Trở ngại với tham vọng Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Tham vọng thúc đẩy kế hoạch Con đường tơ lụa mới của Bắc Kinh đang gây căng thẳng địa chính trị, khiến các nước lo ngại về nguy cơ phụ thuộc vào Trung Quốc.

Trở ngại với tham vọng Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc - Hình 1

Hai tuyến đường trong toan tính Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc. Ảnh: Daily Star

Trong bối cảnh khủng hoảng ở Trung Đông và Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ công bố thoả thuận chế tạo hệ thống phòng thủ tên lửa trị giá 3,4 tỷ USD với Trung Quốc. Chương trình được tuyên bố nhằm đẩy mạnh hoả lực cho quân đội và đặt nền móng cho hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, Ankara bất ngờ tuyên bố huỷ bỏ vài tuần trước khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ các nước đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Theo New York Times, nguyên nhân cản trở kế hoạch này do đối tác của Thổ Nhĩ Kỳ là một công ty Trung Quốc. Các nước phương Tây sợ lộ bí mật quân sự nếu công nghệ Trung Quốc được đưa vào hệ thống phòng không của Ankara.

Những năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia dọc con đường tơ lụa thông qua hoạt động thương mại đường bộ và đường biển. Nhưng “Sáng kiến Vàng đai và Con đường”, toan tính của Bắc Kinh nhằm làm sống lại các tuyến đường thương mại cổ xưa, đang gây căng thẳng địa chính trị và khiến các quốc gia ngày càng lo ngại về nguy cơ phụ thuộc vào nền kinh tế số 2 thế giới.

Kazakhstan đã hạn chế đầu tư và người di cư Trung Quốc vì lo sợ bị lấn át, trong khi Kyrgyzstan xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Moscow nhằm cân bằng với Bắc Kinh.

Lợi ích khi hợp tác với Trung Quốc

Trong khi đó, với thỏa thuận tên lửa, Thổ Nhĩ Kỳ muốn giảm bớt sự phụ thuộc vào NATO. “Lợi ích của chúng tôi và của NATO có thể không giống nhau trong một số hành động”, Thứ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Ismail Demir cho biết.

Mehmet Soylemez, chuyên gia châu Á tại Viện Nghiên cứu Xã hội và Chính trị ở Ankara, nhận định rằng dự án tên lửa Trung Quốc “là một trong những lý do điều khiến mọi người thực sự nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang chuyển hướng”. Theo ông, Trung Quốc muốn tái cơ cấu cấu trúc tài chính và kinh tế toàn cầu. Với lợi thế thị trường và sự giàu có, họ đang là một đối tác hấp dẫn.

Các quốc gia dọc Con đường tơ lụa trước đây đều gặp khó khăn trong việc phát triển quan hệ kinh tế với Liên minh châu Âu (EU). Trong khi đó, họ còn được cảnh báo rằng Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại lớn của khu vực, có thể đem lại lợi thế cho Malaysia và Việt Nam.

“Vì vậy, nhiều năm qua, chúng tôi vẫn đang chờ đợi và mọi người đều mất hy vọng. Thổ Nhĩ Kỳ không tham gia TPP và các vấn đề của thế giới Arab đang đẩy chúng tôi đến những lựa chọn khác”, Sahin Saylik, tổng giám đốc Kirpart Otomotiv, một nhà sản xuất bộ phận ôtô của Thổ Nhĩ Kỳ, cho hay.

Trở ngại với tham vọng Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc - Hình 2

Dù không đạt thoả thuận tên lửa, Trung Quốc đã cung cấp nhiều loại vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Getty

Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ nhập khẩu hàng hoá từ Trung Quốc với kim ngạch 25 tỷ USD mỗi năm, thì kim ngạch xuất khẩu chỉ 3 tỷ USD. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, các cửa hàng bán đầy hàng hóa Trung Quốc, từ máy hút bụi đến bộ đồ ăn.

Công ty Trung Quốc mua than và đá cẩm thạch mỏ của Thổ Nhĩ Kỳ và có cổ phần 65% trong cảng container lớn thứ ba của nước này. Bắc Kinh còn giúp Ankara xây dựng gần chục tuyến đường sắt, đồng thời là nhà cung cấp vũ khí và tên lửa chiến trường công nghệ thấp.

Nhiều công ty đang chuyển huớng sang Trung Quốc vì lý do chi phí, mua linh kiện hoặc nhập khẩu các sản phẩm lắp ráp hoàn chỉnh. Arzum – một trong những nhà sản xuất thiết bị nổi tiếng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ, chịu trách nhiệm về kỹ thuật và tiếp thị cho hãng cafe Okka nổi tiếng, nhưng máy pha lại được sản xuất ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc lại nhanh chóng cắt đứt nhiều mối làm ăn. Năm ngoái, Tập đoàn Cơ khí Máy móc Trung Quốc đột ngột rút thỏa thuận mua cổ phần 75% trong mạng lưới điện ở Eskisehir và các tỉnh lân cận của Thổ Nhĩ Kỳ, trị giá 384,6 triệu USD. Họ không cung cấp lý do chính thức và từ chối đưa ra bình luận.

Video đang HOT

Công ty Phân phối điện Thổ Nhĩ Kỳ đang kiện các công ty Trung Quốc với hy vọng lấy được tiền bồi thường. Giám đốc điều hành Mukremin Cepni nói rằng ông đã dành công sức cho dự án này 18 tháng và không còn hào hứng bất kỳ mối liên hệ với Trung Quốc.

Các cản trở đối với Trung Quốc

Sau tuyên bố về thoả thuận tên lửa, các nước thành viên NATO đã tổ chức một chiến dịch nhằm lật đổ quyết định này. Tổng thống Obama, lãnh đạo các nước Tây Âu và chỉ huy hàng đầu của NATO đã liên lạc với Thổ Nhĩ Kỳ.

NATO khẳng định nước nào cũng có quyền lựa chọn thiết bị của riêng mình. Nhưng họ công khai bày tỏ quan ngại rằng tên lửa Trung Quốc có thể không tương thích với thiết bị của NATO, và ngầm cảnh báo họ khó có thể chia sẻ các chi tiết kỹ thuật.

Tập đoàn nhập khẩu và xuất khẩu máy móc chính xác của Trung Quốc là đối tượng phương Tây áp đặt các biện pháp trừng phạt vì đã cung cấp công nghệ tên lửa đạn đạo cho Iran, Triều Tiên, Pakistan và Syria. Hoạt động xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn dựa trên quan hệ đối tác với nhà cung cấp này, cũng có thể chịu chung số phận.

Trở ngại với tham vọng Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc - Hình 3

Đường dây điện gần một khu công nghiệp ở Eskiehir, Thổ Nhĩ Kỳ. Công ty Trung Quốc đột ngột rút lui một thỏa thuận mua cổ phần trong mạng lưới điện ở Eskiehir và các tỉnh lân cận. Ảnh: NY Times

Tên lửa trở thành vấn đề căng thẳng từ hai năm trước, khi Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố ủng hộ quyết định thầu của Trung Quốc. Trong khi đó, nước này cũng nhận được đề nghị bán tên lửa Patriot của Mỹ cũng như các giao dịch tương tự với Tây Âu và Nga.

Thổ Nhĩ Kỳ muốn sản xuất tên lửa, tham vọng xuất khẩu trong một vài năm và muốn ngăn chặn việc triển khai thường xuyên tên lửa Patriot của NATO.

“Bạn không thể bảo vệ đường biên giới dài 911 km chỉ với hệ thống phòng không Patriot”, Merve Seren, chuyên gia an ninh của một tổ chức ủng hộ chính phủ ở Ankara cho biết.

Theo ông Demir, máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ, loại từng bắn hạ phi cơ của Nga hồi tháng 11, không thể tuần tra liên tục. Trong khi đó, hệ thống tên lửa có thể sẵn sàng mọi lúc.

Khi xung đột Syria trở nên tồi tệ hơn, NATO chỉ có thể cung cấp tên lửa Patriot ở ba thành phố của Thổ Nhĩ Kỳ và rút dần khi máy bay của Nga bị bắn hạ. “NATO triển khai các hệ thống phòng không khá thất thường. Tôi không biết liệu nó có mang thông điệp rằng các đối tác có thể dựa vào họ hay không”, ông Demir nói.

Demir cho biết các phân tích của chuyên gia quân sự nước này đã được một uỷ ban, bao gồm tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng quốc phòng và quan chức an ninh, phê duyệt. Nhưng không ai hỏi ý kiến của Bộ Ngoại giao về phản ứng của các nước đồng minh.

“Họ được thông báo sau khi quá trình thảo luận hoàn tất. Nó không được coi là một dự án đặc biệt có thể đem lại kết quả chính trị”, ông Demir cho hay.

Tháng trước, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định sẽ thầu lại một số bộ phận để sản xuất ở nước ngoài, có thể là Tập đoàn nhập khẩu và xuất khẩu máy móc chính xác Trung Quốc. Demir nói rằng thời gian đàm phán với các nhà sản xuất Bắc Kinh có thể giúp quan hệ hợp tác quân sự trong tương lai dễ dàng hơn.

Ngoài ra, vấn đề dân tộc và tôn giáo cũng là một yếu tố làm phức tạp thêm các quan hệ của Trung Quốc, khi trong khu vực có nhiều nước theo đạo Hồi và hàng chục quốc gia giống Thổ Nhĩ Kỳ. Căng thẳng leo thang khi Bắc Kinh áp đặt các chính sách nghiêm ngặt với người Ngô Duy Nhĩ, người Hồi giáo ở Tân Cương.

Ở cương vị tổng thống hiện nay, Erdogan ưu tiên mối quan hệ với Trung Quốc. Ông giải quyết vấn đề này bằng cách kêu gọi người dân cảnh giác trước những tin đồn trên phương tiện truyền thông xã hội về chính sách của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ.

Các nhóm dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ như tổ chức Anatolia Youth, trước đây từng thẳng thắn lên tiếng về người Ngô Duy Nhĩ, nay đã mềm mỏng hơn. Mahmut Temelli, Chủ tịch cơ quan đối ngoại, nói rằng thoả thuận tên lửa lẽ ra nên được duy trì.

Theo ZingNews

Trung Quốc tham vọng phục dựng sức mạnh đế chế Hán, Đường

Trung Quốc muốn thông qua các sáng kiến kết nối khu vực như Con đường tơ lụa mới để tái xác lập vị thế cường quốc thế giới như đế chế Hán, Đường trong lịch sử.

Trung Quốc tham vọng phục dựng sức mạnh đế chế Hán, Đường - Hình 1

Thủ tướng Pakistan Nawaz Sharif (trái) nói với vị khách tới thăm Pakistan hồi tháng 4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, rằng Pakistan đã quyết định đưa mối quan hệ hai nước lên "cao hơn dãy Himalaya". Ảnh: AP

Ngày 20/4, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có chuyến thăm chính thức Sau hơn ba thập kỷ phát triển với tốc độ cao, Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, với lượng dự trữ ngoại hối lên đến gần 4000 tỷ USD. Với tiềm lực hiện nay, Bắc Kinh đang hướng tới những cơ hội đầu tư và thương mại nước ngoài, nhằm khôi phục tầm ảnh hưởng toàn cầu như thời đại nhà Hán, nhà Đường trong lịch sử, thông qua sáng kiến Con đường tơ lụa mới, theo Financial Times.

"Đây là một trong số ít những giai đoạn lịch sử người ta nhớ đến mà không liên quan đến sức mạnh cứng", giáo sư sử học Trung Quốc Valerie Hansen thuộc Đại học Yale nhận định. "Và đó chính là những liên tưởng tích cực mà người Trung Quốc muốn nhấn mạnh".

Khôi phục Con đường tơ lụa

Phiên bản hiện đại của tuyến đường thương mại cổ trên được cho là sáng kiến chính sách đối ngoại mang đậm dấu ấn của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nếu như các khoản đầu tư và cho vay mà Trung Quốc cam kết được đưa vào thực tế, sáng kiến Con đường tơ lụa mới sẽ trở thành kế hoạch ngoại giao kinh tế lớn nhất kể từ sau Kế hoạch Marshall tái thiết châu Âu của Mỹ hồi hậu Thế chiến II, với phạm vi hàng chục quốc gia và tổng dân số trên ba tỷ người.

Bất chấp việc tăng trưởng kinh tế đang chững lại và sức mạnh quân sự không ngừng gia tăng, kế hoạch trên có ý nghĩa như một cách để xác định vai trò của Trung Quốc trên thế giới và các mối quan hệ quốc tế của quốc gia này.

Giới chuyên gia cho rằng, bất kể là xuất phát từ góc độ kinh tế, ngoại giao hay quân sự, Bắc Kinh sẽ sử dụng sáng kiến Con đường tơ lụa mới để khẳng định vai trò lãnh đạo ở châu Á. Thậm chí, một số người còn cho rằng đây là phiên bản hiện đại của Ván cờ lớn thế kỷ 19, cuộc tranh chấp chiến lược giữa Đế quốc Anh và Đế quốc Nga tại khu vực Trung Á.

"Con đường tơ lụa là một phần của lịch sử Trung Quốc, có từ thời nhà Hán và nhà Đường, hai đế chế vĩ đại nhất của Trung Quốc", Giáo sư Friedrich Wu thuộc Học viện quan hệ quốc tế Rajaratnam, Singapore, bình luận. "Sáng kiến này như một sự gợi nhớ kịp thời rằng, Trung Quốc ngày này cũng đang xây dựng một đế chế mới".

Theo lời một số cựu quan chức Trung Quốc, sáng kiến Con đường tơ lụa mới bắt nguồn từ một kế hoạch của Bộ Thương mại Trung Quốc, nhằm tìm kiếm đầu ra cho ngành thép và chế tạo vốn đang tồn tại tình trạng dư thừa năng lực sản xuất. Đến tháng 9/2013, sáng kiến này lần đầu tiên được Chủ tịch Tập Cận Bình công bố trong chuyến công du Kazakhstan, với tên gọi Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa. Một tháng sau, ông Tập đưa ra khái niệm Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21.

Hai sáng kiến trên từ đó chính thức được nhắc đến với cái tên chung là "Một vành đai, một con đường", trong đó Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa gồm các tuyến đường thương mại trên lục địa nối liên Trung Á, Nga và châu Âu và Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21 gồm các tuyến hàng hải đánh thông tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trên thực tế, Bắc Kinh từ lâu đã tiến hành các nỗ lực kết nối khu vực với một số quốc gia khu vực Trung Á. Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thương mại giữa Trung Quốc và năm nước Trung Á, bao gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan, đã tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2010, đạt mức 50 tỷ USD vào năm 2013. Trung Quốc đang muốn xây dựng thêm đường cao tốc và đường ống dẫn để tiếp nhận thêm các nguồn tài nguyên cần thiết cho phát triển.

Trung Quốc tham vọng phục dựng sức mạnh đế chế Hán, Đường - Hình 2

Con đường tơ lụa mới của Trung Quốc. Đồ họa: FT

Trong chuyến thăm Pakistan hồi tháng 4, Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết một khoản đầu tư và tín dụng trị giá 46 tỷ USD vào hành lang kinh tế Trung Quốc - Pakistan, với điểm kết thúc là vịnh Gwadar trên biển Arab. Cũng trong tháng đó, Bắc Kinh tuyên bố kế hoạch bơm 62 tỷ USD dự trữ ngoại hối vào ba ngân hàng chính sách nhà nước để phục vụ cho sáng kiến Con đường tơ lụa mới.

"Họ chỉ là đang cần một khẩu hiệu cho những gì đã muốn làm trong thời gian dài", một nhà ngoại giao phương Tây cho biết.

Cùng với lợi ích kinh tế của Trung Quốc trên thế giới không ngừng được mở rộng, lực lượng vũ trang của nước này cũng muốn phát huy vai trò lớn hơn trong khu vực. Trung Quốc hiện không có căn cứ quân sự ở nước ngoài và luôn khẳng định sẽ không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác. Nhưng căn cứ theo dự luật chống khủng bố gần đây, Bắc Kinh sẽ gửi binh sĩ của mình ra nước ngoài nếu được nước chủ nhà chấp thuận.

Chính vì vậy, quân đội Trung Quốc muốn được chia phần chính trị và tài chính trong kế hoạch Con đường tơ lụa mới. Một quan chức Mỹ giấu tên cho hay, ông từng được một tướng lĩnh cao cấp Trung Quốc tiết lộ chiến lược Một vành đai, một con đường sẽ bao gồm yếu tố an ninh.

Các công trình cảng tại Sri Lanka, Bangladesh và Pakistan khiến một số nhà phân tích đặt câu hỏi về mục đích cuối cùng của Trung Quốc có phải là nhằm xây dựng những căn cứ hậu cần hải quân đa dụng, để kiểm soát các tuyến đường biển trong chiến lược được mệnh danh là "Chuỗi ngọc trai".

Vì vậy, việc sáng kiến này khó có thể giành được sự tin tưởng tự nhiên từ các quốc gia láng giềng vốn đầy nghi ngại và niềm tin này thường xuyên bị xói mòn bởi sự phô trương sức mạnh liên tục của Trung Quốc, như tư thế tuyên bố chủ quyền hung hăng của nước này tại Biển Đông.

Những thách thức tiềm ẩn

Giới phân tích cho rằng, không phải ngẫu nhiên khi sự ra đời của sáng kiến Con đường tơ lụa mới trùng hợp với quá trình bùng nổ đầu tư, tạo ra tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, vì vậy cần tìm kiếm thị trường mới ở nước ngoài.

"Tăng trưởng xây dựng đang chậm lại và Trung Quốc không cần thiết xây dựng nhiều tuyến đường cao tốc, đường sắt và cảng biển, do vậy họ phải tìm các nước có nhu cầu", theo chuyên gia Tom Miller thuộc Công ty tư vấn Gavekal Dragonomics. "Một trong những mục tiêu rõ ràng là đạt được nhiều hợp đồng ở nước ngoài cho các công ty xây dựng Trung Quốc".

Câu hỏi được đặt ra là các nước hoan nghênh đầu tư từ Trung Quốc, nhưng liệu có muốn tiếp nhận năng lực sản xuất dư thừa của nước này hay không. Bởi, một số quốc gia hiện nay đang có tỷ lệ thất nghiệp cao hoặc có tham vọng phát triển ngành công nghiệp của nước mình.

Còn chuyên gia Scott Kennedy, phó giám đốc Trung tâm chiến lược và nghiên cứu quốc tế (CSIS), thì ví Con đường tơ lụa mới như một cây thông Noel, mà người ta treo lên đó những mục tiêu chính sách trong khi không ai tiến hành phân tích kinh tế một cách phù hợp.

"Tiền chính phủ mà họ đổ vào là chưa đủ, họ hy vọng thu hút vốn tư nhân, nhưng liệu vốn tư nhân có muốn đầu tư hay không", ông Kennedy nói. "Bởi có làm ra được tiền hay không".

Ngoài ra, các dự án tại những khu vực bất ổn là thách thức với chính sách tránh xa rắc rối an ninh ở nước ngoài của Trung Quốc. Tiến sâu vào khu vực Trung Á đồng nghĩa với việc Bắc Kinh sẽ phải khỏa lấp một phần khoảng trống do sự rút quân của Moscow sau Chiến tranh Lạnh và tiếp theo đó là sự rút quân của Washington trong những năm sắp tới.

Tuy nhiên, điều này đẩy Trung Quốc vào thế tiến thoái lưỡng nam rằng, an ninh và ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển kinh tế hay các cuộc xung đột địa phương có thể được giải quyết thông qua đầu tư và chi tiêu vào xây dựng cơ sở hạ tầng như Bắc Kinh luôn tin tưởng.

Nhưng nếu như cách làm trên không hiệu quả, Trung Quốc phải đổi diện với một sự lựa chọn khó khăn khác là bỏ cuộc hay bị sa lầy trong các cam kết an ninh và chính trị khu vực. Bắc Kinh từng tuyên bố rõ không muốn thay thế Washington tại Afghanistan hay trở thành "cảnh sát khu vực".

"Trung Quốc sẽ không mắc phải những sai lầm tương tự", chuyên gia về vấn đề Nam Á Jia Jinjing thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho biết.

Đầu tư quy mô lớn cũng sẽ gây ra những nghi ngại về việc mở rộng khả năng lũng đoạn về kinh tế của Trung Quốc và xa hơn nữa là sự kiểm soát ảnh hưởng địa chính trị. Những giới phân tích cho rằng, Bắc Kinh hy vọng các khoản đầu tư và vốn vay là đủ lớn để các nước khác khó lòng từ chối.

"Họ (Bắc Kinh) không có nhiều quyền lực mềm vì ít quốc gia tin tưởng", ông Miller nói. "Họ cũng thể không muốn sử dụng sức mạnh quân sự. Những gì họ có là một khối tiền khổng lồ".

Đức Long

Theo VNE

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Nữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học MỹNữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học Mỹ
11:07:52 18/12/2024
Máy bay chở lợn hôi thối nồng nặc, 295 người phải hạ cánh khẩn cấpMáy bay chở lợn hôi thối nồng nặc, 295 người phải hạ cánh khẩn cấp
10:46:53 18/12/2024
"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ"Tiểu tam" kiện vợ của người tình ra tòa và cái kết bất ngờ
06:35:53 18/12/2024

Tin đang nóng

Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?
18:33:05 18/12/2024
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVFChae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF
18:06:11 18/12/2024
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!
20:47:36 18/12/2024
Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024Chiếc mũi "diều hâu": Tiêu điểm trong 2 bức ảnh của Triệu Lộ Tư năm 2023 và 2024
17:01:02 18/12/2024

Tin mới nhất

Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

22:08:31 18/12/2024
Giáo hoàng Francis tiết lộ rằng ông là mục tiêu của một vụ đánh bom liều chết trong chuyến thăm Iraq cách đây 3 năm, theo Reuters hôm nay 18.12.
Ngoại trưởng Malaysia sẽ bị phạt vì hút thuốc ở quán ăn ven đường

Ngoại trưởng Malaysia sẽ bị phạt vì hút thuốc ở quán ăn ven đường

22:05:05 18/12/2024
Hôm nay (18.12), Bộ trưởng Y tế Malaysia Dzulkefly Ahmad cho biết Ngoại trưởng nước này Mohamad Hasan sẽ bị phạt vì bị bắt gặp hút thuốc ở quán ăn ven đường.
Nga xử một công dân về tội cố đầu độc binh sĩ để ủng hộ Ukraine

Nga xử một công dân về tội cố đầu độc binh sĩ để ủng hộ Ukraine

22:02:36 18/12/2024
Hãng thông tấn RIA Novosti dẫn thông báo từ FSB cho hay tòa án đã tuyên án người đàn ông nói trên, một cư dân ở thành phố Barnaul thuộc vùng Altai của Nga, phạm tội cố ý tấn công và cố ý phản quốc , theo AFP.
Trung Quốc phóng loạt vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX

Trung Quốc phóng loạt vệ tinh cạnh tranh với Starlink của SpaceX

21:52:04 18/12/2024
Trung Quốc ngày 16.12 phóng những vệ tinh đầu tiên thuộc nhóm vệ tinh Quốc Võng, một động thái làm tăng phần quyết liệt cho cuộc chạy đua cung cấp dịch vụ internet băng thông rộng trên không gian ở cả trong nước lẫn quốc tế.
Học sinh xả súng tại trường có 400 học sinh ở Mỹ, Tổng thống Biden lên tiếng

Học sinh xả súng tại trường có 400 học sinh ở Mỹ, Tổng thống Biden lên tiếng

21:46:51 18/12/2024
Một học sinh ngày 16.12 đã nổ súng tại một trường học ở bang Wisconsin của Mỹ, khiến 2 người thiệt mạng và nhiều người bị thương.
Canada tăng ngân sách an ninh biên giới sau lời dọa tăng thuế của ông Trump

Canada tăng ngân sách an ninh biên giới sau lời dọa tăng thuế của ông Trump

21:36:43 18/12/2024
Chính phủ Canada đề xuất 1,3 tỉ CAD (913,05 triệu USD) cho an ninh biên giới sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đe dọa áp thuế lên Ottawa.
Sự trỗi dậy của quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ

Sự trỗi dậy của quyền lực Thổ Nhĩ Kỳ

21:34:53 18/12/2024
Không chỉ nâng cao ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Trung Đông sau diễn biến tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ thời gian qua không ngừng tăng cường quyền lực ở cả Trung Đông lẫn châu Âu.
Ông Trump công bố khoản đầu tư 100 tỉ USD từ SoftBank

Ông Trump công bố khoản đầu tư 100 tỉ USD từ SoftBank

21:29:00 18/12/2024
Ông Trump khen ngợi ông Son là một trong những lãnh đạo doanh nghiệp thành đạt nhất thời đại và cho rằng khoản đầu tư là bằng chứng cho sự tự tin vào tương lai nước Mỹ.
Binh sĩ Triều Tiên bắn nhầm làm 8 binh sĩ Nga thiệt mạng?

Binh sĩ Triều Tiên bắn nhầm làm 8 binh sĩ Nga thiệt mạng?

21:26:46 18/12/2024
Tình báo Ukraine cho biết binh sĩ CHDCND Triều Tiên đã bắn nhầm vào lực lượng Nga trong lúc chống lực lượng Ukraine tại tỉnh Kursk.
Iran nói án tử với Thủ tướng Israel không phải bất khả thi

Iran nói án tử với Thủ tướng Israel không phải bất khả thi

21:07:53 18/12/2024
Thứ trưởng Ngoại giao Iran cho rằng các nước ủng hộ Palestine nên cân nhắc ban hành án tử cho Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu vì chiến sự tại Dải Gaza.
Philippines và Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng quân sự trên lãnh thổ của nhau

Philippines và Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng quân sự trên lãnh thổ của nhau

21:05:24 18/12/2024
Philippines có Thỏa thuận Lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ và Úc. Trong khi Nhật cũng có các thỏa thuận RAA tương tự với Úc, Anh và đang đàm phán một thỏa thuận với Pháp.
Đài Loan nhận 38 xe tăng chiến đấu Abrams đầu tiên từ Mỹ

Đài Loan nhận 38 xe tăng chiến đấu Abrams đầu tiên từ Mỹ

20:53:58 18/12/2024
Đài Loan vừa nhận lô xe tăng chiến đấu Abrams đầu tiên trong thỏa thuận mua 108 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực này của Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Sao âu mỹ

22:27:52 18/12/2024
Sau nhiều năm vào vai anh hùng quân đội trên màn bạc, Tom Cruise giờ đây đã trở thành một anh hùng quân đội ngoài đời thực.
Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Nhạc quốc tế

22:22:52 18/12/2024
Beyoncé là nữ nghệ sĩ đoạt nhiều danh hiệu nhất mọi thời - thông tin vừa được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) công bố hôm 17.12.
'Chị dâu': Việt Hương tiết chế, Hồng Đào 'bùng nổ'

'Chị dâu': Việt Hương tiết chế, Hồng Đào 'bùng nổ'

Phim việt

22:18:44 18/12/2024
Phim hài đen của đạo diễn Khương Ngọc khai thác những mâu thuẫn âm ỉ trong mối quan hệ chị dâu - em chồng, dành nhiều đất diễn cho hai diễn viên gạo cội Việt Hương và Hồng Đào.
'Trùm vai đểu' Huy Cường: Không có duyên với kinh doanh nên chỉ sống bằng nghề diễn

'Trùm vai đểu' Huy Cường: Không có duyên với kinh doanh nên chỉ sống bằng nghề diễn

Sao việt

22:16:10 18/12/2024
Từng hai lần quyết định tạm gác nghệ thuật, chuyển sang kinh doanh nhưng Huy Cường thừa nhận có lẽ anh chỉ có duyên với nghề diễn.
Sam, Sĩ Thanh mừng Ngọc Trinh tái xuất màn ảnh rộng sau biến cố

Sam, Sĩ Thanh mừng Ngọc Trinh tái xuất màn ảnh rộng sau biến cố

Hậu trường phim

22:12:52 18/12/2024
Nhiều sao Việt như Sam, Sĩ Thanh, Lê Hà... hội ngộ tại sự kiện ra mắt phim Chị dâu để ủng hộ người mẫu Ngọc Trinh tái xuất màn ảnh rộng.
Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Nhạc việt

22:02:58 18/12/2024
Khi phát hành ca khúc Her , Mỹ Mỹ mong muốn mình được khán giả quan tâm nhiều hơn về hành trình cô nỗ lực từ một vũ công trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Pháp luật

21:58:19 18/12/2024
Nguyên thừa nhận hành vi lừa đảo bà O chiếm đoạt số tiền 400 triệu đồng bằng hình thức mua bán lướt cọc đất (đặt cọc xong, bán lại kiếm lời - PV) để trả nợ, tiêu xài cá nhân và chơi tiền ảo.
Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Mỹ nhân Thư Ký Kim Sao Thế bị quỵt cát xê 2,1 tỷ, tiếp nối bi kịch của người mẹ minh tinh vừa qua đời

Sao châu á

21:26:10 18/12/2024
Nữ diễn viên này không phải người duy nhất trong gia đình bị quỵt cát xê. Mẹ chồng cô - minh tinh quá cố Kim Soo Mi cũng vướng phải vụ kiện tụng tương tự, dẫn đến qua đời vì căng thẳng.
Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Netizen

21:16:11 18/12/2024
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, tại thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một cô gái đã trèo lên sân thượng ở tòa nhà cao tầng với ý định tiêu cực.
Salah ở lại Liverpool

Salah ở lại Liverpool

Sao thể thao

21:08:56 18/12/2024
Salah đang có phong độ cực cao trong màu áo Liverpool, ghi 13 bàn, 9 lần kiến tạo sau 18 vòng đấu tại Ngoại hạng Anh. Đóng góp của anh giúp Liverpool chễm chệ ngôi đầu
'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

'Khuôn mặt thật' của Nữ hoàng Cleopatra?

Lạ vui

20:59:19 18/12/2024
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một đầu tượng phụ nữ bằng đá cẩm thạch trắng bên trong một đền thờ cổ ở Ai Cập, mà họ cho là khắc họa khuôn mặt thật của Nữ hoàng Cleopatra.