Trở nên giàu có, tiết kiệm bất chấp thu nhập nhờ không bao giờ sử dụng 1 từ này
Thay vì xem ngân sách của mình như bị hạn chế bởi một bên thứ 3, về những thứ mình không thể làm, tôi xem nó như những lựa chọn mà tôi tin tưởng. Đây là cách giúp bạn có tài chính tốt hơn, tiết kiệm mà vẫn cảm thấy thoải mái.
(*) Bài viết là chia sẻ của Nick True, chủ của kênh Mapped Out Money nhằm giúp mọi người hiểu hơn về tài chính, cách quản lý tiền bạc và tận hưởng cuộc sống.
Mọi thói quen xấu có thể bắt nguồn từ một từ
Gần đây, tôi đã đọc được một bài báo xuất sắc của James Clear về tầm quan trọng của từ ngữ chúng ta sử dụng khi nói chuyện với mọi người và với chính mình. Cụ thể, anh ấy đã đưa ra những phân tích về tầm quan trọng của lời nói của chúng ta khi chống lại sự cám dỗ. Một nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa cách chúng ta tự nói với bản thân mình và khả năng nói “không”.
Nghiên cứu đã được tiến hành như sau:
120 sinh viên được chia thành 2 nhóm khác nhau và được yêu cầu chống lại nhiều cám dỗ khác nhau khi được đề nghị. Một nhóm được hướng dẫn từ chối bằng cách nói rằng họ “không thể”, trong khi nhóm thứ hai từ chối bằng cách nói rằng họ “không”.
Ví dụ: Khi được đưa ra cám dỗ là kem, nhóm đầu tiên sẽ trả lời rằng: “Tôi không thể ăn kem”, trong khi nhóm thứ hai sẽ nói “không, tôi không ăn kem”.
Sau khi lặp đi lặp lại bài tập này, mỗi học sinh sẽ trả lời một nhóm câu hỏi không liên quan và sau đó nộp lại phiếu trả lời của họ khi hoàn thành. Trước khi rời khỏi phòng, họ được tặng một món quà thay lời cảm ơn vì đã tham gia. Họ có thể lựa chọn giữa một thanh bánh dinh dưỡng và một thanh kẹo.
Và đây chính là phần làm nên điều thú vị. Có 61% những học sinh nói “không thể” đã chọn lấy thanh kẹo trong khi tỷ lệ này chỉ là 36% ở nhóm nói “không”. Có vẻ như những từ ngữ mà họ sử dụng đã tác động đáng kể đến hành động tức thì của họ.
Nhiều người lại nghĩ rằng, có thể đây là một sự may mắn khi những người thuộc nhóm 2 vốn thích những thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa dừng lại ở đó.
“Không thể” so với “Không” trong dài hạn
Nhiều nhà nghiên cứu khác cũng xem xét sự khác biệt giữa “không thể” và “không” trong một khoảng thời gian dài. Đối với nghiên cứu này, họ xem xét trên 30 phụ nữ đăng ký tham gia một buổi hội thảo về sức khỏe. Những người phụ nữ này được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm 10 người và được yêu cầu hình dung về một mục tiêu sức khỏe trong lâu dài. Họ được hướng dẫn để chống lại sự cám dỗ để đạt tới mục tiêu.
Nhóm 1 là nhóm tự kiểm soát, họ không được đưa ra một chiến lược cụ thể nào về cách từ chối khi họ muốn từ bỏ mục tiêu.
Nhóm 2 được hướng dẫn thực hiện chiến lược “không thể” bằng cách tự nhủ rằng mình “không thể bỏ lỡ buổi tập luyện”.
Nhóm 3 đã sử dụng chiến lược “không”, bằng cách tự nhủ rằng “Tôi không bỏ lỡ các buổi tập”.
Những người phụ nữ đã báo cáo kết quả của họ trong những ngày tiếp theo để cho ra kết quả có bao nhiêu người trong số họ đạt được mục tiêu của mình. Và đây là kết quả sau 10 ngày.
Nhóm 1: Chỉ có 3 trong số 10 phụ nữ còn theo đuổi mục tiêu.
Nhóm 2: Tệ nhất khi chỉ còn lại 1/10 người theo đuổi mục tiêu.
Nhóm 3: Có 8/10 phụ nữ vẫn kiên trì với mục tiêu của họ.
Điều này có thể cho thấy rằng những từ bạn sử dụng không chỉ giúp bạn đưa ra quyết định ngắn hạn tốt hơn mà còn còn giúp bạn kiên định với mục tiêu dài hạn của mình.
Vì sao nó lại hiệu quả?
Khi lần đầu tiên đọc về điều này, tôi thấy khá điên rồ khi làm sao mọi thứ trên đời có thể thay đổi bởi một từ như vậy? Tuy nhiên, càng ngẫm nghĩ về nó, càng đọc những gì anh ấy viết, tôi càng thấy điều này ý nghĩa.
Video đang HOT
Từ “không thể” chính là giới hạn. Chúng ta sử dụng từ đó khi có điều gì đó chúng ta muốn làm nhưng lại vướng mắc bởi lý do nào đó hay yếu tố bên ngoài ngăn cản bản thân làm.
Một đứa trẻ 5 tuổi muốn ăn kem nhưng không thể ăn vì mẹ đứa bé không cho phép.
Bạn muốn nghỉ vào tuần tới, nhưng không thể vì sếp của bạn không cho phép.
Trong khi đó, “không” là quyết định chúng ta đưa ra, chúng ta làm vì chúng ta tin tưởng.
Tôi không lừa dối vợ vì tôi yêu cô ấy và tin rằng lừa dối là sai.
Bạn không ăn cắp của công ty vì bạn tin rằng điều đó là vô đạo đức.
Một vận động viên Olympic không thức đến 3 giờ sáng trước một sự kiện vì họ muốn đạt phong độ cao nhất.
Không ai ngăn cản bạn và tôi làm những điều đó. Chúng ta chọn không làm vì có niềm tin cốt lõi.
Khi bạn nói “không thể”, bạn đang ngụ ý rằng điều đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn và bạn muốn làm điều khác. Nhưng khi bạn nói “không”, bạn đang khẳng định về điều mà mình tin tưởng.
Ví dụ như khi tôi nói “Tôi không thể lừa dối vợ”, điều đó ngụ ý rằng tôi muốn lừa dối nhưng lại không thể vì sợ cô ấy phát hiện chẳng hạn. Thay vào đó, khi tôi nói rằng “Tôi không lừa dối vợ”, tôi đang truyền tải thông điệp rằng tôi là người chồng không lừa dối vợ. Đó là một tuyên bố về niềm tin của tôi với tư cách một con người và tôi muốn trở thành một người chồng tốt.
Những lời bạn nói với bản thân sẽ phản ánh niềm tin cốt lõi của bạn và có tác động đáng kể đến hành động của bạn sau này.
Những từ bạn sử dụng sẽ thay đổi nhận thức của người khác về bạn
Khi bạn ở tuổi vị thành niên, khi ai đó đưa bạn thuốc lá hay rượu và bạn nói rằng bạn “không thể”, chúng có thể chế giễu bạn và nói rằng bạn đúng là đứa trẻ con to xác, luôn nghe lời mẹ. Nhưng nếu bạn nói rằng bạn “không”, nhiều khả năng họ sẽ để bạn yên và thấy tôn trọng bạn. Khi bạn nói rằng bạn “không”, điều đó khiến người khác cảm thấy bạn là người chủ động trong hành động đó, không phải vì bất kỳ ai.
Một ví dụ khác khi bạn thực hiện chế độ ăn kiêng và ai đó mời bạn ăn bánh. Nếu bạn đáp rằng bạn “không thể”, họ sẽ nghĩ rằng ai đó đang ép bạn ăn kiêng (có thể là vợ/chồng hay bố mẹ của bạn…). Nhưng nếu bạn nói: “Không, cảm ơn. Tôi không ăn bánh hơn một lần một tuần”, họ sẽ tôn trọng quyết định của bạn.
“Không thể” và “Không” có thể áp dụng trong chi tiêu
Bây giờ bạn sẽ tự hỏi rằng, liệu điều này có liên quan gì đến tài chính. Câu trả lời chính là, nó hiệu quả với tất cả mọi thứ.
Trong bài viết của James, anh ấy tập trung vào việc áp dụng “không thể” so với “không” để không bỏ lỡ buổi tập luyện nào, gắn bó với mục tiêu sức khỏe. Tôi đã nghĩ về cách áp dụng khái niệm tương tự vào việc thiết lập ngân sách, sử dụng “không” thay vì “không thể”.
Thay vì xem ngân sách của mình như bị hạn chế bởi một bên thứ 3, về những thứ mình không thể làm, tôi xem nó như những lựa chọn mà tôi tin tưởng. Đây là cách giúp bạn có tài chính tốt hơn, tiết kiệm mà không trở nên khổ sở.
Chúng ta muốn trở thành kiểu người không phá vỡ ngân sách của mình.
Chúng ta muốn trở thành mẫu người tiết kiệm tiền vì tin rằng điều đó là cần thiết.
Vì vậy, khi bạn bè của tôi rủ đi ăn và không điều đó không nằm trong ngân sách, tôi sẽ “Tôi không phá vỡ ngân sách của mình” thay vì “Tôi không thể”.
Bạn muốn trở thành kiểu người tự chủ với tài chính, cuộc sống của mình hay muốn thành kiểu người cảm thấy bị hạn chế bởi những gì mình có thể và không thể làm?
Hãy đặt niềm tin trong mỗi lời nói của bạn và không cảm thấy bị hạn chế. Bạn sẽ thay đổi được thói quen của mình từ việc bắt đầu bằng cách thay đổi lời nói.
Bà nội trợ có thâm niên 20 năm sắm Tết mách bạn thời điểm mua đồ thực phẩm cho Tết trong 2 tuần vừa tiết kiệm vừa tươi ngon
Vào ngày Tết, gia đình chị Lê Thị Hoa ở Vạn Phúc, Hà Nội thường hay lên kế hoạch mua sắm Tết sớm và làm những món ăn đặc trưng để dự trữ trong tủ lạnh cho 1 tuần, hoặc có thể 2 tuần.
Theo chị Hoa, từ ngày mùng 2-3 Tết nhiều chợ đã bắt đầu thấy có người bán hàng. Nhưng vào những ngày Tết, hàng ăn và các thực phẩm còn bán khá đắt: " Cái gì cũng tăng giá gấp đôi. Đi ăn bún phở thời điểm này toàn thấy tăng giá gấp đôi, gấp ba nên sau Tết nhà mình vẫn hay dự trữ thực phẩm để ở nhà nấu ăn cho rẻ mà chất lượng. Chưa kể, khách đến chơi còn có cơm để đãi nữa chứ ".
Ngày Tết, chị Hoa thường hay lên kế hoạch mua đồ sắm Tết và làm các món dự trữ để ăn mấy ngày Tết. Điều này vừa giúp chị tiết kiệm được 1 khoản tiền sắm Tết vừa đảm bảo ăn Tết ngon miệng vì các thực phẩm dự trữ không thiu thối hay hỏng, thậm chí vẫn tươi, thơm ngon sau khi chế biến ăn dần.
Chị Lê Thị Hoa và mẹ đẻ.
Thời điểm bắt đầu nên mua sắm Tết
Theo kinh nghiệm của bà nội trợ có đến hơn 20 năm mua sắm và chuẩn bị Tết cho gia đình, tuyệt đối các gia đình không nên mua sắm vào những ngày cận Tết nếu muốn tiết kiệm tiền. Cụ thể theo chị Hoa, nên bắt đầu mua sắm Tết trước khoảng 1 tháng. Muộn nhất cũng nên mua khoảng 2 tuần trước Tết.
Lý do là vì, trước Tết 1 tháng, nhiều doanh nghiệp đã tung ra đa dạng các loại hàng hóa phục vụ Tết. Vì thế mua sắm thời điểm này vẫn có thể lựa chọn thoải mái để có 1 cái Tết đủ đầy. Hơn nữa chị có thể lựa chọn được những sản phẩm riêng biệt như các loại rượu quý, mứt ngon hay quà tặng Tết "chuẩn xịn" với mức giá rẻ.
" Thêm 1 lý do nữa là nếu mua sắm vào những ngày cận Tết, giá cả sẽ bị đẩy lên cao gấp đôi, gấp 3 ngày thường. Vì thế, nếu mua cận Tết, sẽ phải chi 1 khoản tiền lớn. Điều này cực lãng phí trong chi tiêu. Trong khi đó nếu mua sắm sớm trước 1 tháng, có thể tìm mua được những mặt hàng cần thiết với mức giá hời ", chị Hoa khẳng định.
Ngoài ra, trước khi bắt đầu mua sắm, chị Hoa khuyến cáo, bà nội trợ luôn phải lên kế hoạch cẩn thận, phải rõ được danh sách những gì gia đình mình cần. Điều này vừa giúp đảm bảo mua sắm tiết kiệm vừa hiệu quả nhất, tránh mua sắm Tết vô tội vạ.
Muôn cách bảo quản món ăn ngày Tết trong 2 tuần
Cách bảo quản thịt bò ăn dần
Tết đến, chị Hoa lúc nào cũng mua khoảng 3kg thịt bò về ăn. Vì thế chị chọn cả tảng thịt bò to. Sau đó, chị đem luộc lên và treo cho khô mới gói vào hộp để thành từng bữa rồi để trong tủ lạnh ngăn mát.
" Vì thịt bò đã luộc và treo khô hệt như tiệm bán bún bò nên rất khó hỏng. Mỗi lần ăn, chỉ cần lấy thịt bò ra thái mỏng theo thớ rồi chấm với xì dầu tỏi ớt, ăn cơm nóng hoặc thả vào mì, bún là đã có thể có bữa ăn ngon lành rồi ".
Cách bảo quản dưa muối, hành muối, kim chi
Theo chị Hoa cho biết, vào ngày Tết, nhà chị không thể không có những món như dưa kiệu, dưa hành, dưa leo muối chua, kim chi... Bởi đây là các món ăn ngày Tết không ngán. Có thể ăn chung với tôm khô hoặc chấm nước thịt kho tàu ăn cơm rất ngon.
Thế nhưng các loại dưa món này rất dễ lên men và bị chua không còn ăn được. Song chị Hoa có những mẹo bảo quản giúp món dưa lâu bị chua hơn, có thể ăn được lâu trong 1-2 tuần ngày tết.
Ngoài dùng hũ thủy tinh hoặc hũ sứ để bảo quản món dưa này ăn dần. Khi dưa cà đã chua, chị Hoa vắt ráo nước và để trong 1 chiếc hộp nhựa rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ trong tủ lạnh thấp, hạn chế được sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc làm chua của các món ăn này. Do đó cả Tết, vẫn có dưa cà, kim chi ăn ngon lành.
Cách bảo quản bánh chưng Tết
Với những chiếc bánh chưng nhà làm, nếu năm nào mà Tết có thời tiết lạnh thì chị Hoa vẫn để bánh ở nhiệt độ thường từ 7-10 ngày mà bánh không bị hỏng. Còn nếu năm nào thời tiết Tết nắng ấm, sau khi nấu chín bánh chưng, chị dùng nước sạch rửa lại bánh rồi treo bánh tại ở thoáng mát, giúp bánh khô ráo. Sau đó, đặt bánh lên một tấm bìa và dùng vật nặng ém bánh chặt lại hơn để ép hết nước ra ngoài.
"Sau khi ép xong, mình mới để bánh trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi lần ăn, chỉ cần cho vào lò vi sóng hoặc hấp, chiên bánh ăn với hành muối", chị Hoa kể.
Cách bảo quản các loại cá ăn Tết
Ngày Tết, nhà chị Hoa thường ăn lẩu cả, canh cá nấu chua hoặc cá chiên hoặc kho. Vì thế chị hay mua 1-2 con cá trắm to.
"Cá trắm mua về, mình cắt khúc, rán vàng mặt nhưng chưa giòn. Sau đó, bọc giấy báo gói nilon để ngăn mát tủ lạnh. Khi ăn thì chiên lại cho giòn hoặc thả nấu riêu với cà chua hành thì là hoặc kho lên cũng ngon tuyệt".
Cách bảo quản thịt gà
Vào chiều 30 Tết, chị Hoa thường giết 4 con gà để cúng giao thừa và các ngày mùng 1,2,3 Tết.
" Những con gà cúng 30 thì không nói làm gì. Còn những con gà cúng các ngày Tết thì mình thịt xong thì cho ngăn đông chờ sáng mùng 1,2,3 cúng thì mang ra luộc.
Còn phần gà khác, mình hay để kho lên với nhiều gừng. Kho cạn nước chỉ để lại mỡ của gà màu vàng vàng. Tiếp đó cho vào âu để ngăn đông, khi nào ăn gắp bỏ vào nồi cơm hấp lại rất thơm. Như vậy rất lâu hỏng ".
Cách bảo quản món thịt lợn nấu đông
Ngày Tết không thể thiếu món thịt chân giò, mộc nhĩ nấu đông đổ. Nhà chị Hoa cũng vậy. Thị nấu đông xong, chị thường đổ vào lon nước ngọt đã cắt đầu, để đông lại rồi cho nằm ngang cùng mấy khay đá trong tủ lạnh.
Mỗi lần ăn, thì lấy dao sắc cắt như cắt khoanh giò, cắt cả thịt nấu đông và vỏ lon. Như vậy món thịt sẽ không bị chảy nước hay nát.
Cách bảo quản các loại rau củ
Muốn có rau củ ăn mấy ngày Tết, chị Hoa thường để tủ lạnh để nấu ăn dần. Cụ thể như su hào, cà rốt, chị bỏ lá, rửa sạch, để ra rổ cho khô nước, rồi gói giấy báo, cho túi nilon để ngăn mát tủ lạnh.
Rau súp lơ, bắp cải, chị Hoa rửa sạch, không ngắt bẻ, để nguyên cây cũng bọc giấy báo và cho vào túi nilon để ngăn mát.
Riêng các loại rau muống, cải xanh, cải cúc... rất dễ bị dập nát, héo và thối hỏng nên gia đình cố gắng ăn những loại rau này trước.
Với cà chua, chị Hoa thường mua cả 10kg sau đó dự trữ bằng cách chưng lên lấy sốt cà, để vào hộp cho ngăn đá. Như vậy có thể dự trữ 2 tuần liền. Khi ăn chỉ việc múc nước sốt cho vào món cần nấu, rất tiện và thơm ngon.
Với cách làm trên, gia đình chị Hoa đã có sẵn các món dự trữ rau củ quả, dưa hành, thịt gà, thịt bò, thịt lợn, cá. Nhờ có các món ăn đa dạng này mà bà nội trợ này có thể đổi món cho gia đình suốt cả tuần Tết mà không bị ngấy ngán.
Chi tiêu Tết 2021 của hội chị em: 70 triệu đồng cho Tết đã cũ, giờ khéo co thì may ra mới ấm Một năm kinh tế bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh khiến nhiều chị em đau đầu cân nhắc chuyện sắm Tết sao cho chặt chẽ, tiết kiệm. Năm ngoái, câu chuyện chi tiêu của bà mẹ đơn thân xinh đẹp ở Thái Nguyên với bản kế hoạch mua sắm cho Tết Nguyên Đán lên tới 70 triệu đồng khiến không ít người bất...