Trời lạnh người bị Tăng huyết áp cần lưu ý điều này để không ‘chết đi sống lại nhiều lần’
Mới đây, các bác sĩ BVĐK tỉnh Tuyên Quang vừa can thiệp tim mạch thành công cho bệnh nhân N.M.H ở Yên Sơn, Tuyên Quang.
Bệnh nhân liên tục ngừng tim, các bác sĩ vừa can thiệp và ấn tim, bóp bóng…
Theo lời kể của gia đình bệnh nhân, ông H đau ngực, nôn ói, khó thở được gia đình đưa đi cấp cứu tại BVĐK tỉnh Tuyên Quang.
Được biết, ông H có tiền sử tăng huyết áp nhưng không uống thuốc thường xuyên. Khi vào viện, ông H được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp giờ thứ 3 kèm theo rối loạn huyết động và rối loạn nhịp tim.
Phạm Ngọc Tân – Khoa Nội – Tim mạch, trưởng đơn vị Can thiệp tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân đã trong tình trạng nguy hiểm, cần phải can thiệp tim mạch ngay lập tức nếu chậm trễ, bệnh nhân sẽ tử vong.
Cũng theo bác Tân, trước khi vào can thiệp, ông H xuất hiện ngừng tuần hoàn. Các bác sĩ nhanh chóng cấp cứu ngừng tuần hoàn. Bác sĩ dự đoán có thể xảy ra các cơn ngừng tuần hoàn tiếp nên trong quá trình cấp cứu kíp bác sĩ đã cấy tạm máy tạo nhịp tim.
Đúng như dự đoán, bệnh nhân được đưa lên bàn can thiệp nhưng vẫn liên tục phải cấp cứu ngừng tuần hoàn. Ê kíp can thiệp đã theo dõi sát sao nếu phát hiện ngừng thở sẽ tiến hành ép tim, bơm bóng ngay lập tức.
Video đang HOT
Kip bác sĩ trực tiếp can thiệp cho bệnh nhân (ảnh BVCC)
Bác sĩ Tân cũng chia sẻ, rất may là thời gian ngừng tuần hoàn của bệnh nhân ít nên không bị mất ý thức hoàn toàn, theo đó trong suốt quá trình can thiệp các bác sĩ luôn “cân não”nhìn sát vào màn hình và có bất thường là ép tim tim ngay. Toàn bộ các dụng cụ cho cấp cứu ngừng tuần hoàn luôn có sẵn trong phòng can thiệp.
“Chúng tôi nghĩ rằng bệnh nhân khó có thể sống được vì hàng chục năm làm can thiệp đây là ca hi hữ nhất nhưng sau nỗ lực, cuối cùng bệnh nhân đã được cứu sống, 1 tiếng sau đó ông H. đã tỉnh. Hiện tại, bệnh nhân đã bỏ máy tạo nhịp tim “- bác sĩ Tân cho hay.
Bác sĩ Tân cũng chia sẻ thêm, nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim cấp là do mảng xơ vữa trong lòng mạch bị nứt hoặc vỡ, các tế bào máu gồm tiểu cầu và hồng cầu đến bám vào, tạo thành cục huyết khối gây bít tắc đột ngột lòng mạch, ngưng cấp máu nuôi cơ tim phía xa, dẫn đến cơ tim bị thiếu máu nuôi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ đưa đến hoại tử cơ tim, suy tim, đột tử.
Ông H có tiền sử Tăng huyết áp nhưng lại không được theo dõi điều trị và uống thuốc thuờng xuyên là rất nguy hiểm và điều này gây ra nhiều biến chứng tim mạch.
Bác sĩ Tân khuyến cáo, bệnh nhồi máu cơ tim ngày càng tăng. Đặc biệt vào mùa đông diễn biến thời tiết, thay đổi nhiệt độ nhanh biến cố tim mach, đột quỵ cũng tăng lên. Khi có dấu hiệu đau ngực, vã mồ hôi, đau ngực dữ dội bệnh nhân cần vào viện nhanh chóng. Nếu chậm trễ, bệnh nhân đau nhiều quá có thể sốc tim, trụy mạch và tử vong.
Người béo hay gầy dễ bị đột quỵ?
Nhiều người cho rằng người béo mới bị đột quỵ, còn người gầy thì không có nguy cơ do không mỡ máu, không gây tắc mạch.
Trước những quan điểm này, bác sĩ nói gì?
Bác sĩ Hoàng Tiến Trọng Nghĩa - Trưởng khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, thể trạng với BMI trong khoảng 18,5 đến 23 là tiêu chuẩn được khuyến cáo hiện nay cho người dân Việt Nam.
Thừa cân béo phì làm tăng nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên thiếu cân cũng sẽ dẫn đến thiếu B12, thiếu sắt, dễ nhiễm trùng... Đây đều là những tình trạng có thể gây ra đột quỵ.
Theo bác sĩ Nghĩa, đột quỵ liên quan đến nhiều yếu tố nguy cơ khác như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh gồm lạm dụng thuốc, rượu bia, ít vận động thể lực...
Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm các phình mạch đủ lớn gây vỡ. Do đó, ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, chứ không chỉ người béo.
Ảnh minh họa
Chia sẻ thêm về vấn đề này, BSCKII Nguyễn Trọng Luật, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) chia sẻ, thừa cân là một yếu tố nguy cơ của đột quỵ, có nghĩa là những người bị thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người khác. Điều đó không có nghĩa là những người gầy không bị đột quỵ.
Bác sĩ Luật cho hay, các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ có thể kể đến:
- Lối sống: Thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, uống nhiều rượu bia, sử dụng ma túy.
- Bệnh lý: Huyết áp cao; hút thuốc lá hoặc tiếp xúc với khói thuốc thụ động; rối loạn mỡ máu; bệnh tiểu đường; ngưng thở khi ngủ. Bệnh tim mạch như suy tim, bệnh tim bẩm sinh, nhiễm trùng trong tim hoặc nhịp tim bất thường (chẳng hạn như rung nhĩ); tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua; nhiễm Covid-19.
- Yếu tố khác: Tuổi tác (người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi), chủng tộc (người Mỹ gốc Phi có nguy cơ đột quỵ cao hơn những người thuộc các chủng tộc khác), giới tính (đàn ông có nguy cơ đột quỵ cao hơn phụ nữ). Tuy nhiên phụ nữ khi bị đột quỵ thường lớn tuổi hơn và họ có nhiều khả năng chết vì đột quỵ cao hơn nam giới, nội tiết tố (sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm estrogen làm tăng nguy cơ mắc bệnh).
Để phòng ngừa, các bác sĩ khuyến cáo nên cân đối dinh dưỡng, giữ vòng eo và cân nặng hợp lý, tập thể dục, điều trị tốt những bệnh lý kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường...
Người từng bị đột quỵ cần tuân thủ chỉ định thăm khám, điều trị, không ngưng thuốc hay bỏ thuốc giữa chừng. Không sử dụng thực phẩm chức năng thay thế thuốc điều trị.
Người trẻ cần xây dựng lối sống lành mạnh, đi ngủ và thức dậy đúng giờ, tập thể dục, uống nhiều nước vào sáng sớm lúc ngủ dậy. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đậu nành, nhiều cá, ít thịt. Sử dụng vừa phải lượng muối, mỡ trong món ăn, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia...
Người trưởng thành: Chỉ số nhịp tim và huyết áp như thế nào là chuẩn? Ở người trưởng thành và cao tuổi, nhịp tim đập nhanh hay chậm đều không tốt cho sức khỏe, nhịp tim lý tưởng từ 60-80 lần/phút. Thạc sĩ - bác sĩ Lý Hoàng Anh, khoa Phẫu thuật Tim trẻ em, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết nhịp tim của người lớn bình thường lúc nghỉ khoảng 60-100 lần/phút. Nhịp tim...