Gia Lai hoàn thiện các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm
Các nhà thầu đang khẩn trương thi công và nỗ lực hoàn thiện các dự án trước thời điểm Tết Nguyên đán 2021 để tạo điều kiện giao thương tốt nhất cho người dân vào dịp cuối năm.
Tuyến đường từ trung tâm xã Hra về làng Đê Kôn. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Trong 5 năm qua, tỉnh Gia Lai đầu tư nâng cấp và xây dựng mới gần 1.200 km đường các loại với tổng vốn gần 2.400 tỷ đồng.
Riêng năm 2020, có 9 dự án giao thông trọng điểm được triển khai với tổng nguồn vốn trên 5.000 tỷ đồng gồm các dự án: tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên; dự án cải tạo, nâng cấp các đoạn xung yếu trên quốc lộ 25; dự án đường tỉnh 665, 662B và tuyến giao thông biên giới cấp bách trên địa bàn huyện Đức Cơ…
Theo ghi nhận, hiện các tuyến đường Trường Sơn Đông, đường tỉnh 666, 662, quốc lộ 25 đoạn qua tỉnh Gia Lai đang được các nhà thầu khẩn trương thi công và nỗ lực hoàn thiện trước thời điểm Tết Nguyên đán 2021 để tạo điều kiện giao thương tốt nhất cho người dân vào dịp cuối năm.
Giám đốc điều hành gói thầu 2.8 Công ty cổ phần Xây dựng công trình Nam Đô, ông Trần Văn Đằng cho biết sau gần 2 tháng tích cực thi công, hiện toàn bộ hệ thống cống hộp ngang đường và hệ thống rãnh thoát nước dọc đường trên toàn tuyến đã hoàn thành khoảng 80% khối lượng. Công ty đặt mục tiêu trước Tết Nguyên đán sẽ hoàn thành lớp thảm bê tông C19 để đảm bảo thông xe cho nhân dân đón Tết an toàn, gọn gàng và sạch sẽ.
Người dân hy vọng tuyến quốc lộ 25 qua địa bàn xã và huyện mở rộng sẽ giảm bớt tai nạn giao thông, vận chuyển hàng hóa nông sản thuận lợi hơn, giúp người dân có cơ hội thay đổi tư duy sản xuất, đưa bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Hệ thống quốc lộ qua địa bàn tỉnh Gia Lai gồm 6 tuyến với tổng chiều dài 723 km. Hiện toàn bộ các tuyến quốc lộ này đều đã được nâng cấp, cải tạo hoàn thiện kết nối hoàn chỉnh, thông thoáng với 10 đường tỉnh và hệ thống đường giao thông nông thôn tạo đà thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an ninh-quốc phòng.
Video đang HOT
Là địa phương được thụ hưởng các dự án nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh, quốc lộ đi qua trung tâm huyện góp phần giảm đáng kể số vụ tai nạn giao thông và thay đổi bộ mặt đô thị, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Phú Thiện, ông Nguyễn Anh Tuấn cho biết hiện tuyến quốc lộ 25 mở rộng và tuyến tỉnh lộ 662 đang được triển khai thi công là điều kiện thuận lợi cho địa phương phát triển kinh tế-xã hội, kết nối các tuyến giao thông trên địa bàn.
Tuy nhiên, quốc lộ 25 là tuyến duy nhất đi qua địa bàn thị trấn huyện Phú Thiện, mật độ dân cư rất đông nên huyện mong muốn, tỉnh và Trung ương quan tâm đầu tư mở rộng tuyến qua nội thị để việc triển khai thi công được đồng bộ, giải quyết ách tắc giao thông nội thị.
Phó Giám đốc Phụ trách Sở Giao thông Vận tải tỉnh Gia Lai Lê Văn Hạnh cho biết, theo kế hoạch, giai đoạn 2020-2025, trên địa bàn tỉnh Gia Lai sẽ nâng cấp, mở rộng mới khoảng trên 400 km quốc lộ, tỉnh lộ với nhiều công trình trọng điểm về giao thông. Các công trình này hoàn thành sẽ tạo tiền đề thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho tỉnh.
Cùng với các tuyến đường quốc lộ đã hoàn thiện kết nối giao thương hiệu quả trong khu vực, hệ thống giao thông nông thôn cũng được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đầu tư. Đến nay, phần lớn tuyến đường liên huyện, liên xã đều đã được cứng hóa; đường trục thôn, làng được nâng cấp, ôtô đi lại thuận tiện quanh năm góp phần quan trọng thúc đẩy sự đột phá về phát triển kinh tế trong giai đoạn mới./.
Hòa Bình huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo đột phá phát triển nhanh
Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh việc phát triển kinh tế-xã hội của Hòa Bình phải đặt trong mối liên kết tổng thể phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng thủ đô Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Bình Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Thanh Hải/TTXVN)
Chiều 30/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cùng đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Hòa Bình về việc góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Bùi Văn Tỉnh nhấn mạnh 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hòa Bình đã phát huy thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu giành được nhiều kết quả quan trọng trên các lĩnh vực.
Tỉnh Hòa Bình là cửa ngõ kết nối với Thủ đô Hà Nội và vùng Tây Bắc với xu hướng phát triển thành phố vệ tinh, thành phố thông minh của vùng thủ đô, giúp Hòa Bình mở ra cơ hội để phát triển.
Thời gian tới, tỉnh Hòa Bình huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo đột phá phát triển nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, dân tộc.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hòa Bình Trần Đăng Ninh trình bày báo cáo đề dẫn dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả, hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XVI trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, quân sự địa phương, an ninh, trật tự xã hội, công tác cải cách tư pháp, hoạt động tư pháp, công tác đối ngoại, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
Dự thảo Báo cáo rút ra 5 bài học kinh nghiệm, đồng thời phân tích những thuận lợi, thời cơ phát triển, khó khăn, thách thức, đặt ra yêu cầu đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, đòi hỏi Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc phải nỗ lực phấn đấu với ý chí, quyết tâm cao để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ trong 5 năm tới.
Mục tiêu đề ra là: phấn đấu kinh tế tỉnh Hòa Bình đạt mức trung bình của cả nước vào năm 2025 và đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực Trung du và miền núi Bắc bộ; đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển trong cả nước.
Dự thảo Báo cáo đưa ra 14 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong nhiệm kỳ 2020-2025.
Đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương cơ bản đồng tình cao với dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2002-2025.
Đồng thời, các đại biểu đóng góp nhiều ý kiến quan trọng vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Đoàn công tác cho rằng Hòa Bình cần đánh giá hiệu quả chất lượng xây dựng nông thôn mới; nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm; kết quả thu hút vốn đầu tư, kết quả đầu tư công trung hạn; bổ sung số liệu đánh giá sâu hơn về xã hội hóa giáo dục, đào tạo nghề; đánh giá tổng quát về kết quả thực hiện quy hoạch.
Hòa Bình cũng cần rà soát lại các chỉ tiêu cho 5 năm tới để đảm bảo tính khả thi; cụ thể hóa thành các chương trình triển khai sau Đại hội như phát triển kinh tế, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đẩy mạnh liên kết vùng, xóa đói giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới; bổ sung các khâu đột phá bám sát 3 khâu đột phá của Trung ương.
Hệ thống đường giao thông trong thành phố Hòa Bình được mở rộng, nâng cấp, góp phần quan trọng vào sự phát triển đồng bộ về kinh tế của hai bên bờ sông Đà. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Kết luận buổi làm việc, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình ghi nhận, biểu dương những kết quả, thành tích tỉnh Hòa Bình đạt được trong 5 năm qua; đồng thời đánh giá cao tỉnh Hòa Bình đã chủ động, tích cực, triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW và xây dựng các văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh một cách bài bản, chất lượng.
Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhất trí với định hướng phát triển của tỉnh Hòa Bình trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025; đề nghị tỉnh Hòa Bình cần xác định đúng và tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, lịch sử, văn hóa, con người cùng lợi thế về quỹ đất sẵn có.
Việc phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh phải đặt trong mối liên kết tổng thể phát triển của vùng Trung du và miền núi phía Bắc, vùng thủ đô Hà Nội.
Tỉnh phát triển du lịch làm mũi nhọn, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, đảm bảo có cơ cấu kinh tế hợp lý, phát triển vùng động lực là nhiệm vụ trọng tâm nhằm tạo sự lan tỏa đối với tất cả các vùng trong tỉnh.
Hòa Bình cũng cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân làm động lực quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của tỉnh./.
Khởi công xây dựng cầu Vàm Cái Sứt vào ngày 2-10 Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh cho biết, vào ngày 2-10 tới, đơn vị sẽ tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Vàm Cái Sứt tại xã Long Hưng, TP.Biên Hòa. Khu vực nơi sẽ xây dựng cầu Vàm Cái Sứt. Cầu Vàm Cái Sứt là hạng mục quan trọng của dự án Hương lộ 2. Khi toàn...