Trời nắng nóng, đừng quên lưu ý nhiệt độ trên smartphone và máy tính
Nhiệt độ cao là “kẻ thù”, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ các linh kiện điện tử. Bài viết sau sẽ giúp bạn quản lý nhiệt độ trên smartphone và máy tính, đặc biệt trong những ngày nắng nóng như hiện nay.
Kiểm tra và quản lý nhiệt độ pin trên smartphone
Nhiệt độ trên smartphone tăng cao sau một thời gian dài sử dụng là điều bình thường; tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng quá cao sẽ làm ảnh hưởng đến tuổi thọ các linh kiện trên thiết bị, đặc biệt là pin, và có thể còn ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của smartphone. Nhiều trường hợp smartphone sẽ tự khởi động lại nếu nhiệt độ tăng quá cao trong một thời gian dài.
Thậm chí, việc smartphone tăng nhiệt quá cao còn dẫn đến nguy cơ cháy, nổ thiết bị.
Có nhiều nguyên nhân khiến nhiệt độ trên smartphone tăng cao, trong đó nguyên nhân thường gặp đó là sử dụng thiết bị liên tục trong một thời gian dài, chạy đồng thời quá nhiều ứng dụng, hoặc đôi khi do một vài ứng dụng nào đó đòi hỏi tài nguyên hệ thống quá nhiều khi hoạt động (chủ yếu là các ứng dụng game)…
Vậy làm sao để biết được nhiệt độ hiện tại trên smartphone là bao nhiêu và nhiệt độ này đã ở mức cao hay chưa? Bạn có thể nhờ đến ứng dụng có tên gọi Cooling Master.
Cooling Master là ứng dụng miễn phí, cho phép theo dõi nhiệt độ trên smartphone theo thời gian thực và cảnh báo cho người dùng nếu nhiệt độ tăng lên quá cao.
Ứng dụng cũng cho phép kiểm tra và đóng những ứng dụng khác đang hoạt động hoặc chạy ngầm trên thiết bị mà tiêu tốn quá nhiều CPU, làm tăng nhiệt độ thiết bị, từ đó giúp hạ nhiệt smartphone.
Thông tin về nhiệt độ CPU sẽ được ứng dụng cập nhật theo thời gian thực trên thanh thông báo của smartphone. Trong trường hợp ứng dụng cảnh báo nhiệt độ tăng cao, hoặc bạn cảm nhận smartphone trở nên nóng, bạn có thể dùng Cooling Master để kiểm tra nhiệt độ hiện tại trên smartphone. Nếu nhiệt độ hiển thị quá cao, bạn nên tạm dừng sử dụng smartphone trong một thời gian để giúp “hạ nhiệt” thiết bị.
Quản lý nhiệt độ trên máy tính
Thời gian sử dụng quá lâu, quạt thông gió không đủ mạnh, nhiệt độ môi trường bên ngoài cao… là những nguyên nhân chính khiến cho nhiệt độ linh kiện máy tính cao. Điều này có thể dẫn tới tình trạng máy bị treo khi đang hoạt động, hoặc nặng hơn là hỏng hóc các linh kiện trên máy tính.
HWMonitor là công cụ miễn phí, liệt kê đầy đủ nhiệt độ của tất cả các linh kiện trên máy tính, như mainboard, cpu, ổ cứng, card đồ họa…
Sau khi download, bạn giải nén, kích hoạt file HWMonitor_x32.exe (đối với Windows 32-bit) hoặc HWMonitor_x64.exe (đối với Windows 64-bit) để sử dụng phần mềm ngay mà không cần cài đặt.
Giao diện chính của phần mềm sẽ hiển thị đầy đủ thông tin về các thiết bị phần cứng có trên máy tính, bao gồm mainboard, vi xử lý, card đồ họa, ổ cứng và pin (đối với những ai đang dùng laptop). Đáng quan tâm trong số các thông tin mà phần mềm liệt kê chính là nhiệt độ của các linh kiện phần cứng.
Video đang HOT
Thông tin về nhiệt độ CPU được hiển thị trên giao diện của HWMonitor
Cụ thể, HWMonitor sẽ liệt kê mức nhiệt độ thấp nhất, cũng như cao nhất, của các thành phần trong quá trình sử dụng máy tính, như nhiệt độ CPU, nhiệt độ ổ cứng… Từ đó, người dùng biết được hiện trạng phần cứng của mình.
Giới hạn nhiệt độ nào là an toàn cho các linh kiện máy tính?
Mức giới hạn nhiệt độ cho từng linh kiện máy tính là khác nhau, tùy thuộc vào từng loại linh kiện và nhà sản xuất.
- CPU: Nhiệt độ tối đa mà CPU do AMD sản xuất có thể chịu được thường cao hơn các loại CPU của Intel.
Với laptop sử dụng CPU của AMD, để đảm bảo an toàn, bạn nên giữ nhiệt độ của CPU ở mức 50-60 độ C (ngưỡng tối đa là 70 – 80 độ C). Tương tự, với laptop sử dụng CPU của Intel, mức nhiệt độ an toàn là 50-60 độ C (ngưỡng tối đa là 65-80 độ C).
Với các loại máy tính để bàn, do có điều kiện tỏa nhiệt tốt hơn (thùng máy rộng rãi, quạt thông gió mạnh hơn, có thể lắp thêm nhiều quạt thông gió…), nên nhiệt độ của các linh kiện có thể không tăng quá cao như laptop.
Tuy nhiên, trong trường hợp CPU phải xử lý một công việc nào đó trong một thời gian dài, như chơi game hoặc render đồ họa…, nhiệt độ của CPU có thể tăng đáng kể.
Một điều cần lưu ý, CPU càng cao cấp, với xung nhịp càng cao, sẽ tỏa ra nhiệt lượng càng lớn và có khả năng chịu được nhiệt độ càng tốt. Chẳng hạn, CPU Core i7 sẽ sinh ra nhiệt lớn hơn CPU Core i5 ở cùng thế hệ.
- Mainboard: để đảm bảo an toàn, nhiệt độ board mạch chủ nên ở mức 45 độ C, và không vượt quá 60 độ C.
- Ổ cứng: nhiệt độ tối đa mà ổ cứng có thể chịu đựng tùy thuộc vào các hãng sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, nhiệt độ tối đa dừng ở mức 60 độ C. Do đó, nhiệt độ ở mức 40-50 độ C là có thể chấp nhận được. Nếu thực hiện công việc nào yêu cầu truy xuất ổ cứng liên tục, thì nhiệt độ có thể tăng lên mức 65-70 độ C; tuy nhiên, chỉ nên duy trì trong một thời gian ngắn.
- Card đồ họa: là một trong những linh kiện chịu được nhiệt độ cao nhất trong máy tính. Theo ghi nhận, có những trường hợp, khi xử lý hình ảnh, card đồ họa đạt mức nhiệt độ lớn hơn 100 độ C. Nhiệt độ an toàn mà card đồ họa có thể chấp nhận được là dưới 80 độ C.
Lưu ý: những con số ở trên chỉ dừng lại ở mức tham khảo. Để đảm bảo an toàn, bạn nên xem tài liệu hướng dẫn kèm theo các linh kiện khi mua để có được mức nhiệt độ chính xác nhất.
Làm gì khi nhiệt độ máy tính tăng quá cao?
- Nếu nhiệt độ máy tính tăng sau một thời gian sử dụng quá lâu, nên ngưng sử dụng và tắt máy để các linh kiện có thời gian nghỉ ngơi.
- Nếu có điều kiện, lắp đặt thêm quạt thông gió cho thùng máy đối với máy tính để bàn. Với laptop, có thể mua thêm các đế tản nhiệt để sử dụng.
- Nếu có kỹ năng tháo/lắp máy tính, bạn có thể mua thêm keo tản nhiệt để sử dụng cho CPU, giúp nhiệt độ của CPU không tăng quá cao.
Đế tản nhiệt là một giải pháp bạn nên cân nhắc để giúp hạ nhiệt độ laptop trong những ngày nắng nóng
- Không nên mở thùng máy khi sử dụng (đối với máy tính để bàn). Nếu cho rằng mở thùng máy để thoáng gió, giúp hạ nhiệt các linh kiện bên trong, thì bạn đã lầm. Mở thùng máy sẽ tạo điều kiện cho bụi bám vào các thiết bị, làm cho khả năng thoát nhiệt của chúng bị giảm sút.
- Đặt máy ở nơi thông thoáng. Thường xuyên vệ sinh các linh kiện bên trong máy tính, đặt biệt là quạt thông gió trên thùng máy và quạt thông gió ở CPU. Không để bụi bẩn bám quá nhiều trên các thiết bị. Đối với các loại laptop, người dùng nên thường xuyên làm vệ sinh các khe thông gió để tránh bụi bẩn bám chặt, gây nhiệt độ tăng cao khi sử dụng
Sử dụng và lắp quạt tản nhiệt thế nào để làm mát máy tính trong mùa hè nóng nực?
Để chọn lựa quạt tản nhiệt phù hợp với máy tính của mình, các bạn hãy lưu ý những vấn đề sau.
Khi sử dụng máy tính, nếu không quan tâm đến vấn đề nhiệt độ, chỉ biết sử dụng và ra sức bào mòn, vắt kiệt đi sức mạnh máy tính của mình. Thì chỉ với thời gian ngắn máy tính của bạn sẽ không còn chạy tốt và ổn định nữa.
Đối với các máy tính chơi game, do thường phải hoạt động trong thời gian dài, và cùng với việc sử dụng card đồ họa nên sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn tích lũy trong máy tính. Nếu máy tính không có luồng khí tốt, sẽ dẫn đến máy tính luôn trong tình trạng quá nhiệt. Do đó, việc đầu tư quạt tản nhiệt thùng máy sẽ mang lại hiệu quả trong việc tạo luồng khí mát trong thùng máy.
Để chọn lựa quạt tản nhiệt phù hợp với máy tính của mình, cần lưu ý những vấn đề sau:
Số lượng
Đối với hầu hết các hệ thống, chỉ một hoặc hai quạt tản nhiệt là đủ để đảm bảo luồng khí phù hợp. Một quạt được lắp phía sau thùng máy để đẩy không khí nóng ra ngoài trong khi một quạt được gắn ở phía trước sẽ hút luồng khí mát vào.
Ngoài ra, quạt cũng có thể được gắn trên đỉnh hoặc ở bên hông nếu thùng máy của bạn có hỗ trợ. Việc sử dụng nhiều hơn hai quạt tản nhiệt cho một thùng máy thực sự là quá mức dư thừa đối với các máy tính chơi game mức trung bình, trừ khi bạn làm việc này chỉ vì mục đích thẩm mỹ.
Kích thước
Quạt tản nhiệt thùng máy có các kích thước phổ biến thường với đường kính 120mm, 140mm hoặc 200mm, mặc dù cũng có các kích thước khác.
Nhưng kích tốt nhất của quạt tản nhiệt là bao nhiêu? Thực sự không có câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, có thể nói rằng kích thước càng lớn thì càng tốt! Điều này là do quạt kích thước lớn hơn cho phép luồng di chuyển không khí tốt hơn trong khi không cần phải quay nhanh như những quạt nhỏ hơn, và cũng dẫn đến mức độ tiếng ồn thấp hơn. Như vậy, bạn nên sử dụng quạt có kích thước lớn nhất có thể cho máy tính của mình để đảm bảo rằng tiền của bạn được chi tiêu hợp lý.
Tốc độ
Tốc độ của quạt được tính bằng số vòng quay mỗi phút - RPM. Và câu hỏi liệu RPM cao hay RPM thấp là tốt hơn phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu và sở thích của bạn.
Về cơ bản, quạt tản nhiệt với RPM thấp sẽ gây ra ít tiếng ồn hơn, quạt chạy êm hơn nhưng luồng khí lại kém hơn. Còn với RPM cao, thì ngược lại. Tuy nhiên, để ước tính mức độ làm việc hiệu quả của một quạt tản nhiệt thì RPM không phải là yếu tố đáng tin cậy, mà lại phụ thuộc nhiều vào kích thước và thiết kế của quạt.
Bearing
Quạt tản nhiệt sử dụng nhiều loại bearing khác nhau dựa trên mục đích sử dụng và giá thành của nó. Các loại bearing thường được sử dụng trong quạt tản nhiệt gồm:
Sleeve bearing -- Đây là loại bearing rẻ nhất và phổ biến nhất được sử dụng trong số những loại quạt tản nhiệt thùng máy. Tuy nhiên, sleeve bearing không hoạt động hiệu quả ở nhiệt độ quá cao trong thời gian dài hoặc ở lắp đặt theo vị trí nằm ngang. Vì thế nếu bạn muốn lắp quạt ở vị trí mặt trên của thùng máy hoặc máy tính của bạn phải làm việc trong môi trường có nhiệt độ xung quanh cao thì đây không phải là sự lựa chọn hợp lý.
Ball bearing -- Là loại phổ biến nhất sử dụng trong những quạt tản nhiệt thùng máy cao cấp, Ball bearing hoạt động êm ái hơn, ít ồn ào hơn và bền hơn so với loại sleeve bearing. Ball bearing cũng có thể được đặt theo chiều dọc hoặc chiều ngang nên bạn có thể gắn được ở mọi vị trí trong thùng máy. Tuy nhiên, cũng rất ít quạt tản nhiệt sử dụng loại bearing này do chi phí sản xuất khá cao.
Rifle bearing -- Một sự kết hợp tuyệt vời giữa hai loại bearing nói trên, rtifle bearing không bị giới hạn vị trí hoạt động như sleeve bearing, và khả năng hoạt động êm ái, độ bền cao như ball bearing
Hydraulic bearing -- Một sự cải tiến của sleeve bearing, hydraulic bearing hoạt động êm hơn và bền hơn nhờ quạt có khả năng tự bôi trơn tốt.
Thực ra, loại bearing không phải là thứ bạn cần phải quan tâm quá mức, tuy nhiên có lẽ hydraulic bearing là lựa chọn tốt nhất cho quạt tản nhiệt do những ưu điểm tuổi thọ dài và hoạt động yên tĩnh, giá thành hợp lý. Nhưng bất kỳ loại bearing nào khác cũng sẽ hoạt động tốt. Chỉ cần lưu ý rằng một quạt tản nhiệt sử dụng sleeve bearing có thể gây tiếng ồn hơn to hơn các loại khác do sự mài mòn khi hoạt động.
5 thói quen đang giết chết máy tính của bạn Câu nói "của bền tại người" chưa bao giờ là sai. Thói quen sử dụng có tác động rất lớn trong việc quyết định chiếc máy tính của bạn có thể sống thọ hay không. Chỉ khi bạn biết cách dùng thì máy tính mới không bị hư hỏng sảng và ở lại lâu với bạn được. Sau đây là những thói quen...