Trở thành ‘mạng xã hội cho trung niên’, thời của Facebook đã qua?
Thế hệ người dùng gắn bó với Facebook từ những ngày đầu giờ đều đã ở độ tuổi ngoài 30. Việc kém hấp dẫn với người trẻ là dấu hiệu xấu với một nền tảng luôn muốn tăng trưởng.
Ra đời từ năm 2004, Facebook hiện đã hơn 17 tuổi. Vào những ngày đầu thành lập, Facebook là nơi giới học sinh, sinh viên kết nối, trò chuyện cùng nhau. Tuy nhiên, theo The Economist, giờ đây giới trẻ lại xem mạng xã hội này như một nền tảng dành cho lứa tuổi trung niên.
Thậm chí, nhiều nhà đầu tư cũng lo ngại Facebook đã trở nên quá lỗi thời. Chính suy nghĩ đó khiến Meta, công ty mẹ của Facebook, bị thổi bay 232 tỷ USD giá trị thị trường chỉ trong ngày 3/2, đánh dấu mức giảm trong vòng 24 giờ lớn nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán.
Người trẻ dần từ bỏ Facebook
The Economist nhận định với hơn 2 tỷ người dùng hoạt động mỗi ngày, mạng xã hội này hẳn sẽ gặp rất nhiều khó khăn để tăng trưởng. Trong quý IV/2021, có hơn nửa triệu người dùng rời bỏ Facebook. Đây cũng là lần đầu tiên họ gặp phải tình trạng này.
Facebook không còn hấp dẫn với người dùng trẻ như trước đây.
Bên cạnh đó, việc Apple thắt chặt các quy định về quyền riêng tư cũng khiến Meta phải tốn thêm khoảng 10 tỷ USD vì gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng quảng cáo cho người dùng iPhone.
Song, vấn đề lớn hơn cả đối với Facebook là quá gắn bó với một thế hệ, từ đó độ tuổi người dùng cũng già đi đáng kể. Với những nước phát triển, giới trẻ tỏ ra ngán ngẩm với Facebook.
“Giới trẻ không muốn dùng chung nền tảng với ông bà của mình”, The Economist phân tích. So với các mạng xã hội khác tập trung vào hình ảnh, Facebook hướng tới bảng tin bạn bè và tin tức nhiều hơn. Đó không hẳn là những gì mà giới trẻ cần.
Trong một tài liệu nội bộ của Facebook, nền tảng này thừa nhận người trẻ coi mạng xã hội như “chỗ dành cho người trung niên”.
Frances Haugen, cựu quản lý sản phẩm của Facebook, trong tài liệu tố cáo Facebook tiết lộ mạng xã hội này không còn thu hút người dùng trẻ ở Mỹ như trước đây. Cụ thể, bà cho biết ở nhiều quốc gia, lượng người dùng dưới 18 tuổi đăng ký tài khoản mới đã giảm 1/4 chỉ trong vòng 1 năm.
Một khảo sát khác của công ty nghiên cứu Enders Analysis cũng chỉ ra thời gian người dùng từ 18-24 tuổi ở Anh sử dụng Facebook và Instagram giảm một nửa. CEO Mark Zuckerberg cũng thừa nhận hãng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gắt gao từ TikTok và các đối thủ khác trong việc tiếp cận đến những đối tượng trẻ tuổi.
Video đang HOT
Cơ hội nào cho Facebook?
Trước đây, ưu tiên hàng đầu của Zuckerberg là phát triển Facebook, ứng dụng chủ chốt của tập đoàn. Sau khi mua lại Instagram vào năm 2012, Facebook đã bí mật hạn chế việc thuê thêm nhân viên cho nền tảng này vì sợ Instagram sẽ giành lấy người dùng của mình.
Tuy nhiên, hiện vị CEO lại sẵn sàng hy sinh “đứa con đầu lòng” là Facebook để bảo vệ công việc kinh doanh chung của tập đoàn. Họ bắt đầu thu hút người dùng trẻ trên các ứng dụng khác như Messenger Kids hay Instagram Kids, thậm chí là phát triển tính năng Reels, được cho là phiên bản “nhái” của TikTok. Năm 2021, Zuckerberg còn xóa bỏ cái tên Facebook và thay bằng Meta để tránh bị cho là lỗi thời.
CEO Mark Zuckerberg lo ngại trước sự cạnh tranh từ các đối thủ khác, đặc biệt là TikTok.
The Economist nhận định Mark Zuckerberg đã chuyển hướng từ việc vực dậy Facebook sang phát triển công nghệ trên đa lĩnh vực từ bộ kính VR, metaverse đến đồng hồ thông minh.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Facebook có sụp đổ và có biến thành “hoang mạc” trong tương lai như đối thủ một thời MySpace.
Theo The Economist, Facebook có thể sẽ không trở lại hào quang và thu hút người dùng trẻ như khi mới ra đời. Tuy nhiên, họ vẫn có thể sống sót bằng cách tự làm mới mình.
Năm 2018, Facebook cố sao chép TikTok bằng dịch vụ Lasso. Tuy nỗ lực đầu tiên thất bại, phiên bản “nhái” TikTok tiếp theo là Reels đang khá thành công trên Instagram, và bắt đầu được mở rộng trên Facebook.
Việc tập trung vào lĩnh vực kinh doanh trực tiếp cũng có thể giúp Facebook tiếp tục kiếm lời. Trong buổi báo cáo tài chính mới nhất, họ hứa hẹn sẽ đầu tư vào các dịch vụ giúp các doanh nghiệp dễ dàng liên hệ với khách hàng thông qua quảng cáo.
“Những tập đoàn như Meta có khả năng sống dai như loài gián vậy”, nhà phân tích Mark Shmulik của Bernstein kết luận.
Điều gì sẽ xảy ra khi mạng xã hội lớn nhất thế giới trở nên 'già yếu'?
Facebook sẽ chấp nhận số phận trở thành mạng xã hội lỗi thời hay chuyển mình để nắm lấy nhiều cơ hội phía trước?
Facebook trên đà "lỗi thời"?
"White hot" là một bộ phim tài liệu mới theo dấu thăng trầm của Abercrombie & Fitch. Đây là một hãng thời trang của Mỹ nổi lên vào đầu những năm 2000 trước khi sụp đổ đột ngột.
Bộ phim khám phá nỗi ám ảnh của công ty trong việc tuyển dụng một kiểu nhân viên nhất định là đẹp trai, vạm vỡ, da trắng. Điều này dẫn đến những tuyên bố gây tổn hại về phân biệt chủng tộc và quấy rối tình dục.
Điều đó cũng gây bất lợi cho Abercrombie là hãng trở nên lỗi thời. Quần jean cạp trễ, áo phông cắt xéo và nước hoa "Fierce" là những thứ quen thuộc với người trưởng thành Mỹ khoảng đầu thế kỷ 21. Cái giá của việc quá gắn bó với một thế hệ là thế hệ tiếp theo không còn muốn quan tâm đến.
Facebook cũng bắt đầu thành công trong cùng thời điểm đó và có thể đang gặp vấn đề tương tự. Đặc điểm của Facebook được thể hiện nơi người sáng lập Mark Zuckerberg. Người đàn ông 37 tuổi vẫn mặc trang phục thời đại học là quần jean bó và áo hoodie.
Mạng xã hội bắt đầu như một cách để kết nối các sinh viên chưa tốt nghiệp Harvard. Giờ đây, giới trẻ coi Facebook như một nơi dành cho những người độ tuổi 40-50.
Các nhà đầu tư cũng coi Facebook là lỗi thời. Công ty mẹ của Facebook là Meta đã mất 35% giá trị thị trường trong năm nay, bao gồm cả đợt sụt giảm 232 tỷ USD vào tháng 2. Đó là mức giảm trong một ngày lớn nhất lịch sử thị trường chứng khoán.
Một số vấn đề của Facebook đã bị phóng đại quá mức. Với 2 tỷ người dùng mỗi ngày, gần 1/3 dân số thế giới, tăng trưởng chắc hẳn khó có thể tăng tốc. Việc mất 1 triệu người dùng ở Ấn Độ trong quý cuối của năm 2021 được cho là do giá dữ liệu di động ở nước này tăng.
Các quy tắc bảo mật do Apple đưa ra là một vấn đề nghiêm trọng hơn. Meta dự kiến sẽ phải tiêu tốn khoảng 10 tỷ USD trong năm nay do việc xác định đối tượng quảng cáo của người dùng iPhone khó hơn.
Nhưng công ty đang nghĩ các giải pháp thay thế như hạn chế tối đa mức giảm hiệu quả quảng cáo hoặc giảm chi phí trước các quy tắc mới ở châu Âu. Nhà môi giới Mark Shmulik của Bernstein cho biết các công ty như Meta có khả năng của một "con gián" để tìm cách duy trì hoạt động kinh doanh bình thường.
Tuy nhiên, nếu những rào cản trên còn có thể tìm cách khắc phục, thì tuổi tác người dùng Facebook già đi là điều không thể tránh khỏi. Ở các quốc gia giàu có, điều quan trọng nhất đối với các nhà quảng cáo là những người dùng trẻ tuổi đang dần biến mất.
Năm ngoái, cựu giám đốc sản phẩm của Facebook Frances Haugen đã gây chú ý vì "thổi còi" về những thất bại trong việc kiểm duyệt nội dung của mạng xã hội này. Nhưng thông tin đáng chú ý hơn là việc sử dụng Facebook của giới trẻ Mỹ đã giảm mạnh.
Tại 5 quốc gia quan trọng nhất của Facebook, lượt đăng ký tài khoản cho người dưới 18 tuổi đã giảm 1/4 trong vòng 1 năm. Theo ước tính của công ty nghiên cứu Enders Analysis, những người Anh từ 18-24 tuổi đang dành một nửa thời gian trong ngày cho Facebook và Instagram.
Mark Zuckerberg năm ngoái đã thừa nhận rằng trước sự cạnh tranh của TikTok và các đối thủ khác, Facebook thờ ơ với người trẻ tuổi. Mark Zuckerberg nói rằng các dịch vụ của Facebook cố gắng tốt nhất cho hầu hết người dùng, thay vì đặc biệt cho giới trẻ.
Nhân viên Facebook thay logo và tên mới Meta trước trụ sở Facebook ở California
Nỗ lực chuyển mình của Facebook
Trước đây, việc cứu lấy ứng dụng là ưu tiên hàng đầu của Mark Zuckerberg. Sau khi mua lại Instagram vào năm 2012, Facebook được cho là đã hạn chế thuê nhân viên cho Instagram vì sợ rằng người "anh em nuôi" này sẽ "nuốt chửng" hết người dùng của mình, theo lời của một cựu CEO Instagram được trích dẫn trong cuốn sách "No Filter".
Hiện tại, Zuckerberg dường như sẵn sàng hy sinh đứa con đầu lòng của mình để bảo vệ công việc kinh doanh lớn hơn. Những nỗ lực thu hút giới trẻ đã tập trung vào các ứng dụng khác, chẳng hạn như Messenger Kids và Instagram Kids (đã bị tạm dừng vào năm ngoái).
Reels, bản sao TikTok của Meta, đã được ra mắt lần đầu tiên trên Instagram. Năm ngoái, Zuckerberg thậm chí đã bỏ tên Facebook khỏi công ty của mình để cách ly doanh nghiệp khỏi thương hiệu "lỗi mốt" nhất.
Đó là điều đúng đắn cần làm. Nhưng nó đặt ra câu hỏi rằng mạng xã hội nào lớn nhất khi Facebook suy tàn? Các trang web hùng hậu một thời như MySpace vẫn tồn tại giống như những tàn tích kỹ thuật số bị bỏ hoang. Trong tương lai xa, liệu Facebook có trở thành một thị trấn ma?
Người dùng trẻ tuổi dường như sẽ không trở lại dùng mạng xã hội Facebook. Thay vào đó, họ ngày càng thích sử dụng Snapchat hoặc BeReal, một dịch vụ nhắn tin bằng ảnh đang phổ biến trong các trường đại học.
Nhưng kết nối chỉ là một chức năng của phương tiện truyền thông xã hội. Mọi người còn sử dụng nó để giải trí và mua sắm. Facebook đang mất dần sức hấp dẫn của mình với vai trò là một nơi để giao lưu, nhưng Facebook có thể tự làm mới mình để trở thành một nền tảng cho các hoạt động khác.
Trong lĩnh vực giải trí, TikTok luôn dẫn đầu. Nỗ lực đầu tiên của Meta để bắt chước TikTok là Lasso năm 2018 và đã thất bại. Sau khi chứng minh được sức hút trên Instagram, nơi chiếm 20% thời gian người dùng, Reels cũng đang xây dựng lượng khán giả trên Facebook. Newsfeed của Facebook đang được tân trang lại theo xu hướng của các TikToker. Nội dung được đề xuất bởi trí tuệ nhân tạo (AI).
Facebook từ lâu đã triển khai Marketplace như một "chợ online" và đã ra mắt các cửa hàng trong đại dịch để mang thương mại điện tử lên nền tảng của riêng mình. Vòng gọi vốn mới nhất hứa hẹn đầu tư vào dịch vụ cho phép người dùng gửi tin nhắn đến các công ty thông qua quảng cáo.
Abercrombie đã từ bỏ phong cách điển hình của mình để thay đổi với những người mẫu ngoại cỡ trong trang phục thể thao thoải mái. Doanh thu của hãng năm ngoái đã trở lại mức 80% so với thời kỳ đỉnh cao. Tương tự như vậy, Facebook sẽ không còn tuyệt vời như cũ, nhưng vẫn còn cơ hội kiếm rất nhiều tiền.
Meta đã chi 26,8 triệu USD để bảo vệ Mark Zuckerberg Số tiền mà Meta chi ra để đảm bảo an toàn cho CEO vượt xa nhiều công ty công nghệ lớn khác. Theo báo cáo của Meta gửi lên Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), công ty này đã chi 26,8 triệu USD để bảo vệ CEO Mark Zuckerberg và gia đình ông trong năm 2021, tăng 6% so với...