Trong cái khó ló cái khôn
Những ngày này, bên cạnh các hoạt động thường niên, ngành Giáo dục các địa phương đang tăng tốc rà soát, đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ cho việc thực hiện chương trình mới ở cấp, lớp tiếp theo.
Ảnh minh họa/INT
Nhiều khó khăn đã lộ diện trong quá trình này, trong đó nổi bật nhất là tình trạng thiếu phòng học, phòng bộ môn và giáo viên, đặc biệt là ở các đô thị đông dân, vùng sâu vùng xa.
Tại TPHCM, tình trạng thiếu giáo viên diễn ra khá nan giải. Ở cấp tiểu học, giáo viên Tiếng Anh, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học… rất khó tuyển. Trong lúc đó, ở cấp THCS, việc tìm giáo viên ở môn học tự chọn Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 2; phân công giáo viên đảm nhận hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; tổ chức giáo viên đơn môn dạy các môn tích hợp… là những phần việc không phải dễ.
Tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất cũng được phản ánh ở nhiều địa phương, trong đó đặc biệt thiếu phòng học để tổ chức học 2 buổi/ngày và phòng bộ môn để thực hiện chương trình mới. Chỉ tính số phòng học đáp ứng dạy học 2 buổi/ngày, quận đông dân ở TPHCM còn thiếu rất nhiều. Như Quận 12, dù hết sức ưu tiên nhưng dự kiến năm học tới, việc học 2 buổi/ngày ở học sinh khối lớp 2 chỉ khoảng 38,9%, ở học sinh lớp 6 cũng đang nỗ lực để đạt khoảng 25% …
Thiết bị dạy học chương trình mới đòi hỏi đi kèm phòng học bộ môn, nhưng tỷ lệ phòng học bộ môn đang thiếu ở nhiều nơi. Theo số liệu của Cục Cơ sở vật chất (Bộ GD&ĐT), phòng học bộ môn đạt tỷ lệ rất thấp, nhất là ở bậc tiểu học (quy định tối thiểu 5 phòng). Cấp THCS có 47.383 phòng, đạt tỷ lệ 4,33 phòng/trường (quy định tối thiểu 8 phòng). Cấp THPT có 13.019 phòng, đạt tỷ lệ 5,56 phòng/trường (quy định tối thiểu 9 phòng)…
Khó khăn chồng khó khăn, nhưng với quyết tâm thực hiện thành công Chương trình GDPT mới, ngành Giáo dục cùng các địa phương đã chủ động, linh động và sáng tạo nhiều giải pháp. Trong cái khó đã thực sự ló nhiều cái khôn. Để giải quyết bài toán giáo viên, TPHCM, Bà Rịa – Vũng Tàu và nhiều địa phương khác đã tính đến giải pháp chia sẻ nguồn lực giữa các trường, trung tâm… trên địa bàn. Mô hình giáo viên thỉnh giảng đã được linh động áp dụng giữa các đơn vị trường học, với một số môn thiếu nhiều giáo viên như Tiếng Anh, Giáo dục Công dân, Mỹ thuật, Âm nhạc…
Gỡ khó bài toán trường lớp, bên cạnh tranh thủ các chương trình để xây thêm phòng học, nhiều địa phương đẩy mạnh sắp xếp, tối ưu hóa, xã hội hóa. Như ở Bạc Liêu thực hiện sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, dồn dịch điểm trường và các trường tiểu học có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất không bảo đảm thành những điểm trường, trường tiểu học có quy mô lớn hơn để tập trung nguồn lực đầu tư kiên cố.
Video đang HOT
Về thiết bị dạy học, quán triệt quan điểm Chương trình giáo dục phổ thông mới thực chất là kế thừa và sử dụng các thiết bị, cơ sở vật chất có sẵn, bổ sung thêm những thiết bị, cơ sở vật chất mới đáp ứng đổi mới, nhiều địa phương đặc biệt chú ý đến tính liên thông giữa các môn học, giữa các lớp học trong cùng cấp và liên thông giữa các cấp học; đồng thời quan tâm phát triển đồ dùng dạy học tự làm…
Thực hiện cái mới chưa bao giờ dễ dàng, vì thế khó khăn trong những bước đầu triển khai chương trình mới là thực tế tất yếu. Sự linh động, sáng tạo để khắc phục khó khăn của các cơ sở giáo dục, địa phương trong giai đọan này là hết sức đáng ghi nhận.
Tuy nhiên, có nhiều cái khôn để gỡ khó hiện nay phần nhiều chỉ dừng ở giải pháp tạm thời, nhất là giải pháp liên quan đến giáo viên. Để chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện thành công, phát triển bền vững ở những cấp lớp tiếp theo, hai điều kiện quan trọng nhất là đội ngũ và cơ sở vật chất, bên cạnh giải pháp gỡ khó tạm thời, rất cần các địa phương có kế hoạch lâu dài, có bước đi, lộ trình bài bản, phù hợp, ít nhất trong 5 năm tới.
Thanh Hóa: Lo thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học trước năm học mới
Chuẩn bị bước vào năm học mới, nhiều trường học trên địa bàn miền núi tỉnh Thanh Hóa lại lo lắng vấn đề thiếu thiết bị, đồ dùng dạy học. Đặc biệt, đây là năm học đầu tiên thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa.
Lớp 1 Trường Tiểu học Tân Phúc (Lang Chánh, Thanh Hóa).
Huy động nguồn lực
Ngày 12/8 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định về việc phê duyệt nhiệm vụ, danh mục, dự toán mua đồ dùng dạy học lớp 1 thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới năm học 2020 - 2021.
Theo quyết định, sẽ có 512 trường tiểu học (TH), tiểu học và trung học cơ sở (TH&THCS) trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chưa được trang bị đồ dùng dạy học tối thiểu lớp 1 phục vụ năm học 2020 - 2021. Quyết định cũng nêu rõ: Các trường có từ 1 - 4 lớp, thì được cấp 1 bộ. Trường có từ 5 lớp trở lên, sẽ được cấp 2 bộ.
Quy mô mua sắm đồ dùng dạy học tối thiểu lớp 1 thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020 - 2021 theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 5/4/2019 của Bộ GD&ĐT. Danh mục mua sắm thiết bị theo quy định tại Thông tư số 05/2019/TT-BGDĐT ngày 5/4/2019 của Bộ GD&ĐT ban hành danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao cho Sở GD&ĐT Thanh Hóa thực hiện mua sắm tập trung.
Tổng kinh phí là 92 tỷ 786 triệu đồng, kinh phí được lấy từ nguồn sự nghiệp giáo dục và đào tạo (các nhiệm vụ phát sinh) trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2020.
Theo danh mục mua sắm đồ dùng, thiết bị dạy học tối thiểu cho lớp 1, do UBND tỉnh Thanh Hóa quy định, thì mỗi bộ đồ dùng có tới hàng trăm thiết bị. Ví dụ: Các thẻ chữ số từ 0 đến 9, thẻ dấu so sánh (lớn hơn, bé hơn, bằng). Thẻ dấu phép tính, gồm: Thẻ dấu phép tính (cộng, trừ), que tính, bộ thẻ chữ học vần thực hành, bộ mẫu chữ viết quy định trong trường tiểu học...
Mô hình đồng hồ GV có thể quay được cả kim giờ, kim phút. Bộ sa bàn giáo dục giao thông, gồm: Sa bàn ngã tư đường phố (mô tả nút giao thông), có vạch chỉ dẫn đường dành cho người đi bộ. Cột đèn tín hiệu giao thông, có thể cắm đứng tại các góc ngã tư trên sa bàn. Mô hình một số cột biển báo đường dành cho người đi bộ, nhường đường cho người đi bộ, cấm người đi bộ, cấm đi ngược chiều, giao nhau với đường sắt, đá lở...
Mô hình một số phương tiện giao thông (ô tô 4 chỗ; xe buýt; xe tải; xe máy; xe đạp), kích thước phù hợp với kích thước sa bàn. Ngoài ra, còn các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục. Bên cạnh đó, các loại thiết bị dùng chung, như: Bảng nhóm, tủ đựng thiết bị, bảng phụ, máy chiếu, tivi, máy tính, bộ tranh ảnh phục vụ môn tập viết, dạy chữ viết...
Còn trước đó, ngày 3/12/2019, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã quyết định phê duyệt hơn 33,6 tỷ đồng, để mua đồ dùng dạy học lớp 1 thực hiện Chương trình, sách giáo khoa mới từ năm học 2020 - 2021 cho các trường vùng đặc biệt khó khăn. Như vậy, tính cả hai đợt, tỉnh Thanh Hóa đã phải chi tới hơn 120 tỷ đồng, để phục vụ việc mua sắm, đồ dùng dạy học cho năm học 2020 - 2021.
Vùng cao còn khó
Lớp học tại khu lẻ bản Ón của Trường Tiểu học Tam Chung (xã Tam Chung, huyện Mường Lát, Thanh Hóa).
Mặc dù, UBND tỉnh Thanh Hóa đã chi hơn 90 tỷ đồng, để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học tối thiểu lớp 1 phục vụ năm học 2020 - 2021, nhưng trên thực tế nhiều trường vẫn còn thiếu thốn trầm trọng.
Qua khảo sát tại một số huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, tình trạng thiếu thốn đồ dùng, trang thiết bị dạy học ở nhiều trường đang diễn ra.
Ông Lê Minh Thư - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Lang Chánh, cho biết: Ngoài số đồ dùng, trang thiết bị do tỉnh cấp cho các nhà trường, để chuẩn bị cho năm học mới 2020 - 2021, huyện Lang Chánh đang rất lo lắng do thiếu đồ dùng dạy học.
Cũng theo ông Thư, sau khi thống kê tại các trường, hiện tại Lang Chánh còn thiếu 25 bộ đồ dùng dạy học (mỗi trường 1 bộ) với giá ước tính 450 triệu đồng. Mua sắm đồ dùng dành cho HS, bao gồm 371 bộ thực hành Toán Tiếng Việt, dự kiến tổng kinh phí hơn 96 triệu đồng. "Ngoài ra, vấn đề mua sắm đồ dùng dạy học lớp 1 năm học 2020 - 2021 cho các trường TH, TH&THCS có HS tiểu học, nhưng không được hưởng trợ cấp của tỉnh, lên tới 600 đến 700 triệu đồng. Tuy nhiên, là huyện miền núi, đang có nhiều khó khăn, nên huyện cũng không có kinh phí để hỗ trợ. Do đó, chúng tôi chỉ biết làm tờ trình gửi về tỉnh, đề nghị hỗ trợ mà thôi", ông Thư nói.
Cũng theo ông Thư, trên thực tế, UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ cấp đồ dùng, trang thiết bị dạy học dựa trên đầu trường. Mỗi trường TH, nếu có quy mô trên 5 lớp 1, thì cấp 2 bộ đồ dùng. Còn trường nào dưới 4 lớp 1, được cấp 1 bộ đồ dùng. "Đối với miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, thì việc điều tiết bộ đồ dùng là vô cùng khó. Bởi lẽ, có trường với quy mô 8 lớp, nhưng có tới 2 hoặc 3 điểm lẻ, thậm chí còn có cả lớp ghép, thì việc điều tiết đồ dùng dạy học là không đơn giản", ông Thư chia sẻ.
Còn ông Mai Xuân Giang - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Lát, cho hay: Ngày chuẩn bị cho năm học mới 2020 - 2021, các trường TH và TH&THCS trên địa bàn huyện Mường Lát thuộc khu vực đặc biệt khó khăn đã được tỉnh cấp các bộ đồ dùng, thiết bị lớp 1. Tổng số bộ thiết bị được cấp là 18 bộ, với kinh phí hơn 2,686 tỷ đồng.
Tuy nhiên, so với nhu cầu thực tế lớp 1 (bao gồm cả lớp học đơn và lớp học ghép), để đáp ứng yêu cầu đổi mới sách giáo khoa, GV lên lớp phải có đồ dùng thiết bị dạy học. Do đó, tổng các trường tiểu học trên địa bàn có nhu cầu cần bổ sung mua sắm là 50 bộ thiết bị lớp 1, với tổng kinh phí dự kiến gần 7,5 tỷ đồng.
"Với thực trạng nguồn kinh phí của huyện còn hạn hẹp, không có nguồn để tổ chức mua sắm các trang thiết bị cho các trường học. Nguồn kinh phí chủ yếu phụ thuộc vào nguồn kinh phí cấp hàng năm của Nhà nước.
Vì vậy, Phòng GD&ĐT huyện Mường Lát đề nghị Sở GD&ĐT có kế hoạch tiếp tục hỗ trợ mua sắm trang thiết bị cho các trường TH huyện Mường Lát, để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình sách giáo khoa kể từ năm học 2020 - 2021", ông Giang cho hay.
Vì sao Đại học Quốc gia Hà Nội lại giảng dạy môn golf? Đại học Quốc gia Hà Nội đưa golf vào dạy học từ năm học tới và sinh viên được quyền lựa chọn học một trong các bộ môn thể thao gofl, bơi lội, cầu lông, điền kinh. Ảnh minh họa Ông Nguyễn Việt Hòa, Giám đốc Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể Thao, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết,...