Trời chuyển lạnh, trẻ nhập viện tăng đột biến
Thời tiết bắt đầu chuyển lạnh, nhất là sáng sớm và chiều tối khiến trẻ em nhập viện tăng đột biến. Những bệnh dễ mắc vào thời điểm hiện nay, đó là sốt xuất huyết, tay chân miệng, viêm đường hô hấp, cúm…
Do đó, các bậc phụ huynh cần tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho trẻ nhỏ.
Trung tâm Hô hấp ( Bệnh viện Nhi trung ương) gia tăng bệnh nhi nhập viện do thời tiết chuyển mùa.
Nhiều bệnh đồng loạt “tấn công”…
Tại Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi trung ương), thời điểm này, công việc của các nhân viên y tế dường như bận rộn hơn. Cả tháng nay, 155 giường bệnh của trung tâm đã kín chỗ. Mỗi ngày, các bác sĩ phải luân chuyển từ 25 đến 30 trẻ sau khi điều trị bệnh thuyên giảm, chuyển về tuyến dưới để tiếp nhận thêm chừng đó bệnh nhi nặng nhập viện, tránh tình trạng nằm ghép. Đặc biệt, trong số các trẻ đang điều trị tại đây có tới 60 bệnh nhi phải thở oxy (chiếm gần 40% số bệnh nhân nội trú).
Nằm điều trị tại Trung tâm Hô hấp được 5 ngày, đến nay, sức khỏe của bé trai 2 tuổi con chị Nguyễn Thị Bích (ở quận Long Biên, Hà Nội) đã có nhiều tiến triển. Chị Bích cho biết: “Ban đầu, con trai tôi chỉ bị viêm họng, viêm mũi. Thế nhưng, do chủ quan nên khi đến viện, cháu đã bị biến chứng viêm phổi…”.
Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi trung ương) gia tăng bệnh nhi nhập viện do thời tiết chuyển mùa.
Ở giường bên cạnh, bé gái 11 tháng tuổi ở huyện Đông Anh (Hà Nội) cũng bị sốt cao, ho nặng, khó thở phải nhập viện cấp cứu. Bé được chẩn đoán bị viêm phế quản phổi, phải thở oxy và được các bác sĩ theo dõi điều trị nghiêm ngặt…
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, hầu hết các trường hợp nhập viện thời điểm này đều bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản. Còn lại là những bệnh lý chuyên sâu hơn như tràn dịch màng phổi, dị dạng đường thở… Bệnh chủ yếu tập trung vào lứa tuổi từ 1 tháng tuổi đến 15 tuổi. Trong đó, đáng chú ý là bệnh viêm phổi nặng có suy hô hấp hầu hết liên quan trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Video đang HOT
Cùng với các bệnh liên quan đến đường hô hấp, thời điểm này, bệnh tay chân miệng cũng có dấu hiệu gia tăng. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, từ ngày 5-10 đến 11-10, trên địa bàn thành phố ghi nhận 161 trường hợp mắc (tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó). Như vậy, từ đầu năm đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.780 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, chưa có trường hợp tử vong.
Bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, hiện có 71 trẻ đang điều trị nội trú, phần lớn trong tình trạng nặng. Điều đáng nói, nhiều trẻ bị biến chứng viêm não, viêm màng não, thần kinh. Số ca bị biến chứng do mắc tay chân miệng năm nay nhiều hơn so với các năm trước.
Cũng trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tăng vọt so với những tuần trước đó. Từ ngày 5-10 đến 11-10, số ca mắc sốt xuất huyết đã tăng lên 458 ca, gấp 4 lần số ca mắc trong tháng 8.
Theo bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, bệnh sốt xuất huyết ở người lớn và trẻ em về cơ bản là giống nhau. Trong 3 ngày đầu, người bệnh có thể điều trị và theo dõi tại nhà. Tuy nhiên, khi có một số dấu hiệu như: Sốt cao li bì, nôn nhiều, đau tức vùng gan, khó thở hoặc xuất huyết tự nhiên như ra máu chân răng, ra máu lợi…, cần phải nhập viện theo dõi ngay lập tức.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ nhỏ.
Những biện pháp phòng bệnh đơn giản, dễ thực hiện
Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, trong giai đoạn giao mùa như hiện nay, thời tiết chuyển lạnh, độ ẩm cao hơn, ánh sáng mặt trời ít hơn làm cho vi rút sinh sôi nảy nở trong môi trường mạnh hơn.
Để phòng bệnh hô hấp ở trẻ khi thời tiết chuyển mùa, PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh khuyến cáo các bậc phụ huynh giữ ấm và đeo khẩu trang khi cho trẻ ra ngoài. Đặc biệt, hằng ngày cho trẻ vệ sinh mũi, họng, vệ sinh thân thể, tắm ở phòng kín tránh gió lùa… Ngoài ra, chế độ ăn của trẻ cũng cần được bảo đảm đủ dinh dưỡng, bổ sung rau quả để cung cấp vitamin và khoáng chất nhằm tăng cường sức đề kháng. Không nên cho trẻ ăn, uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh, nhất là uống nước lạnh.
“Cha mẹ nên cho con tiêm phòng đầy đủ vắc xin cúm, phế cầu và những bệnh lý theo quy định của Bộ Y tế. Khi cha mẹ thấy con có dấu hiệu như khó thở, sốt cao khó giảm, ho nhiều hơn, cần đi khám để điều trị. Không nên tự ý mua thuốc kháng sinh hoặc thuốc theo đơn cũ, dễ gây kháng thuốc, không hiệu quả trong điều trị”, PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh lưu ý.
Đề cập đến các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, theo bác sĩ Đỗ Thiện Hải, trẻ có thể tự khỏi nếu ở thể nhẹ nhưng nếu chủ quan rất dễ dẫn đến biến chứng. Quấy khóc khác thường, sốt cao không hạ và giật mình là 3 triệu chứng rất sớm báo hiệu nguy cơ bệnh tay chân miệng có thể diễn biến nặng. Cha mẹ cần chú ý theo dõi, nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng trên thì đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nặng nề.
Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng, chống sốt xuất huyết tại hộ gia đình.
Thời tiết giao mùa như hiện nay cũng rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi và phát triển. Chính vì vậy, PGS.TS Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội yêu cầu, các đơn vị trong ngành tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết như vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và phun hóa chất diệt muỗi truyền bệnh, đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền để người dân cùng phối hợp phòng bệnh, không chủ quan. Khi có dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Nhiều bệnh nhi sốt xuất huyết biến chứng phải nhập viện
Dịch sốt xuất huyết đang bùng phát khiến không chỉ người lớn mà nhiều trẻ em phải nhập viện. Tại TP Hồ Chí Minh, 1 bé trai 13 tuổi, chuyển từ Trà Vinh lên Bệnh viện Nhi đồng TP trong tình trạng sốc sốt xuất huyết rất nặng ngày thứ 4, dẫn đến suy gan, rối loạn đông máu, phải thở máy.
Còn tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ chuyên khoa truyền nhiễm nhận định, sốt xuất huyết hiện đang bước vào cao điểm, nhiều trẻ bị biến chứng sốt buộc phải nhập viện điều trị. Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng, cả nước đã ghi nhận 3 ca tử vong do sốt xuất huyết.
Có gia đình nhiều người mắc sốt xuất huyết
Nằm điều trị tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương đã được 8 ngày, bé Nguyễn Trung Kiên (6 tuổi, trú tại Tân Hội, Đan Phượng, Hà Nội) đã đỡ sốt và bắt đầu có các nốt xuất huyết trên da.
Chị Thế Thi Thu Trang - mẹ cháu bé cho biết: Ngày 31/8 cháu bắt đầu sốt, gia đình không nghĩ cháu bị sốt xuất huyết. Nhưng hôm sau, cháu bắt đầu sốt cao, từ 40-41 độ, uống thuốc giảm sốt không hạ, bỏ ăn và nôn. Vội vàng đưa con đi bệnh viện huyện khám, thấy tình trạng của cháu tiến triển nặng, tiểu cầu giảm nhanh nên gia đình đã đưa cháu tới Bệnh viện Nhi Trung ương. Theo chị Trang, sau khi nhập viện điều trị, đến nay sức khỏe của cháu Kiên đã tiến triển tốt hơn, tuy nhiên cháu vẫn còn rất mệt, ăn uống kém.
Bệnh nhân nhi đang được điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Ảnh: Trần Hằng
Theo lời kể của chị Trang, hàng xóm quanh nhà cũng có nhiều người bị sốt xuất huyết. Sau 2 ngày cháu Kiên nhập viện, anh trai cháu ở nhà cũng bắt đầu sốt, đi khám được xác định mắc sốt xuất huyết, nhưng bệnh nhẹ nên không phải nhập viện. Hai hôm trước, ông ngoại cháu cũng được xác định mắc sốt xuất huyết.
Tại Hà Nội, từ đầu năm 2020 đến nay đã ghi nhận 1.802 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó từ 31/8 đến 6/9 có 228 ca mắc, xuất hiện nhiều "ổ" sốt xuất huyết trong gia đình, có nhà tới 3-4 người cùng bị bệnh.
Nằm cùng phòng với bé Kiên là bé trai 8 tuổi (ở đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội) tối 2/9 sốt cao 40,5 độ, nôn, được gia đình đưa vào Bệnh viện Tâm Anh. Sau khi xét nghiệm mắc sốt xuất huyết, ngày 7/9 gia đình chuyển cháu đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Trong gia đình có cô ruột cũng bị sốt, khi xác định cháu bị sốt xuất huyết, người cô đi khám và làm xét nghiệm đã được chẩn đoán mắc bệnh.
Tại Trung tâm có bệnh nhi trong 3 năm 2 lần mắc sốt xuất huyết. Đó là cháu M.M.Đ (9 tuổi, trú tại Đào Tấn, Hà Nội). Lần thứ nhất cháu mắc sốt xuất huyết cách đây 3 năm, nhưng không phải nhập viện điều trị. Đến lần này, cháu sốt cao từ 39-40 độ, gia đình không nghĩ cháu mắc sốt xuất huyết, nhưng khi uống giảm sốt không hạ, nôn và mệt mỏi, gia đình lo lắng cho cháu đi bệnh viện thì kết quả cháu mắc sốt xuất huyết nặng.
Theo TS.BS.Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, từ đầu năm đến nay có 60 ca sốt xuất huyết, nhưng chủ yếu tập trung tháng 8, 9. Hiện đang bước vào cao điểm của dịch sốt xuất huyết. Rất may, chưa có ca bệnh nhi nào tử vong. Tại bệnh viện xuất hiện nhiều ca mắc sốt xuất huyết trong cùng 1 gia đình, hay bệnh nhân nhỏ nhất là trẻ 5-6 ngày tuổi, tuy nhiên không nặng.
Tuyệt đối không dùng hạ sốt ibuprofen khi sốt xuất huyết
Chỉ trong vòng hơn nửa tháng, cả nước ghi nhận 2 ca tử vong do sốt xuất huyết (Hà Nội 2 ca, TP Hồ Chí Minh 1 ca). Ca bệnh nguy kịch mới đây nhất ở Trà Vinh chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng TP Hồ Chí Minh mắc sốt xuất huyết biến chứng suy đa tạng, dịch tràn đầy màng phổi, màng bụng, gan bị tổn thương nặng, suy hô hấp, rối loạn đông máu, xuất huyết tiêu hóa, phải thở máy. Tuy bệnh nhân đã qua cơ nguy kịch sau khi được điều trị tích cực, nhưng đây cũng là cảnh báo cho bậc phụ huynh phải theo sát nhằm phát hiện các dấu hiệu sớm của bệnh để đưa con tới viện.
Chị Nguyễn Thị Vân (trú tại đường Khuất Duy Tiến, Hà Nội), có con gái 5 tuổi đang điều trị sốt xuất huyết ở Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Khi con sốt cao, buồn nôn, uống hạ sốt không có tác dụng, chảy máu cam, tôi đã nghĩ ngay tới sốt xuất huyết. Vì Hà Nội đã có 2 ca tử vong khi tự điều trị tại nhà, nên tôi cấp tốc đưa con vào bệnh viện, không dám chậm trễ.
Trao đổi với phóng viên, TS.BS Nguyễn Văn Lâm cho biết: "Cơ bản sốt xuất huyết là do virus gây nên biểu hiện khởi phát giống bệnh nhân nhiễm trùng hoặc virus khác như mệt mỏi, đau người, sốt nhẹ, ngày 2-3 sốt cao và thêm biểu hiện xuất huyến, nôn ói, kém ăn, rối loạn về ý thức, nếu nặng có biểu hiện sốc do thoát dịch. Theo đó, căn bản phải theo dõi được dấu hiệu cảnh báo ở trẻ em. Ngoài ra, cần hạ sốt, quan tâm nơi trẻ nằm thoáng mát, dinh dưỡng hợp lý để trẻ có sức khỏe phòng chống bệnh tật...".
Bác sĩ Lâm cũng nhấn mạnh, do các dấu hiệu ban đầu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên cha mẹ cần cho trẻ đến cơ sở y tế thăm khám, theo dõi chẩn đoán bệnh và được hướng dẫn chăm sóc. Nếu thể nhẹ trẻ cần được chăm sóc hợp lý, hạ sốt đúng cách và theo dõi biểu hiện mệt mỏi, kém ăn, tiểu ít nặng. Nếu trong quá trình chăm sóc, cha mẹ cần theo dõi tránh bỏ sót các dấu như xuất huyết trên da, niêm mạc... thấy bất thường đưa trẻ đến viện để được điều trị kịp thời.
Ông Lâm cũng cảnh báo, với sốt xuất huyết nguy hiểm nhất là sốc do thoát dịch, trường hợp khi đến giai đoạn ngày thứ 3-6 thường biểu hiện nặng, trẻ có thể sốc do thiếu dịch, do vậy bù dịch rất quan trọng. Tuy nhiên, sau ngày thứ 5-6 thường là giai đoạn tái hấp thu, nên bù dịch không đúng theo phác đồ trẻ dễ tràn dịch đa màng, khó thở... rất nguy hiểm.
Bên cạnh đó, cần lưu tâm đến hạ sốt trong xuất huyết, có một số thuốc chống chỉ định ibuprofen (gây xuất huyết tiêu hóa), nên chỉ dùng Paracetamon thông thường, dùng đúng liều theo chỉ đẫn của bác sĩ. Theo cảnh báo của bác sĩ Lâm, đã có trẻ sốt xuất huyết được mẹ cho hạ sốt bằng paracetamon, nhưng nhiệt không giảm, mẹ đã dùng thêm ibuprofen nên dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, phải nhập viện. Vì vậy, các bậc phụ huynh phải hết sức lưu ý, theo dõi sát diễn biến bệnh của con, nếu có dấu hiệu bất thường phải đưa con ngay tới cơ sở y tế.
Trẻ mắc sốt xuất huyết nặng hơn vì cha mẹ tự ý cho uống thuốc Thời gian vừa qua, Hà Nội liên tục ghi nhận các ổ dịch, ca mới mắc sốt xuất huyết, đáng chú ý đã ghi nhận 2 ca tử vong liên quan đến loại dịch bệnh này. Thông tin từ Trung tâm các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn 60...