Trọn vẹn tình yêu với sân khấu và bục giảng
Nhắc đến Thạc sỹ Phạm Thị Hoàng Hiền, Trưởng khoa Âm nhạc Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Thanh Hóa, các đồng nghiệp luôn ghi nhận những nỗ lực, cống hiến hết mình của chị cho niềm đam mê sân khấu và bục giảng.
Hoàng Hiền kể, hồi nhỏ chị sống cùng gia đình ở Khu tập thể Nhà hát Nhân dân, thường xuyên được nghe tiếng hát của những nghệ sĩ nổi danh xứ Thanh. Những lời ca, tiếng hát ấy đã thấm sâu vào chị, để đưa chị trở thành một cây văn nghệ trong suốt những năm tháng học sinh. Và rồi chị quyết định theo học ngành sư phạm âm nhạc của Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thanh Hóa (tiền thân của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa ngày nay).
Là người nhanh nhẹn, hoạt bát, thích hoạt động phong trào, khi theo học sư phạm âm nhạc, chị Hoàng Hiền luôn tích cực tham gia các phong trào văn hóa, văn nghệ của nhà trường. Chị còn tham gia hát trên sóng phát thanh, hay các cuộc thi, hội diễn văn nghệ. Thành công đã mỉm cười với chị khi năm 1992, Phạm Thị Hoàng Hiền đạt giải B cuộc thi tiếng hát học sinh – sinh viên toàn quốc. Kế đó là vô số những huy chương chị giành được trong các cuộc thi âm nhạc chuyên nghiệp toàn quốc, như: Huy chương Vàng (HCV) hội thi công nhân – viên chức – lao động, HCV tiếng hát toàn quân, giải ba cuộc thi tiếng hát trên sóng phát thanh, HCV cuộc thi tiếng hát sinh viên…
Từ những thành tích đạt được, Phạm Thị Hoàng Hiền được cử đi học tại Học viện Âm nhạc Quốc gia để trở thành một ca sĩ chuyên nghiệp. Kết thúc khóa học, chị chọn trở về cống hiến cho quê hương. Hiện nay chị là Trưởng khoa Âm nhạc của Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa.
Dù không còn thường xuyên đứng trên sân khấu biểu diễn như trước, nhưng chị luôn biết cách truyền ngọn lửa đam mê, sự nhiệt huyết cho thế hệ trẻ, nhất là đối với các bạn trẻ thực sự yêu thích, đam mê. Bằng kinh nghiệm và hơn hết là tình yêu, lòng bao dung; khát khao được “chia lửa nghề” với thế hệ trẻ, Hoàng Hiền đã giúp nhiều thí sinh bỡ ngỡ, mới bước chân vào âm nhạc trở nên cứng cáp, bản lĩnh và tự tin hơn. Danh sách những giọng hát từng được chị đào tạo và trở nên nổi tiếng phải kể đến, như: Ngô Thanh Huyền (Quán quân dòng nhạc nhẹ Sao Mai 2013), Hoàng Thủy (Á quân dòng nhạc nhẹ Sao Mai 2015), Ngô Trung Quang (Quán quân Thần tượng Bolero 2016), Trịnh Linh Chi (Á quân thính phòng Sao Mai 2019)… Đó còn chưa kể đến những tài năng nhí nổi danh trong nước được chị bồi dưỡng, như: Quang Anh (Quán quân Giọng hát Việt nhí), Quốc Thái (giải nhất Đồ Rê Mi)…
Không dừng lại ở đó, Hoàng Hiền còn là người tích cực tham gia nghiên cứu khoa học với nhiều đề tài như: Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở năm 2015 về “Thực trạng, giải pháp quản lý và nâng cao chất lượng dạy học môn âm nhạc tại các trường tiểu học trên địa bàn TP Thanh Hóa”; Đề tài khoa học và công nghệ cấp cơ sở năm 2016 về “Giải pháp nâng cao chất lượng dạy thực hành nghề nghiệp đối với sinh viên ngành Thanh nhạc tại Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa” và Sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh năm 2017 “Một số Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hành nghề nghiệp đối với ngành Thanh nhạc Trường Đại học VHTT&DL Thanh Hóa”…
Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, chị Phạm Thị Hoàng Hiền đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ VHTT&DL tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác đào tạo văn hóa – nghệ thuật, thể dục – thể thao giai đoạn 2012-2017; Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đã có thành tích trong công tác giảng dạy và đào tạo từ năm học 2013-2014 đến 2017-2018 và mới đây, chị đã được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2016-2018.
Video đang HOT
Tăng Thúy
Theo baothanhhoa
Đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nghệ thuật, thể thao: cần cơ chế đặc thù
Sau 4 năm thực hiện Luật giáo dục nghề nghiệp, những thực tế đặt ra đòi hỏi có cơ chế đào tạo đặc thù cho lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao.
Bất cập 1 trường 3 Bộ quản lý
Bộ VHTTDL quản lý trực tiếp 28 cơ sở đào tạo, trong đó có 16 cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật (VHNT) gồm 11 trường đại học, 1 học viện, 1 viện nghiên cứu, 3 trường cao đẳng và 2 trường trung cấp; 4 cơ sở đào tạo thể dục thể thao và 8 cơ sở đào tạo du lịch. Các cơ sở đào tạo trình độ đại học thực hiện theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các cơ sở đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp thực hiện theo các quy định của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Như vậy, một trường Đại học có đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, sẽ phải thực hiện theo quy định của ba Bộ.
Theo Vụ Đào tạo (Bộ VHTTDL), khi hai Bộ (GD&ĐT, LĐTBXH) cùng quản lý nhà nước đối với 1 cơ sở giáo dục (như Học viện Âm nhạc quốc gia, Học viện Âm nhạc Huế, NHạc Viện TP HCM, Trường Đại học Sân khấu- Điện ảnh Hà Nội, Đại học Sân khấu- Điện ảnh TP HCM) dễ dẫn tới sự chồng chéo về thực hiện chính sách và các quy định về quy trình đào tạo; chương trình đào tạo; mục tiêu đào tạo; chuẩn đầu ra; về đội ngũ giảng viên, giáo viên; chế độ làm việc, chế độ chính sách ưu đãi đối với giảng viên, sinh viên, học sinh; việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh; vấn đề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp... Bên cạnh đó còn có vấn đề về tổ chức hoạt động, quản lý của Nhà trường chưa được rõ theo sự điều chỉnh đồng thời của các Luật: Giáo dục Đại học và Giáo dục nghề nghiệp.
Bộ VHTTDL làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc xây dựng chính sách pháp luật giáo dục nghề nghiệp đối với lĩnh vực đặc thù
Năm học 2018 - 2019, các cơ sở đào tạo trực thuộc Bộ VHTTDL được giao trên 16.600 chỉ tiêu nhưng chỉ tuyển sinh được hơn 13.600 thí sinh, chiếm 82%. Trong đó, ngành du lịch khả quan nhất với 105%, khối VHNT đạt 74%, khối ngành TDTT thấp nhất với 52%. Dự báo là công tác tuyển sinh năm 2019 đối với các cơ sở VHNT và TDTT sẽ gặp nhiều khó khăn hơn năm 2018, vì đều là các trường thuộc nhóm ít được thí sinh và phụ huynh quan tâm.
Theo nhiều chuyên gia, lĩnh vực đào tạo VHNT, TDTT đang gặp nhiều khó khăn bởi áp dụng quy định theo Luật giáo dục nghề nghiệp hiện nay, không có đặc thù cho lĩnh vực này.
Những bất cập được chỉ ra như Quy định về thời gian tổ chức đào tạo đối với các lĩnh vực đào tạo năng khiếu; Vấn đề đồng thời tổ chức đào tạo bậc đại học và các bậc thấp hơn trong lĩnh vực nghệ thuật, triển khai cấp giấy phép hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với cơ sở giáo dục đại học có tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Quy định về giảng dạy và chế độ đối với giáo viên, giảng viên tham gia giảng dạy cả hai cấp học...
Đơn cử như trong công tác tuyển sinh. Với các trường đào tạo năng khiếu nghệ thuật, thể dục thể thao, việc tuyển sinh có đặc thù riêng. Các trường luôn song song tồn tại hai bộ môn tuyển sinh là văn hóa và năng khiếu. Bộ môn văn hóa có thể áp dụng thi tuyển theo quy định hiện hành, còn với các môn năng khiếu phụ thuộc vào từng trường, thậm chí, trong một trường, tùy thuộc vào từng chuyên ngành đào tạo, yêu cầu cũng khác nhau.
Cần cơ chế đặc thù trong đào tạo VHNT
Cần cơ chế đặc thù
Ông Hoàng Minh Khánh- Hiệu trưởng trường Trung cấp nghệ thuật Xiếc và Tạp kỹ Việt Nam cho biết: "Quy mô và hình thức đào tạo của chuyên ngành nghệ thuật rất đặc thù, không thể áp dụng đại trà như với các cơ sở đào tạo nghề khác. Như với chúng tôi, mỗi năm chỉ tiêu chỉ tuyển sinh 35 em; trong khi các cơ sở đào tạo nghề khác phải 300- 400 chỉ tiêu. Nhưng để tuyển được 35 chỉ tiêu này, chúng tôi cũng rất khó khăn, phải đi hết cả miền Bắc, đến từng trường tìm nguồn. Việc đầu tư cho trang thiết bị cũng đặc thù. Mỗi thể loại một trang thiết bị khác nhau, thậm chí, mỗi chiều cao, cân nặng của từng học viên mà dụng cụ học tập phải được làm riêng, phù hợp với mỗi học viên. Khát khao sau 68 năm thành lập chúng tôi muốn xây dựng đề án thành lập trường Cao đẳng nhưng căn cứ vào quy chuẩn vào diện tích như quy định thì không bao giờ có thể làm được. Nếu không đặc thù như thế này thì rất khó cho nhà trường".
Lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật cũng có hình thức đào tạo đặc thù, khác với lĩnh vực đào tạo đại trà. Đối với các ngành, lĩnh vực khác, một thầy lên lớp có thể dạy hàng trăm trò, còn đào tạo nghệ thuật cần phải chia thành những lớp nhỏ lẻ, cả buổi học 1 thầy, thậm chí 2-3 thầy dạy 1 trò. Ví dụ trong đào tạo thanh nhạc, 1 thầy dạy chuyên môn, 1 thầy đệm đàn, 1 thầy dạy các môn kiến thức đại cương và cơ sở ngành...
Ông Nguyễn Đình Thi (đứng), Hiệu trưởng Trường ĐH Sân khấu- Điện ảnh HN: Cần coi trọng tính đặc thù trong đào tạo VHTT, TDTT
Ông Nguyễn Đình Thi, Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh HN chia sẻ: "Cần cân nhắc sửa đổi Luật giáo dục nghề nghiệp trong đó coi trọng tính đặc thù của đào tạo VHNT, TDTT. Ví dụ về thời gian đào tạo. Với từng bộ môn, chúng tôi có những thời gian đào tạo khác nhau, không phải quy đinh cứng 3 năm trung cấp, 4 năm Đại học... Ví dụ, diễn viên Cải lương có thể học 3 năm nhưng với Tuồng lại không thể đào tạo 3 năm được".
Ông Nguyễn Đình Thi chia sẻ thêm: "Bản thân các chuyên ngành đã khác nhau rồi. Chúng tôi mong muốn trong những văn bản hướng dẫn quy định, nên để các trường tự xác định thời gian, không nên áp quy định cứng".
Bên cạnh đó, việc đòi hỏi giáo viên phải có bằng cấp trong môi trường đào tạo VHNT cũng khó khăn. Theo TSKH Phạm Đỗ Nhật Tiến, không thể đòi hỏi người dạy phải có học hàm, học vị đối với các giảng viên là NSND, NSƯT. Nếu thực hiện theo quy định cứng là không cho đào tạo sơ cấp, trung cấp thì chẳng khác nào "giết chết" nghệ thuật. Việc quy định chi tiết đào tạo năng khiếu nghệ thuật, thể thao... phải do Bộ VHTTDL đề ra.
Trong cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc xây dựng chính sách pháp luật giáo dục nghề nghiệp đối với lĩnh vực đặc thù, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông khẳng định: Nếu không có cơ chế đặc thù đối với đào tạo ngành năng khiếu nghệ thuật thì sẽ không vực dậy được lĩnh vực này. Kéo theo đó là nguy cơ mất nguồn nhân lực và không bảo tồn, phát huy được nghệ thuật truyền thống dân tộc./.
Hoàng Nguyên
Theo toquoc
Giáo viên hạnh phúc, học sinh hạnh phúc Một cô giáo vừa gửi thư đến GD&TĐ, lời đầu tiên chia sẻ: "Là một GV, đôi lúc tôi muốn bỏ nghề bởi những câu chuyện lặp đi lặp lại, rằng ở đâu đó, có clip tung lên mạng, báo chí ầm ĩ, cô giáo/thầy giáo bị tạm đình chỉ... Lúc đó, đứng trên bục giảng, nhìn xuống học trò mà cảm thấy...