Trở thành mẹ nhàn nhờ rút ra 3 điều quý báu từ sai lầm trong lần đầu nuôi con
Nhờ áp dụng các cách sau, bà mẹ trẻ đã không còn stress khi gia đình có thêm thành viên mới.
Các chị em lần đầu làm mẹ đều hiểu đó là quá trình vất vả, khó khăn như thế nào. Khi mẹ chưa trang bị kiến thức, chưa sẵn sàng về mặt tâm lý thì những vất vả còn lớn hơn gấp nhiều lần. Chị Nguyễn Thị Mai (sinh năm 1989, sống tại Hà Nội) đã từng rơi vào những tình huống khiến bà mẹ trẻ bật khóc, không biết phải chăm con làm sao. Sau tất cả khó khăn ấy, chị đã rút ra kinh nghiệm và muốn chia sẻ tới các bà mẹ khác.
Những áp lực lần đầu nuôi con
Chị Mai chia sẻ: Mình làm mẹ của 2 em bé. Bé 6 tuổi và 2 tháng tuổi. Đúng là làm mẹ lần đầu nhiều bỡ ngỡ và lo lắng. Mình cũng như các mẹ, mặc dù đã chuẩn bị tâm lý và kiến thức nhưng vẫn gặp không ít khó khăn. Cũng khóc nhiều và thương con nhiều vì không đủ sữa cho con. Vừa bị áp xe mất sữa 1 bên, vừa vất vả cho chồng khi phải đi xin sữa khắp các nơi. Ai bảo làm gì cho có sữa cũng làm, mua gì cũng mua, mua cả khoá kích sữa, rồi cuối cùng gặp bác sĩ không tốt phải chích áp xe. Nếu gặp bác sĩ có tâm chắc mình sẽ được chữa theo cách khác. Sau tất cả vẫn phải là trách bản thân mình đã không chuẩn bị đến nơi đến chốn và bản thân mình đã không có những quyết định sáng suốt hơn.
Con lớn hơn 1 tí thì ốm sốt. Đúng tầm 23 tháng tuổi là ốm nặng, lần đầu tiên phải đưa đi bác sĩ và vào viện. Mình đưa con đi khám 3 nơi. Mỗi bác sĩ chẩn đoán 1 kiểu. Người bảo viêm thanh quản, người bảo viêm phế quản, người bảo chỉ rối loạn tiêu hoá. Mình hoang mang? Giờ mình nghe theo ai bây giờ? Cuối cùng vẫn phải là mình quyết định.
Đến đây, mình hiểu rằng nếu bản thân mình không chịu tìm hiểu, không chịu trang bị kiến thức thì lúc nào mình cũng hoang mang. Mình không biết ai nói đúng, ai nói sai, mình không biết nên nghe theo ai bây giờ.
Rồi mọi khó khăn, vất vả cũng qua. Mỗi lúc khó khăn mình lại nhìn lại chính bản thân mình, nhìn vào con, tự mình sửa mình. Trộm vía bé đầu giờ 6 tuổi tính ra mới phải đi viện 1 lần duy nhất và cũng phải uống kháng sinh 1 lần duy nhất đó. Sau 4 tuổi thì ốm sốt rất ít. Sau 5 tuổi thì cả năm không ốm sốt lần nào. Bé thứ 2 thì trộm vía giờ vẫn ổn. Con được ti mẹ hoàn toàn,được chậm kẹp dây rốn lúc mới sinh, được hưởng trọn vẹn 72 giờ vàng sữa non, được da tiếp da mẹ nhiều giờ sau sinh. Bạn anh lúc đầu hơn 1 tháng còn nổi mụn sữa toè loe nhưng cô này trộm vía vẫn mịn màng.
Hơn 6 năm nuôi con và đồng hành cùng con, vất vả và khó khăn là không tránh khỏi nhưng thành quả là 1 em bé 6 tuổi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Mình có một số kinh nghiệm cá nhân muốn chia sẻ để những mẹ mới làm mẹ lần đầu hiểu được hơn sự phát triển của con và phần nào đó giúp hành trình nuôi con nhẹ nhàng hơn.
Chuẩn bị những gì cho lần đầu làm mẹ để hành trình nuôi con nhàn nhã hơn?
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng. Mình nói quan trọng vì giai đoạn này mình còn có thời gian mà chuẩn bị chứ đẻ con ra rồi, tốc độ hiểu biết của mẹ không theo kịp sự phát triển của con. Con gặp vấn đề gì mẹ cũng hoang mang.
- Thời gian này, mẹ nên đọc cuốn sách kiểu như “Bách khoa Thai nghén và Sinh nở”. Sách sẽ cho mình biết từng mốc các tháng của con trong bụng, rồi mẹ cần ăn uống như thế nào, thăm khám ra sao, từng tháng thai kỳ con phát triển thế nào. Bên cạnh đó, mẹ nên đọc cuốn “68 ngộ nhận và giác ngộ nuôi con sữa mẹ”. Phải đọc hết trong lúc mang bầu vì đẻ con ra là con bắt đầu bú mẹ rồi. Lúc ấy mới đọc không kịp nữa. Bảo nuôi con sữa mẹ là bản năng nhưng mình thấy tỷ lệ nuôi con sữa mẹ thành công khá ít. Mình đọc sách đầy đủ mà bé đầu vẫn phải đi xin sữa, vẫn bị áp sẽ mất sữa 1 bên ti. Từ lý thuyết đến thực hành đúng là nghìn năm ánh sáng. Rút kinh nghiệm từ mình, vừa đọc sách, vừa tham gia các hội nhóm nuôi con sữa mẹ thì sẽ học hỏi được kinh nghiệm thực tế từ các mẹ rất nhiều.
Học lớp tiền sản để biết cách dặn thở lúc sinh. 3 tháng cuối thai kỳ lên youtube xem các video hướng dẫn cách vận động, ăn uống, hít thở để làm sao có thể đẻ thường được, làm sao để cổ tử cung mở được. Nếu làm tốt được giai đoạn nuôi con sữa mẹ thì sự vất vả giảm đi một nửa rồi.
Kết luận: Nền móng của 1 em bé khoẻ mạnh giai đoạn này là: con sinh thường, được tráng ruột bằng sữa non của mẹ (tức 72h vàng), chậm kẹp dây rốn, da tiếp da. Sau đó là bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu, ko bổ sung gì kể cả uống nước. Ngoại trừ vitamin D.
2. Giai đoạn 1 năm đầu
Giai đoạn này gồm bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu và giai đoạn ăn dặm. Các mẹ nên đọc 1 số cuốn sách sau để có kiến thức cơ bản chăm sóc em bé.
Video đang HOT
- Để con được ố. Đọc cuốn này để biết 1 số bệnh lặt vặt của trẻ em sơ sinh đôi khi không cần phải dùng kháng sinh không cần thiết.
- Các thời kỳ nhạy cảm của trẻ Montessori.
- Yêu thương và tự do (phương pháp Montessori)
Đọc 2 cuốn này để hiểu các mốc phát triển kỹ năng của con. Tại sao con mút tay, tại sao con cần mẹ ôm ấp? Tại sao vận động thô và vận động tinh lại quan trọng đến vậy? Người mẹ nào cũng vô cùng yêu con nhưng yêu thương con đúng cách là như thế nào? Giai đoạn nào con nhạy cảm về ngôn ngữ, về toán học, về vận động, về tâm lý đều có hết trong 2 cuốn sách này. Yêu con đúng cách rất quan trọng. 6 năm đầu đời là 6 năm quan trọng hình cách tính cách của con. Cuốn “Yêu thương và tự do” đã giúp mình rất nhiều để mình biết yêu con đúng cách.
Giai đoạn ăn dặm thì các mẹ có thể tham khảo và đọc cuốn “Ăn dặm kiểu Nhật”, hoặc “Ăn dặm baby led weaning”, hoặc “Ăn dặm 3 trong 1″… Đọc các sách này giúp mình hiểu cách nấu nướng, cách dùng gia vị, các thực đơn tham khảo. Tham khảo các hội nhóm về ăn dặm để có nhiều thực đơn phong phú.
Một em bé khoẻ mạnh, ít ốm sốt không chỉ mỗi tăng cân. Nó là sự kết hợp của tinh thần – ăn uống – vận động. Làm sao con có thể khoẻ mạnh khi bị ép ăn, ép phải tự lập sớm trong khi con cần mẹ, cấm không được mút tay, cấm không được nghịch bẩn. Làm sao con có thể khoẻ mạnh khi các giai đoạn lẫy, bò, vịn đứng, tập đi con không được hỗ trợ đúng cách. Các mẹ đừng nghĩ con trốn bò là tốt, là nhanh. Bò thật ra rất quan trọng vì khi tứ chi con vận động, đầu con ngẩng lên rất tốt cho sự phát triển của não bộ.
3. Giai đoạn con sau 1 tuổi
Sau 1 tuổi, con bắt đầu học nói, học đi, chạy nhảy, khám phá mọi thứ. Con cũng bắt đầu vào tuổi nói không làm ngược. Giai đoạn mè nheo, ăn vạ rất nhiều. Giai đoạn này cũng vất vả không kém. Mình vượt qua các giai đoạn này bằng việc đọc sách về nuôi dạy con, học khoá học, và tham khảo các hội nhóm, các mẹ khác. Bé nhà mình không phải là em bé luôn luôn nghe lời mình nhưng bé rất hiểu chuyện và có chính kiến riêng.
2 cuốn sách giúp mình rất nhiều ở giai đoạn này đó là:
- Nói sao cho trẻ chịu nghe.
- Giáo dục trẻ tự định hướng.
“Giờ nghĩ lại, nếu 6 năm nuôi con vừa qua, mình mà không có những cuốn sách, những hội nhóm về nuôi con thì chắc mình lúc nào cũng stress và hoang mang. Thời đại bây giờ không thiếu thông tin. Nếu người mẹ không trang bị kiến thức nuôi con thì không thể lựa chọn được thông tin chính xác và phù hợp với con của mình.
Mình xin tổng kết lại vài ý sau đây:
- Cái gốc của 1 em bé khoẻ mạnh là: Sinh thường, 72h vàng sữa non, sữa mẹ hoàn toàn 6 tháng, tối thiểu 24 tháng, ăn uống đa dạng, vận động tốt, tinh thần thoải mái.
Để giúp con có được cái gốc trên. Người mẹ cần đọc sách, tham gia các hội nhóm nuôi con sữa mẹ, theo dõi các bác sĩ để học hỏi.
Tên những cuốn sách mình đã đọc và nó đã giúp mình nuôi con nhẹ nhàng hơn:
1. Bách khoa thai nghén, sinh nở, và chăm sóc bé.
2. 68 ngộ nhận và giác ngộ về nuôi con sữa mẹ.
3. Thời kỳ nhạy cảm của trẻ (phương pháp giáo dục Montessori).
4. Yêu thương và tự do (phương pháp Montessori).
5. Nói sao cho trẻ chịu nghe.
6. Giáo dục trẻ tự định hướng.
Chúc các mẹ sẽ có một hành trình nuôi con nhẹ nhàng hơn”, chị Mai chia sẻ.
Vợ sinh quý tử tôi mừng tuổi luôn 2 cây vàng, cô ấy tít mắt cảm ơn làm tôi trắng bệch mặt mũi
Sau khi mừng tuổi cho bố mẹ, tôi liền lấy ra chiếc hộp mua từ hôm trước, bên trong đựng 2 cây vàng để mừng tuổi vợ.
Vợ chồng tôi cưới nhau 4 năm nay. Chúng tôi đã có một bé gái đầu lòng rất xinh giống vợ. Cô ấy vừa sinh bé thứ hai chưa đầy tháng, lần này là một bé trai. Vợ tôi đi đẻ vào đúng 26 Tết. Cô ấy sinh thường mẹ tròn con vuông, được về nhà trước 30 tháng Chạp, không phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tết năm nay nhà tôi tưng bừng rộn rã khi có thêm thành viên mới. Bố mẹ tôi vui mừng lắm vì có hai đứa cháu đủ nếp tẻ. Tôi cũng hạnh phúc khi được vợ sinh thêm cho mình một đứa con.
Chúng tôi đã có một bé gái đầu lòng rất xinh giống vợ. (Ảnh minh họa)
Ngày đầu năm mới cả nhà quây quần, vợ tôi cũng đã khỏe hơn nên cô ấy bế em bé ra ngoài phòng khách để cả gia đình sum vầy bên nhau. Sau khi mừng tuổi cho bố mẹ, tôi liền lấy ra chiếc hộp mua từ hôm trước, bên trong đựng 2 cây vàng để mừng tuổi vợ:
"Anh mừng tuổi em, thưởng cho em vì bao công sức vất vả và hy sinh, đẻ được hai đứa con đáng yêu cho anh. Em cất đi làm của để dành hay chi tiêu gì tùy thích nhé".
Vợ tôi cầm lấy quà mừng tuổi của chồng cười tít mắt cảm ơn. Nhưng lời cảm ơn của cô ấy lạ lắm khiến tôi phải sợ đến trắng bệch mặt mũi:
"Em rất cảm động trước tình cảm của anh, thật may mắn khi những hi sinh, vất vả của mình được mọi người ghi nhận. Nhưng anh hãy thể hiện tình yêu bằng cách khác được không? Mình đã có 2 con đủ nếp tẻ, nếu không có gì đặc biệt phát sinh thì sẽ không sinh con nữa. Vậy nên anh hãy đi thắt ống dẫn tinh, để đảm bảo dù có trót nhỡ nhàng bên ngoài cũng không lo có con rơi, khỏi ai tranh giành với con mình. Nếu sau này chúng ta đổi ý muốn có thêm con, anh có thể nối lại hoặc em sẵn sàng chịu đau làm thụ tinh ống nghiệm được...".
"Chúng con làm vậy có được không bố mẹ? Anh ấy ra ngoài cũng có thể được coi là người đàn ông có tiền, con sợ mất chồng, lại sợ anh ấy vui chơi để lại hậu quả thì lúc ấy không biết làm sao...", vợ tôi còn tỏ ra tủi thân, ấm ức nói với bố mẹ chồng như vậy.
Bố tôi không nói gì, bảo hai vợ chồng tự bàn bạc quyết định, còn mẹ cùng là phận phụ nữ nên rất hiểu cho tâm tư của con dâu. Bà bảo tôi nếu phương án đó không ảnh hưởng gì thì cứ thực hiện đi vì bà cũng không thích có cháu rơi vãi, rồi vợ nọ con kia mệt mỏi lắm.
Tôi nghe mà xây xẩm mặt mày. Thiếu gì cách tránh thai, sao vợ tôi lại nghĩ đến cách ấy? Nhưng cô ấy cứ nằng nặc bảo đó là phương án chắc ăn nhất, đảm bảo không có gì sai sót. Vợ vừa sinh xong còn chưa hết một tháng ở cữ, tôi không muốn tranh cãi gay gắt. Thắt ống dẫn tinh có ảnh hưởng gì không? Nghe thôi mà tôi đã thấy sợ rồi.
Vợ tôi cầm lấy quà mừng tuổi của chồng cười tít mắt cảm ơn nhưng lời cảm ơn của cô ấy lạ lắm... (Ảnh minh họa)
Ưu nhược điểm của thắt ống dẫn tinh
Ưu điểm của thắt ống dẫn tinh:
- Là biện pháp tránh thai hiệu quả gần như tuyệt đối với tỷ lệ thành công trên 99.5%.
- Thắt ống dẫn tinh rất an toàn, không ảnh hưởng đến mức độ testosterone, khoái cảm hay bất cứ vấn đề nào khác liên quan đến đời sống tình dục.
- Thủ thuật này không gây ảnh hưởng đến chức năng tình dục và x.uất t.inh.
- Ít xâm hại, ít tốn thời gian và có chi phí rẻ hơn so với thắt ống dẫn trứng.
- Không làm thay đổi lượng hormone trong cơ thể.
- Thời gian hồi phục nhanh
Nhược điểm khi thắt ống dẫn tinh:
- Thực hiện thắt ống dẫn tinh không giúp bạn chống lại được nhiễm trùng lây lan qua đường tình dục.
- Bạn cần chắc chắn không muốn có thêm con trước khi lựa chọn thực hiện thủ thuật này.
- Sau khi thực hiện thắt ống dẫn tinh, bạn cần áp dụng các biện pháp tránh thai khác trong 3 tháng trước khi loại bỏ hết tinh trùng còn sót lại, như sử dụng bao cao su bởi phương pháp này không có hiệu quả ngay lập tức.
Thắt ống dẫn tinh có ảnh hưởng gì không?
Một số người cho rằng, việc thắt ống dẫn tinh sẽ làm giảm khả năng tình dục, khiến đời sống t.ình d.ục bị ảnh hưởng... Tuy nhiên, trên thực tế, nếu bạn thực hiện thắt ống dẫn tinh, bạn vẫn hoàn toàn có thể cương cứng và đạt cực khoái khi quan hệ t.ình d.ục. Bên cạnh đó, sự thật là bạn vẫn xuất tinh nhưng không có t.inh t.rùng. Chính vì thế, bạn sẽ không có con ngoài ý muốn nếu thực hiện thủ thuật này.
Tóm lại, thắt ống dẫn tinh không gây bất cứ ảnh hưởng gì nghiêm trọng nào đến sức khỏe t.ình d.ục cũng như sinh lý ở nam giới.
Lúc chuẩn bị ra tòa, tôi để vợ tự chọn tài sản, cô ấy nói một câu khiến tôi muốn rút đơn Chỉ một câu nói của vợ mà làm đầu óc tôi được giác ngộ. Ảnh minh họa Trước khi lấy vợ, tôi từng có mối tình đầu rất đẹp với một người bạn học thời sinh viên. Thế nhưng tình yêu 6 năm của chúng tôi bị bố mẹ ngăn cấm. Mẹ tôi không thích bạn gái của tôi với lý do cô...