tài cũng đang là cả một câu chuyện”, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu băn khoăn về những trường hợp được thưởng Huân, Huy chương có được coi là người có tài năng hay không? “Trong Huân, Huy chương thì có cả Huy chương dũng cảm.

Chẳng hạn, cứu người cũng được coi là dũng cảm. Dũng cảm thì được khen ngợi là đúng, nhưng đấy có phải tài năng không? Rồi người đó có được tuyển thẳng vào hệ thống chính trị để làm việc hay không? Điều này phải có hướng dẫn, nếu không mọi người sẽ hiểu rằng huy chương nào chả là huy chương, rồi đòi bình đẳng”- ông Hiểu đặt vấn đề.

Như vậy, để thu hút và sử dụng người tài một cách hiệu quả, không chỉ cần một chế độ đãi ngộ tương xứng, môi trường làm việc không gò bó… mà trước hết cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, trong đó quy định cụ thể về những tiêu chí tuyển dụng người tài phù hợp thực tiễn.

Có được như vậy mới hy vọng chính sách thu hút người tài bảo đảm đồng bộ, thống nhất, tạo cơ sở pháp lý cho việc phát hiện, đào tạo, trọng dụng nhân tài một cách hiệu quả. Cùng với đó, điều cần lưu tâm là phải có cơ chế kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ, tránh lạm dụng chính sách để trục lợi cá nhân.

Muốn lựa chọn nhân tài thì phải biết con người đó như thế nào. Để biết được thì phải thông qua nhiều kênh, nhiều nguồn; từ học vị của họ ở trong nhà trường tới mối quan hệ, đạo đức phong cách của họ ngoài xã hội.

Nếu họ đã ra thực tiễn làm việc thì phải xem kết quả sau quá trình trưởng thành ở ngoài xã hội ra sao: tài của họ tới đâu, đức của họ thế nào…?. Tất cả phải cụ thể chứ không thể chỉ dựa trên hàn lâm, vì nếu chỉ dựa trên hàn lâm thì tôi cho rằng sẽ rất phiêu lưu. Phải từ cơ sở hàn lâm kết hợp thực tiễn mới quyết định lựa chọn.

Khi đã chọn được rồi, nếu cần thiết thì phải tổ chức thi tuyển nữa. Như vậy sẽ chắt lọc và chọn được con người hết sức xứng đáng.

Ông Phạm Văn Hòa, ủy viên Ủy ban pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

Hà Dung (ghi)

Khánh Chi

Theo baophapluat

Trọng dụng nhân tài - cơ chế chưa bắt nhịp thực tiễn: Kỳ 2 - Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng

"Khi đã chắt lọc, chọn được người xứng đáng rồi thì chúng ta phải có chính sách đãi ngộ cho tương xứng với năng lực, trình độ và sở trường của họ, chứ không thể như hiện nay, ra trường hưởng lương khởi điểm 2,34 rồi có thêm phụ cấp này kia. Như thế không bao giờ tuyển chọn được nhân tài phục vụ cho đất nước".

Trọng dụng nhân tài - cơ chế chưa bắt nhịp thực tiễn: Kỳ 2 - Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng - Hình 1

Ông Phạm Văn Hòa cho rằng chính sách đãi ngộ với nhân tài phải tương xứng với năng lực, trình độ của họ

Đó là chia sẻ của ông Phạm Văn Hòa, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp khi đề cập đến những rào cản và bất cập hiện nay trong công tác thu hút, trọng dụng nhân tài.

"Chảy máu chất xám"

Nhấn mạnh đến việc "phải có chính sách đãi ngộ hết sức xứng đáng", ông Hòa cho rằng ngoài cơ chế tuyển thẳng thì chúng ta cần có các chế độ khác như nhà ở công vụ, hoặc lương hàng tháng không chỉ đảm bảo cho cuộc sống của họ mà phải đảm bảo với khoản lương này, họ có thể nuôi được vợ, con. "Chứ lương chỉ nuôi sống cho bản thân người ta thôi thì nhân tài không bao giờ chấp nhận. Họ có thể bỏ đi làm chỗ khác" - ông Hòa nói.

Để thu hút người tài, hiện nay ngoài các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương thì các dự án luật liên quan (như dự án Luật Thanh niên sửa đổi; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức...) cũng dành sự quan tâm đặc biệt tới những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc và cán bộ khoa học trẻ.

Tuy nhiên, với những quy định về chính sách với thanh niên tài năng tại dự án Luật Thanh niên sửa đổi, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Ngọ Duy Hiểu không khỏi băn khoăn: Đất nước đang thiếu những hiền tài, những nhà khoa học, nhà quản trị giỏi ở nhiều lĩnh vực, nhưng có rất nhiều sinh viên tốt nghiệp xong lại ở nước ngoài làm việc.

"Thanh niên rất giỏi lại làm việc ở nước ngoài nhiều, đó là điều chúng ta thấy xót xa... Rõ ràng chúng ta đang thiếu chính sách hoặc có chính sách nhưng chưa thỏa đáng. Vậy Luật này có góp phần thu hút được nhiều thanh niên về với đất nước đóng góp và tham gia nhiều hơn vào khu vực công hay không?" - ông Hiểu đặt vấn đề.

Là một trong những địa phương mạnh dạn đi đầu trong việc đề ra những chính sách nổi bật để thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao, Hà Nội đã chủ động xây dựng các văn bản pháp luật liên quan, như Quyết định số 91 (năm 2009) của UBND TP về việc ban hành quy định thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao của TP Hà Nội; Nghị quyết số 14 (năm 2013) của HĐND TP về chính sách trọng dụng nhân tài trong xây dựng, phát triển Thủ đô...

Theo số liệu được Sở Nội vụ Hà Nội công bố năm 2017, thời gian qua đã có 186 thủ khoa xuất sắc được tuyển dụng vào làm việc tại các cơ quan của thành phố, trong số này có 156 người hiện vẫn đang công tác, số còn lại đã thôi việc, chuyển việc vì nhiều lý do khác nhau.

Tại buổi gặp mặt, đối thoại với đoàn viên, thanh thiếu niên Thủ đô của Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải diễn ra vào tháng 6 vừa qua, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo cũng thẳng thắn thông tin: Những năm qua, TP đã thực hiện chính sách tuyển dụng thẳng sinh viên đỗ tốt nghiệp thủ khoa các trường đại học, cao đẳng vào làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức trực thuộc.

Nhiều bạn sau khi được tuyển dụng đã phát huy năng lực, hiệu quả trong công tác, được đề bạt, bổ nhiệm. Nhưng nhiều thủ khoa sau một thời gian công tác vì lý do thu nhập thấp đã xin thôi việc. "Đây là vấn đề chúng tôi rất quan tâm và đang tiếp tục nghiên cứu để tham mưu với TP đổi mới cơ chế làm sao vừa thu hút hiệu quả, vừa giữ chân được người tài", ông Bảo khẳng định.

Chính sách thu hút nhân tài cần đáp ứng tính toàn diện

Không chỉ mức lương quá thấp, điều đáng phàn nàn hơn là những tài năng trẻ này nhiều khi không được phân công công việc phù hợp với trình độ, kiến thức đã được học. Hoàn cảnh của những thạc sĩ tốt nghiệp ở Mỹ thuộc đề án đô thị thông minh của TP.Hồ Chí Minh là một ví dụ điển hình.

Là một trong 6 người được lựa chọn đi học thạc sĩ tại Mỹ theo đề án đô thị thông minh của TP HCM, sau khi tốt nghiệp loại giỏi trở về nước, tháng 11/2018, anh Phạm Quốc Thái được phân công về Ban Quản lý An toàn thực phẩm của TP với mức lương cơ bản gần 2,8 triệu đồng mỗi tháng.

Trọng dụng nhân tài - cơ chế chưa bắt nhịp thực tiễn: Kỳ 2 - Chế độ đãi ngộ chưa tương xứng - Hình 2

Cần có chính sách đãi ngộ cho tương xứng với năng lực, trình độ của nhân tài

Điều khiến anh Thái bức xúc đó là việc anh được đào tạo về chuyên ngành kỹ thuật xây dựng nhưng lại bị phân về làm quản lý thực phẩm, truy xuất nguồn gốc thịt lợn. Nhận thấy công việc không phù hợp, anh Thái nhiều lần đề nghị được thay đổi nhưng không mang lại kết quả như mong muốn.

Một trường hợp khác là anh Đào Đoàn Duy (từng tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội), sau khi hoàn thành chương trình học bổng thạc sĩ ở Mỹ, anh Duy được phân công về Sở Tài nguyên - Môi trường TP Hồ Chí Minh chỉ để nhận nhiệm vụ "đo môi trường, không khí" với mức lương hơn 3 triệu đồng/tháng.

Mới đây, tại hội thảo khoa học chiến lược thu hút, trọng dụng nhân tài trong khu vực công do Bộ Nội vụ tổ chức, GS.TS Phạm Hồng Thái, nguyên Trưởng khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: "Tôi nói thật, phụ cấp cả tháng của một thứ trưởng không bằng tôi đi dạy thêm 1 buổi".

Còn PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cũng nêu "một thực tế cần nói thẳng", đó là để có thể làm giảng viên trường Đảng thì gia đình phải có điều kiện mới có thể chu cấp cho ước mơ, tài năng phát triển, bởi trông chờ vào lương khởi đầu 2,34 thì rất khó khả thi. Cũng chính vì cơ chế bất cập, thu nhập không tương xứng với tài năng mà thời gian qua, ở nhiều tỉnh, thành đã có không ít giám đốc Sở xin ra khỏi khu vực công.

Và còn rất nhiều trường hợp tương tự như anh Thái, anh Duy... nhưng vì sự ràng buộc với những hợp đồng đã ký kết với chính quyền địa phương mà nhiều nhân tài đành bấm bụng ở lại "làm việc như trả nợ" cho hết thời gian quy định; một số khác chấp nhận đền bù cho TP một khoản tiền để được tự do làm việc bên ngoài với mức thu nhập hấp dẫn hơn.

Điều đáng nói, tình trạng này diễn ra ngày càng phổ biến, đến mức lãnh đạo của các TP lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh... đã phải tổ chức nhiều cuộc đối thoại với các tài năng trẻ để tìm ra hướng tháo gỡ, nhưng chưa biết hồi kết sẽ ra sao.

"Tại kỳ họp cuối năm nay, dự kiến Quốc hội sẽ thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, trong đó có chính sách tuyển chọn nhân tài. Tôi cho rằng đây là vấn đề hết sức quan trọng để sau khi luật có hiệu lực từ 1/1/2021, Trung ương và các ngành, các địa phương sẽ tuyển chọn được những con người có đức, có tài vào làm việc trong hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở để phục vụ nhân dân và phát triển đất nước..." - ông Phạm Văn Hòa cho biết.

Nhiều chuyên gia nhận định, đã là chính sách thu hút nhân tài thì nên mang tính đáp ứng toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần, tránh trường hợp Nhà nước "lãng phí" chất xám, còn các nhân tài thì chật vật xoay sở với "cơm áo, gạo tiền", khó có điều kiện phát triển.

Khánh Chi - Minh Ngọc

Theo baophapluat

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giườngVụ 4 người chết ở Hà Nội: 3 thi thể được tìm thấy dưới gầm giường
07:31:09 18/01/2025
Bức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye KyoBức ảnh xấu hổ nhất cuộc đời Song Hye Kyo
05:59:09 18/01/2025
"Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt""Tình cũ" Kim Tae Hee khuynh đảo màn ảnh suốt 6 năm giờ danh tiếng tụt dốc, diễn đỉnh nhưng đóng phim nào cũng "xịt"
05:59:44 18/01/2025
Bạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫuBạn trai tin đồn của Diệp Lâm Anh: Kém 11 tuổi, quán quân cuộc thi người mẫu
08:00:33 18/01/2025
Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?Chuyện gì đang xảy ra với Hoa hậu Phạm Hương ở Mỹ?
06:24:49 18/01/2025
Lật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu VyLật mở hồ sơ tội ác lừa đảo, tra tấn man rợ, buôn người xuyên biên giới của em chồng Triệu Vy
06:34:58 18/01/2025
Hoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổiHoa hậu Vbiz tiết lộ 1 điều khác lạ sau 15 ngày về Việt Nam với chồng thứ 3 kém tuổi
06:31:50 18/01/2025
Đường tình ồn ào của 'hoàng tử ballad' SoobinĐường tình ồn ào của 'hoàng tử ballad' Soobin
07:53:39 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Làn da ở tuổi trung niên của mẹ Á hậu Phương Nhi gây ngỡ ngàng

Làn da ở tuổi trung niên của mẹ Á hậu Phương Nhi gây ngỡ ngàng

Netizen

09:51:28 18/01/2025
Gương mặt cô đúng toát ra vibe phú bà - nhiều netizen đã phải thốt lên như vậy khi thấy cảnh makeup cho mẹ của Phương Nhi.
Lén đặt camera trong nhà, sau 2 ngày, tôi lập tức thuê giúp việc, đồng thời chuyển hết tiền lương cho vợ

Lén đặt camera trong nhà, sau 2 ngày, tôi lập tức thuê giúp việc, đồng thời chuyển hết tiền lương cho vợ

Góc tâm tình

09:50:10 18/01/2025
Vợ cứ than thở hoài nên tôi bực bội, quyết định lắp camera để xem cô ấy ở nhà làm những gì?Chồng đòi đưa con riêng về ăn Tết, tôi bình tĩnh hỏi một
Mê mẩn sắc hoa anh đào rực rỡ bung nở trên tuyến đường biên viễn xứ Nghệ

Mê mẩn sắc hoa anh đào rực rỡ bung nở trên tuyến đường biên viễn xứ Nghệ

Du lịch

09:40:54 18/01/2025
Mỗi dịp cận kề Tết cổ truyền, hàng cây anh đào bên tuyến đường tỉnh 543D ở biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An bung nở đỏ rực cả một vùng biên viễn khiến bất cứ ai cũng phải xiêu lòng.
Cuộc đối đầu mới ở Panama: Trung Quốc vươn tầm, Mỹ tăng áp lực

Cuộc đối đầu mới ở Panama: Trung Quốc vươn tầm, Mỹ tăng áp lực

Thế giới

09:19:13 18/01/2025
Người ta đã nói về một tuyến đường sắt cao tốc mà Trung Quốc sẽ xây dựng tại Panama. Một tuyến tàu điện ngầm mới tại Thành phố Panama. Một cảng container hiện đại.
Vì sao nhiều người đặt một nắm gạo dưới gối?

Vì sao nhiều người đặt một nắm gạo dưới gối?

Sáng tạo

09:17:31 18/01/2025
Mặc dù gạo có vẻ không liên quan gì đến không gian nghỉ ngơi, việc đặt một nắm gạo dưới gối lại là mẹo hay có lợi cho sức khỏe của bạn.
Đến Thung lũng Chết, người đàn ông quay được cảnh hầu hết du khách không bao giờ nhìn thấy

Đến Thung lũng Chết, người đàn ông quay được cảnh hầu hết du khách không bao giờ nhìn thấy

Lạ vui

09:17:18 18/01/2025
Một video ghi lại cảnh tượng ban đêm kỳ diệu tại Thung lũng Chết ở California, Mỹ đang lan truyền mạnh mẽ trên TikTok, thu hút nhiều sự chú ý.
Váy chữ A thanh lịch, sang trọng nhưng cực kỳ linh hoạt cho mùa cuối năm

Váy chữ A thanh lịch, sang trọng nhưng cực kỳ linh hoạt cho mùa cuối năm

Thời trang

09:03:52 18/01/2025
Xóa bỏ suy nghĩ rằng trang phục thanh lịch, sang trọng thường không thoải mái, chân váy chữ A, váy chữ A liền thân mang đến sự thuận tiện và linh hoạt tuyệt vời.
Diễn viên Nhật Kim Anh vỡ òa đón tin vui ở tuổi 39

Diễn viên Nhật Kim Anh vỡ òa đón tin vui ở tuổi 39

Sao việt

09:01:08 18/01/2025
Diễn viên Nhật Kim Anh vừa đón con gái chào đời ngày 17/1 bằng phương pháp sinh mổ. Sức khỏe 2 mẹ con ổn định, sẽ xuất viện trong vài ngày tới.
Barcelona ép Fati ra đi để đón sao Man United?

Barcelona ép Fati ra đi để đón sao Man United?

Sao thể thao

08:58:42 18/01/2025
Theo tờ Givemesport, Barca đã sẵn sàng chiêu mộ Rashford ngay trong kỳ chuyển nhượng tháng 1 này. Fati được đồn đoán sắp rời Barca.
Còn 12 ngày nữa là Tết Nguyên đán, 4 con giáp này đón tin vui tới tấp, tiền bạc đổ về như thác lũ

Còn 12 ngày nữa là Tết Nguyên đán, 4 con giáp này đón tin vui tới tấp, tiền bạc đổ về như thác lũ

Trắc nghiệm

08:58:05 18/01/2025
Đây là thời điểm 4 con giáp này nên tranh thủ bứt tốc về đích để có một năm mới đủ đầy.Top 5 con giáp may mắn nhất về tài lộc năm 2025 15 ngày nữa, 4 con giáp này bước sang cuộc đời mới, công việc
Huyền Lizzie, Đại Nghĩa gây xúc động khi bỏ tiền túi tặng trẻ mồ côi

Huyền Lizzie, Đại Nghĩa gây xúc động khi bỏ tiền túi tặng trẻ mồ côi

Tv show

08:55:08 18/01/2025
Ngoài việc hết mình với các thử thách, Huyền Lizzie còn bỏ tiền túi hỗ trợ các em nhỏ trong Mái ấm gia đình Việt , khiến nhiều người cảm kích.