Trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm, chỉ cần mỗi năm 1 người trồng 2 cây sẽ đủ
Nói về mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn cho biết, trong thời gian tới, Bộ NNPTNT sẽ xây dựng đề án để thực hiện khát vọng này. Chỉ cần mỗi người trồng 2 cây trong 1 năm thì sẽ đủ.
Trả lời câu hỏi của Dân Việt tại buổi họp báo thông tin về chuỗi sự kiện Kỷ niệm ngành lâm nghiệp Việt Nam – 75 năm hình thành và phát triển do Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) tổ chức chiều 24/11 về mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra, Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định, đây là khát vọng, mong muốn, quyết tâm chính trị cao của người đứng đầu Chính phủ.
“Không đơn thuần là con số 1 tỷ cây xanh, mục tiêu này của Thủ tướng còn nhằm truyền đi thông điệp quyết tâm khôi phục, nâng cao chất lượng rừng và môi trường” – Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, sau khi Thủ tướng đưa ra mục tiêu này tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, Bộ NNPTNT đã có báo cáo, xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng đề án trồng 1 tỷ cây xanh.
Thứ trưởng Thường trực Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn khẳng định, hoàn toàn có thể thực hiện được mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh Thủ tướng đưa ra.
“Tinh thần của mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh sẽ là những cây lâu năm có tán rộng, có tác dụng phòng hộ môi trường tốt, việc trồng cây xanh được thực hiện trên phạm vi toàn quốc và không tính vào diện tích trồng rừng thay thế hàng năm” – Thứ trưởng Hà Công Tuấn thông tin thêm.
Video đang HOT
Cũng theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, việc Thủ tướng đặt ra mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh cũng là cơ hội để các ngành chức năng, các địa phương đặt ra một mục tiêu, chương trình cụ thể hơn cho phong trào Tết trồng cây hàng năm.
Theo đó, để có được 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới sẽ tập trung trồng cây ở các đô thị, trồng ở khu công nghiệp, trên các hệ thống đường giao thông, những khu vực chuyên canh nông nghiệp nhưng không có bóng cây. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh trồng rừng trên đất lâm nghiệp.
“Trong 5 năm, chỉ cần mỗi người trồng 2 cây trong 1 năm là sẽ phủ xanh 1 tỷ cây. Tuy nhiên, việc thực hiện phong trào phải thiết thực, trồng có bài bản, kế hoạch chứ không phải cắm cây xuống là xong” – Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, Bộ NNPTNT đã đề xuất việc thực hiện mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh sẽ được lồng ghép trong chương trình đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025, đồng thời khẳng định, đây không phải là việc của riêng ngành lâm nghiệp, để đạt hiệu quả, cần sự chung tay của các ngành chức năng, địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Mỗi người trồng 2 cây xanh trong một năm sẽ góp phần thực hiện mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm. Ảnh: I.T
Được biết, trải qua 75 năm hình thành và phát triển, ngành lâm nghiệp đang khẳng định vị thế là một ngành kinh tế vì môi trường, dân sinh, góp phần phát triển bền vững kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao độ che phủ rừng.
Theo Thứ trưởng Hà Công Tuấn, nhiều năm qua kim ngạch xuất khẩu lâm sản tăng trưởng nhanh trên 10%. Riêng năm 2020, tính đến tháng 11/2020, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 11,7 tỷ USD, tăng mạnh so với 10,1 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
“Về cơ bản năm 2020 sẽ đạt kim ngạch xuất khẩu 13 tỷ USD. Năm 2021 xác định chỉ tiêu sẽ phấn đấu đạt 14,5 tỷ USD, tỷ lệ tăng trưởng 10%, hướng tới đạt con số 20 tỷ USD vào 2025″ – Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết.
Dịch Covid-19 đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chế biến, xuất khẩu gỗ, nhất là trong tháng 3, tháng 4, nửa đầu tháng 5.
Tuy vậy, nhờ Chính phủ, các bộ ngành có chính sách về tín dụng, giãn thuế, giãn thời gian nộp tiền sử dụng đất; doanh nghiệp, doanh nhân “khó ló khôn”, chuyển qua giao dịch bằng internet, bán hàng online… có doanh nghiệp sẵn sàng thế chấp tài sản cá nhân để có vốn giữ được người lao động nên các doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn.
Tăng cường giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp
Để từng bước giảm thiểu và tiến tới ngăn chặn tình trạng phát sinh chất thải nhựa, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và phát động phong trào chống chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp tại địa phương, vận động các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ký cam kết hoặc tuyên bố hành động chống rác thải nhựa.
Nông dân thu gom vỏ thuốc bảo vệ thực vật để tiêu hủy. (Nguồn ảnh: Vietnam )
Hiện nay, chất thải nhựa đã và đang trở thành thách thức rất lớn trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Việc sử dụng vật liệu nhựa cho phát triển sản xuất dẫn tới lượng thải bỏ tăng dần theo từng năm. Do vậy, nhằm phòng, tránh tác hại của chất thải nhựa, ngành nông nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý, giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế và phổ biến, tuyên truyền tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hạn chế tối đa sản phẩm nhựa sử dụng một lần.
Để thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1746/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/12/2019 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030 và Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị tuyên truyền, phổ biến thông tin, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành tham gia hưởng ứng phong trào "Chống rác thải nhựa"; hạn chế sử dụng và tiến tới nói không với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó,thực hiện có hiệu quả việc thu gom, phân loại chất thải nhựa, hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể nhằm phát huy các sáng kiến, mô hình thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải nhựa đáp ứng được quy định bảo vệ môi trường.
Nhằm đạt được mục tiêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các đơn vị trong ngành tập trung thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Trong đó, đối với Tổng cục Thủy sản, tập trung thực hiện các giải pháp thu gom, tái sử dụng, tái chế chất thải nhựa và hạn chế sử dụng phao xốp để làm nổi các lồng bè nuôi cá; kiểm soát chặt chẽ chất thải nhựa tại các khu bảo tồn biển và cộng đồng dân cư ven biển. Đồng thời, xây dựng, thực hiện các giải pháp thu hồi các ngư cụ như lưới, phao bị thất lạc, bỏ quên hoặc thải bỏ trên biển; đánh giá hiện trạng sử dụng, phát thải túi ni-lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa dùng một lần tại các cảng cá, bến cá và trên các phương tiện khai thác thủy sản.
Đối với Tổng cục Lâm nghiệp, cần tập trung thực hiện các giải pháp giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất giống cây lâm nghiệp và các hoạt động lâm nghiệp khác có liên quan. Với Cục Trồng trọt, tập trung thực hiện các giải pháp giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải nhựa trong sản xuất giống cây trồng nông nghiệp và canh tác nông nghiệp.
Đáng chú ý, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện các giải pháp quản lý, thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý nhằm giảm phát sinh chất thải nhựa tại địa phương.
Hướng dẫn, tuyên truyền các tổ chức, cá nhân về việc thu gom, xử lý chất thải nhựa từ bao gói thuốc bảo vệ thực vật theo Thông tư liên tịch số 05/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 19/5/2016 giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Tài nguyên và Môi trường; chất thải nhựa từ bao bì phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và các sản phẩm nông sản. Đồng thời, xây dựng và phát động phong trào chống chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp tại địa phương, vận động các doanh nghiệp kinh doanh trong ngành ký cam kết hoặc tuyên bố hành động chống rác thải nhựa.
Bình Thuận xin chuyển hơn 28ha rừng tự nhiên làm nhà máy điện gió Hòa Thắng, Bộ NNPTNT nói chưa đủ điều kiện Liên quan đến Tờ trình số 4141/TTr-UBND ngày 23/10/2020 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc xin chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện dự án Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2 và đường dây đấu nối 110kV, Bộ NNPTNT cho rằng, chưa đủ điều kiện xem xét, thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận. Cụ...