“Trong 5-10 năm tới, hơn 50% số lượng công việc trong ngân hàng sẽ được làm bởi máy móc”
Việc các ngân hàng ồ ạt số hóa sẽ có ảnh hưởng mạnh tới lực lượng lao động ngành này trong tương lai.
Nhiều công việc sẽ biến mất khi ngân hàng ồ ạt số hóa
Trong một tọa đàm mới đây, ông Phạm Hồng Hải – nguyên CEO HSBC Việt Nam nhận định, với sự thay đổi chóng mặt về công nghệ số, rất nhiều công việc hiện nay sẽ được thay thế bằng máy móc trong tương lai.
“Điển hình một dự báo về ngành ngân hàng là trong vòng 5-10 năm tới, hơn 50% số lượng công việc sẽ được làm bởi máy móc”, ông nói. Do đó việc đào tạo, tái đào tạo nguồn nhân lực cho ngành ngân hàng là vô cùng quan trọng để đảm bảo cho những nhân viên hiện tại có những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được thời đại công nghệ số trong thời gian sắp tới.
Trong khi đó, chia sẻ với chúng tôi, một Phó Tổng Giám đốc phụ trách về công nghệ của một ngân hàng lớn cũng khẳng định, các ngân hàng đang đẩy mạnh số hóa, và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới lực lượng lao động.
“Khi số hóa, sẽ có những công việc được thay thế bằng công nghệ, tinh gọn quy trình, nhiều công việc sẽ bị cắt bỏ và được thay thế bởi robot. Tuy nhiên, cũng sẽ sinh ra những công việc mới, tạo cơ hội phát triển kinh doanh, đẩy bán hàng nhiều hơn”, vị này cho biết. Ngân hàng sẽ phải dự đoán được công việc nào giảm và công việc nào tăng lên để dịch chuyển lao động bù lại những chỗ khiếm khuyết. Không chỉ ngân hàng mà bất kỳ công ty nào cũng phải dự đoán được điều này để có chính sách tuyển dụng phù hợp.
Video đang HOT
Tại Việt Nam, tốc độ số hóa được đẩy nhanh hơn cũng khiến các ngân hàng hạn chế tuyển dụng trong vài năm trở lại đây, thậm chí có một số ngân hàng đã mạnh tay cắt giảm nhân sự.
Trong năm 2019, có 6 ngân hàng đã cắt giảm hơn 4.000 nhân sự, trong đó, VPBank là ngân hàng cắt giảm nhân sự mạnh nhất. Số nhân sự tại ngân hàng này cuối năm 2019 là 9.436 nhân viên, giảm tới hơn 2.030 người so với hồi đầu năm.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank từng cho biết, việc tối ưu hóa các hệ thống vận hành và bán hàng đã khiến ngân hàng này giảm hơn 2.000 lao động trong 9 tháng đầu năm 2019. Hơn 30% các khoản vay nhỏ và thẻ được thực hiện trên mạng. Các ứng dụng như Internet Banking, VPBank Online đã có thể đáp ứng gần như toàn bộ các nhu cầu của khách hàng từ chuyển tiền, vay tiền, mua sắm,… Tại các phòng giao dịch, các máy gửi tiền tự động càng làm giảm bớt vai trò của nhân viên ngân hàng.
Cắt giảm bộ phận back office nhưng “khát” nhân sự phục vụ chuyển đổi số
Theo đánh giá của các chuyên gia, nhu cầu nhân sự ngân hàng nhìn chung không còn tăng mạnh như giai đoạn trước đây, nhưng nhu cầu ở một số mảng phục vụ cho việc chuyển đổi số sẽ rất lớn. Nhu cầu tuyển dụng sẽ tập trung vào hai mảng bán lẻ và ngân hàng số, trong khi lực lượng lao động để làm ngân hàng số sẽ khan hiếm. Một khảo sát của PwC cho thấy, gần 80% lãnh đạo ngân hàng lo thiếu hụt nhân sự am hiểu về đổi mới sáng tạo, ngân hàng số.
Trong một báo cáo hồi đầu năm, Navigos Search cho biết, các ngân hàng trong nước đang tập trung phát triển dịch vụ số hóa nên nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan cũng tăng lên trong quý 1, cụ thể là các vị trí như Phát triển Kinh doanh cho dịch vụ ngân hàng số, Phân tích trải nghiệm khách hàng và mảng công nghệ thông tin như Quản lý dự án, Phân tích Dữ liệu…
Tuy nhiên, theo Navigos Search, các ngân hàng đang gặp nhiều thách thức trong tuyển dụng những vị trí trên do nguồn ứng viên trong nước vẫn chưa đạt được kỳ vọng. Bên cạnh đó, do ngân hàng là ngành mang tính đặc thù cao nên các doanh nghiệp vẫn ưu tiên lựa chọn các ứng viên có kinh nghiệm làm việc trong ngành trước khi tìm kiếm đến những ứng viên từ ngành khác.
Để giải quyết một phần thách thức trên, hiện nay các ngân hàng đang ưu tiên tìm kiếm ứng viên Việt nhưng có kinh nghiệm làm việc tại nước ngoài hoặc Việt kiều quay về nước làm việc.
Phó Tổng Giám đốc phụ trách số hóa của VietinBank – ông Trần Công Quỳnh Lân cũng cho biết, các ngân hàng thiếu nhân sự ngân hàng số bởi ngân hàng thiếu ý tưởng, kiến thức về công nghệ. Tuy nhiên, để làm số hóa tốt thì không chỉ kiến thức công nghệ mà còn kiến thức về dịch vụ tài chính, hiểu biết tình trạng nội tại của ngân hàng.
“Do đó, chúng tôi không quan niệm sẽ thành lập bộ phận ngân hàng số hoàn toàn mới và tuyển dụng hoàn toàn mới ở bên ngoài. Ngân hàng sẽ tận dụng lại nhân sự của mình để đào tạo vì họ hiểu được đặc điểm nội tại của ngân hàng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải kết hợp với một vài nhân tố bên ngoài để có những góc nhìn khác, chẳng hạn có thể tuyển dụng một vài chuyên gia và thuê công ty tư vấn”, Phó TGĐ VietinBank cho biết.
Các ngân hàng đang thừa nhân lực vì covid-19, tính chuyện cắt giảm
Các ngân hàng đã xuất hiện tình trạng dư thừa nhân lực vì tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đã có Ngân hàng phải tái cơ cấu để cắt giảm nhân sự.
Báo cáo nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao tại Việt Nam mới đây của Navigos Search cho biết, Sản xuất và Công nghệ thông tin đang đi đầu về nhu cầu tuyển dụng nhân sự cấp trung và cấp cao trong Quý I/2020.
Trong khi đó, với ngành ngân hàng, vì đang phải dồn lựcgiải quyết COVID-19, các ngân hàng đang tạm ngưng tuyển dụng để phát triển Ngân hàng số
Cụ thể, trong Quý I/2020, ngành Ngân hàng chứng kiến nhiều sự dịch chuyển của nhân sự cấp cao trong cùng ngành. Ngoài ra, xuất hiện tình trạng dư thừa nhân lực vì tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, đã có Ngân hàng phải tái cơ cấu để cắt giảm nhân sự.
Dưới tác động của COVID-19, các dự án kinh doanh của Ngân hàng bị trì hoãn, sự thay đổi trong khách hàng mục tiêu cũng khiến các ngân hàng phải tái định hướng lại chiến lược kinh doanh trong thời gian tới. Xu hướng phát triển "Ngân hàng số" bắt đầu từ năm 2019 và được dự đoán có nhu cầu tuyển dụng tăng trong 2020, tuy nhiên hiện tại các Ngân hàng cũng đang tập trung nguồn lực tài chính để giải quyết khó khăn do dịch bệnh COVID-19, nên nhu cầu này không được ghi nhận tăng thêm trong Quý I.
Theo quan sát của Navigos Search, nhu cầu tuyển dụng ngành Ngân hàng sẽ phụ thuộc nhiều vào kế hoạch kinh doanh sắp tới và Đại hội cổ đông thường niên trong Quý II.
Trên thực tế, trước mắt, hiện các ngân hàng đang chủ yếu cắt giảm lương thưởng với nhân sự cấp cao và giảm nhu cầu tuyển dụng. Trong đó, HDBank là ngân hàng đầu tiên trong hệ thống gửi thông báo tới người lao động về việc cắt giảm lương từ ngày 01/4. Việc điều chỉnh bắt đầu luôn từ kỳ lương tháng 4 cho đến khi có thông báo thay thế.
Cụ thể với những nhân viên HDBank có lương 80 triệu đồng/tháng trở lên sẽ thực hiện cắt giảm 25%; từ 40 - 80 triệu đồng cắt giảm 20%; lương từ 20 - 40 triệu sẽ giảm 15% còn lương từ 10 - 20 triệu là giảm 10%. Cán bộ nhân viên có thu nhập dưới 10 triệu sẽ không bị cắt giảm thu nhập.
Trong khi đó, tại SHB, các thành viên Hội đồng quản trị, Ban Điều hành và cán bộ quản lý cấp cao của ngân hàng tự nguyện giảm lương 50% cho đến khi công bố hết dịch. Các cấp quản lý toàn hệ thống từ cấp Phó phòng trở lên và các chức danh tương đương giảm từ 10%- 30% tùy theo mức thu nhập.
Trước đó, cuối tháng 3/2019, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành chỉ thị số 02/CT-NHNN về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19. Đáng chú ý, Thống đốc yêu cầu các thành viên trong hệ thống là chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế trước khi tổ chức đại hội cổ đông.
Diệp Trần
Dự báo tín dụng khó tăng cao trong những tháng cuối năm Số liệu thống kê tại một số thành phố lớn cho thấy, tăng trưởng tín dụng trong những tháng vừa qua đạt tỷ lệ khá thấp. Tăng trưởng tín dụng trong những tháng qua đạt tỷ lệ khá thấp. Ảnh minh họa: TTXVN Mặc dù các ngân hàng đang triển khai nhiều gói hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi, tuy...