Trời se lạnh nhà nhà chọn ăn lẩu, nhưng cần nhớ kỹ những điều này khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe của cả gia đình
Nhiều người thường nhúng thịt đầu tiên trong nồi lẩu. Nhưng điều đó thực chất không tốt cho sức khỏe.
1. Nên nhúng các loại rau và một ít khoai tây vào trước thay vì nhúng thịt trước
Nhiều người thường nhúng thịt đầu tiên trong nồi lẩu. Nhưng lựa chọn đó sẽ khiến thịt tiết 1 lớp dầu dày trước khi nhúng rau và các thực phẩm khác. Chất dinh dưỡng sẽ chuyển thành axit béo bão hòa, có hại cho cơ thể. Vì vậy bạn nên nhúng rau cùng các nguyên liệu chứa tinh bột trước. Tinh bột có thể bảo vệ dạ dày của bạn nếu bạn ăn lẩu cay hoặc uống bia rượu.
2. Không ăn quá nóng
Bạn không nên ăn lẩu quá nóng bởi theo các chuyên gia, khoang miệng, niêm mạc dạ dày cũng như thực quản chỉ có thể chịu được mức nóng cao nhất từ 50 đến 60 độ. Trong khi đó, nhiệt độ của nồi lẩu có thể tới 120 độ C. Nếu bạn ăn lẩu quá nóng sẽ khiến khoang miệng, niêm mạc dạ dày cũng như thực quản bị tổn thương nặng nề, kết hợp cùng tính cay trong lẩu có thể khiến bạn bị viêm loét các bộ phận tiêu hóa. Đặc biệt là những người bị viêm lợi, người mắc bệnh răng miệng không nên ăn lẩu quá nóng, sẽ khiến hỏng men răng, tình trạng viêm lợi và hôi miệng sẽ càng nặng hơn.
Vì vậy, nên dùng đĩa để đựng các thức ăn đã chín trong nồi lẩu ra một lúc cho nguội bớt rồi mới ăn.
Video đang HOT
Nhiều người thích ăn lẩu vì có thể ăn đồ tái, chưa chín hẳn. Nhưng việc ăn tái ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Thực phẩm tái vẫn còn chứa nhiều vi khuẩn cũng như ký sinh trùng, có thể gây bệnh cho bạn.
4. Thay nước lẩu nếu nồi lẩu nấu quá 60 phút
Nồi lẩu khi sôi đi sôi lại sẽ chứa rất nhiều chất béo bão hào, natri, purine, nitrit cũng như các chất có hại, khiến bị tiểu đường, gout, xơ vữa động mạch, và các bệnh nguy hiểm. Vì vậy nếu thưởng thức nước lẩu, bạn nên dùng khi nồi mới nấu sôi. Còn đối với nồi lẩu đã dùng hơn 1 tiếng đồng hồ, bạn thực sự nên thay nước lẩu để tiếp tục dùng.
5. Nên hạn chế ăn mỳ nấu trước khi kết thúc bữa lẩu
Thói quen nhúng mỳ vào nước lẩu trước khi kết thúc không thực sự tốt. Nước lẩu cuối đã có nhiều dầu và chất béo, cùng axit amin của nhiều loại thịt. Đồng thời nó cũng được đun nóng liên tục trong thời gian dài, vì vậy các axit amin trên có thể kết hợp với nitrit trong rau nấu chín tạo thành chất nitrosamine có nguy cơ gây ung thư.
3 món đừng gọi khi đi ăn lẩu, đến nhân viên nhà hàng cũng chẳng dám ăn
Những món này có thể được làm từ nguyên liệu không đảm bảo, có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người dùng.
Mực
Mực là loại hải sản được nhiều người thích khi ăn lẩu. Tuy nhiên, không phải mực ở quán nào cũng đảm bảo chất lượng. Mực có thể được bảo quản rất lâu. Nếu thấy mực không tươi, mắt đục, thịt nhớt, râu và đầu không dính chặt chứng tỏ mực đã ươn, bạn tuyệt đối không được ăn.
Nếu muốn ăn mực, hãy đến những quán lẩu chuyên về hải sản. Ở đó, lượng tiêu thụ thực phẩm lớn, mực tươi sẽ được nhập về thường xuyên. Không nên gọi mực ở những quán không chuyên về hải sản.
Cá viên, tôm viêm, bò viên
Các loại thịt viên cũng được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, sự thật là các loại cá viên, tôm viên này thường được làm từ những loại thịt vụn, thậm chí thịt không tươi ngon và cho thêm các phụ gia để khử mùi, tăng độ hấp dẫn. Rất khó để xác định chất lượng của các loại thịt viên này nên tốt nhất không nên gọi chúng khi ăn lẩu.
Tiết vịt
Một số quán lẩu có thêm món tiết vịt. Nhưng bạn thử nghĩ xem, một con vịt làm sao có thể có nhiều tiết như vậy trong khi quán lẩu luôn có rất nhiều tiết để bán.
Trên thực tế, tiết vịt thường được pha tạp chất, pha tiết của các loại động vật khác để thay thế. Do đó, chúng ta không thể chắc chắn về nguồn gốc cũng như chất lượng của loại thực phẩm này.
Cách nhận biết nước lẩu làm từ hóa chất
Nếu nồi lẩu vừa mang ra đã có mùi thơm ngào ngạt, khả năng cao nó đã được pha thêm hóa chất tạo mùi. Nước lẩu thông thường được ninh từ xương sẽ có mùi thơm nhẹ và chúng ta thường chỉ cảm nhận được nó khi ăn.
Nếu thấy nước lẩu ở các cửa hàng có màu đỏ hồng hay hơi vàng cam bất thường thì có thể suy đoán rằng nồi lẩu này đã được dùng loại nước pha từ hóa chất và phụ gia.
Khi nếm thử nếu thấy nước lẩu cay xè và có vị ngọt đậm thì khả năng cao đó là sản phẩm của công nghệ gia vị tạo ngọt, tạo cay.
Đúng là Trung Quốc cái gì cũng nghĩ ra được: Vì thời tiết quá nóng nực, người dân rủ nhau tràn xuống bể bơi ngồi ăn lẩu siêu cay! Ăn lẩu trong nhà hàng nóng quá, người dân Trung Quốc quyết định... mang xuống bể bơi mà thưởng thức! Nhắc đến một trong những nét đặc trưng ẩm thực nổi tiếng của Trung Quốc thì không thể nào bỏ qua món lẩu cay Trùng Khánh. Món đặc sản này được nhiều cư dân mạng khắp thế giới biết đến vì có độ...