Trò lừa TikTok khiến ai cẩn thận nhất cũng có thể mắc bẫy
Lợi dụng sự phổ biến của nền tảng TikTok, kẻ gian đã lừa người dùng truy cập vào liên kết giả mạo và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Trò lừa giả mạo tin nhắn từ TikTok
Về cơ bản, hình thức lừa đảo giả mạo thương hiệu (SMS Brandname) vốn không phải là mới bởi nó đã xuất hiện từ cuối năm 2020. Trước đó, Kỷ Nguyên Số cũng đã có rất nhiều bài viết phản ánh về vấn đề này, tuy nhiên, không ít người vẫn trở thành nạn nhân của kẻ gian.
Có thể thấy, kẻ gian ngày càng sử dụng nhiều chiêu trò tinh vi hơn, lắp đặt trạm BTS giả để giả mạo tin nhắn ngân hàng, Bộ GTVT… nhằm lừa người dùng cung cấp thông tin và chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng.
Lợi dụng sự phổ biến của nền tảng TikTok, kẻ gian đã gửi tin nhắn cho người dùng với nội dung đại loại như sau: “Tài khoản của bạn đã đăng ký chương trình quảng cáo trên TikTok mỗi tháng, thu phí 3,2 triệu đồng. Vui lòng vào liên kết… để kiểm tra hoặc để hủy”.
Giả mạo TikTok gửi tin nhắn lừa đảo người dùng. Ảnh: TIỂU MINH
Vì TikTok là nền tảng phổ biến và số tiền được đề cập quá lớn, nên không ít người khi đọc được tin nhắn sẽ cảm thấy lo lắng và ngay lập tức bấm vào liên kết.
Lúc này, người dùng sẽ được chuyển hướng đến các trang web giả mạo có giao diện tương tự như của ngân hàng. Tại đây, kẻ gian sẽ yêu cầu bạn nhập tên tài khoản, mật khẩu ngân hàng, mã OTP… để hủy gói quảng cáo TikTok.
Nếu làm theo, tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử của bạn sẽ “không cánh mà bay”.
Trước đó, Phòng CSGT TP.HCM và công an các tỉnh thành cũng đã khuyến cáo người dân không làm theo hướng dẫn để đóng phạt nguội, không cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng… dưới bất kì hình thức nào.
Trong trường hợp bị gọi điện đe dọa, bạn đọc nên liên hệ với cơ quan công an gần nhất để được hướng dẫn xử lý.
Video đang HOT
Cách tra cứu những số tài khoản ngân hàng lừa đảo
Mới đây, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC)đã ra mắt tính năng kiểm tra mức độ an toàn của một tài khoản ngân hàng trước khi tiến hành giao dịch.
Cụ thể, bạn hãy mở trình duyệt trên điện thoại hoặc máy tính và truy cập vào hệ thống Tín nhiệm mạng tại địa chỉ https://tinnhiemmang.vn/tra-cuu-tai-khoan.
Cách tra cứu các số tài khoản lừa đảo. Ảnh: TIỂU MINH
Tại đây, người dùng chỉ cần gõ số tài khoản ngân hàng cần tra cứu và bấm Tìm kiếm, hệ thống sẽ ngay lập tức trả về kết quả nếu tài khoản nằm trong danh sách lừa đảo.
Kết quả trả về sẽ bao gồm tên chủ tài khoản, số tài khoản, ngân hàng phát hành và trạng thái (lừa đảo, an toàn hoặc đang xác minh).
Nếu muốn báo cáo một tài khoản ngân hàng lừa đảo, bạn hãy bấm vào nút Báo cáo ngay tại giao diện chính, sau đó điền đầy đủ các thông tin cần thiết (số tài khoản, chủ tài khoản, tên ngân hàng…) và chờ hệ thống xác minh.
6 cách để hạn chế mất tiền trong tài khoản ngân hàng
- Tuyệt đối không nhấp vào liên kết được gửi kèm trong tin nhắn, email… thậm chí kể cả khi chúng được gửi từ bạn bè hoặc ngân hàng (không loại trừ trường hợp tài khoản của bạn bè đã bị xâm nhập).
- Tuyệt đối không cung cấp tên đăng nhập, mật khẩu ngân hàng, mã OTP (mật khẩu một lần), số thẻ ngân hàng… thông qua tin nhắn, email, mạng xã hội hoặc điện thoại cho bất kỳ ai, kể cả khi người đó tự xưng là công an, nhân viên ngân hàng.
Không cung cấp tài khoản ngân hàng cho bất kì ai. Ảnh: TIỂU MINH
- Đặt mật khẩu khó đoán và có tối thiểu 8 ký tự, bao gồm chữ hoa, chữ thường, số và các ký tự đặc biệt.
- Sử dụng phương thức xác thực Smart OTP, Soft OTP… khi giao dịch trực tuyến, thay vì SMS OTP như hiện nay.
- Khi thực hiện việc chuyển khoản, người dùng cần phải chú ý lại địa chỉ trang web, xem có đúng là trang web của ngân hàng hay không.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về các chiêu trò lừa đảo trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Hi vọng với những thông tin mà Kỷ Nguyên Số vừa cung cấp, bạn đọc sẽ phát hiện kịp thời và tránh được các chiêu trò lừa đảo.
Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Liên kết trong xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam
Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng số khách du lịch nội địa đã đạt khoảng 87 triệu lượt khách, vượt xa so với kế hoạch cả năm là 60 triệu lượt; khách du lịch quốc tế đạt khoảng 1,7 triệu lượt.
Tổng thu từ khách du lịch đạt gần 400 nghìn tỷ đồng. Để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam, Tổng cục Du lịch tăng cường liên kết trong xúc tiến, quảng bá thu hút khách du lịch quốc tế.
Lịch 'săn' mùa lúa vàng Đông - Tây Bắc cho du khách thích 'check-in'
Cung đường Tây Bắc - Mù Cang Chải hút khách mùa lúa chín
Khách tăng kéo theo dịch vụ tại các điểm du lịch nhộn nhịp trở lại
Du khách quốc tịch Mỹ tham quan tại Thảo cầm viên Sài Gòn ngay khi Chính phủ đồng ý mở cửa đón du khách từ ngày 15/3/2022.
Theo Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Trùng Khánh, từ khi Chính phủ có chủ trương mở lại hoàn toàn hoạt động du lịch vào ngày 15/3/2022, các địa phương đã rất chủ động chuẩn bị và triển khai các hoạt động kết nối phát triển sản phẩm, kích cầu du lịch, tổ chức phục vụ đón khách du lịch cả nội địa và quốc tế. Hoạt động du lịch cả nước đã có bước khởi sắc tích cực.
Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với trước đại dịch, cũng như so với kế hoạch đề ra cho cả năm 2022. Thực tế này cũng xuất phát từ nhiều lý do, cả khách quan và chủ quan. Sau mùa du lịch nội địa địa thì vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để tăng cường liên kết trong việc tạo sản phẩm mới, làm mới sản phẩm, truyền thông, xúc tiến quảng bá, kết nối thị trường để đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến với Việt Nam.
Thông tin về tình hình thị trường, lãnh đạo Vụ Thị trường du lịch cho biết, có một số nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến dòng khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, khoảng 60-70% khách quốc tế đến từ các thị trường khu vực Đông Bắc Á chưa mở cửa hoàn toàn du lịch; việc kết nối thị trường của các doanh nghiệp sau dịch COVID-19 gặp nhiều khó khăn; thời gian vừa qua chưa phải mùa cao điểm du lịch quốc tế; xung đột quân sự Nga - Ucraina; thiếu vắng văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài... đã làm lượng khách quốc tế đến Việt Nam chưa đạt được như kỳ vọng.
Lãnh đạo Vụ Thị trường du lịch cho rằng, cần tiếp tục khai thác các thị trường trọng điểm du lịch như Đông Bắc Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ, đẩy mạnh khai thác các thị trường tiềm năng như Ấn Độ, Trung Đông, đặc biệt chú trọng yếu tố chất lượng khách. Tập trung phát triển các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa, du lịch tự nhiên, sinh thái và du lịch thành phố; bên cạnh đó phát huy các sản phẩm du lịch mới theo xu hướng thị trường như du lịch nghỉ dưỡng dài ngày, chăm sóc sức khỏe, du lịch thể thao, du lịch golf... Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch quốc tế theo thông điệp "Live fully in Vietnam".
Về các hoạt động xúc tiến quảng bá cụ thể trong thời gian tới, lãnh đạo Vụ Thị trường du lịch, Vụ Lữ hành, Vụ Hợp tác quốc tế và Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch cho biết sẽ có: Chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam trong Lễ hội Văn hóa Việt Nam tại Hàn Quốc; Diễn đàn Du lịch Mê Kông được tổ chức tại Quảng Nam từ ngày 9-14/10/2022; Hội nghị hợp tác du lịch song phương Việt Nam - Singapore diễn ra tại TP Hồ Chí Minh từ ngày 7-11/11; Hội nghị hợp tác du lịch song phương Việt Nam - Nhật Bản diễn ra tại Đà Nẵng từ ngày 16-19/11; Hội nghị hợp tác du lịch Việt Nam - Đài Loan ở Cao Hùng vào cuối tháng 10/2022.
Tổng cục Du lịch đã báo cáo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) trình Chính phủ về Kế hoạch tổ chức Hội nghị thu hút du lịch nước ngoài vào Việt Nam dự kiến trong tháng 10/2022 với sự chủ trì của Lãnh đạo Chính phủ, sự tham gia của các bộ, ban, ngành liên quan để bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, hội nghị dự kiến sẽ tập trung vào một số nội dung chính như chính sách tạo thuận lợi cho khách quốc tế vào Việt Nam (xuất nhập cảnh, hàng không, mở rộng thị trường...), hoạt động xúc tiến quảng bá, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp du lịch, chính sách đào tạo nguồn nhân lực du lịch và chuyển đổi số trong du lịch.
Bên cạnh đó là kế hoạch quảng bá du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm quốc tế và tham gia các hội chợ du lịch quốc tế quan trọng như Hội chợ WTM tại London (Anh); Hội chợ Travex bên lề Diễn đàn Du lịch ASEAN tại Indonesia; Hội chợ ITB tại Berlin, Đức... Các chương trình đón các đoàn famtrip, presstrip nước ngoài vào Việt Nam; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam trên các nền tảng số.
Trong khi đó, các địa phương trọng điểm về du lịch đều thống nhất đề xuất Tổng cục Du lịch tiếp tục phát huy vai trò nhạc trưởng trong xây dựng và triển khai kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài, để các địa phương cùng tham gia trong các hội chợ du lịch quốc tế, chương trình giới thiệu du lịch Việt Nam ở nước ngoài, đón các đoàn famtrip, presstrip quốc tế vào Việt Nam, quảng bá du lịch Việt Nam trên các kênh truyền thông quốc tế...
Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục chủ trì phát huy hiệu quả mô hình liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương, trong đó chú trọng yếu tố liên kết theo vùng; hỗ trợ xây dựng và phát triển sản phẩm mới; xây dựng các tài liệu, ấn phẩm quảng bá du lịch. Các sở quản lý du lịch cũng đề xuất Tổng cục Du lịch hỗ trợ đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, xây dựng và phát huy hiệu quả các kênh truyền thông số như website, mạng xã hội, ứng dụng du lịch thông minh...
Ông Nguyễn Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho rằng trong bối cảnh sau đại dịch, các điểm đến đang cạnh tranh quyết liệt bằng chính sách thị thực, đồng thời phát triển mạnh các sản phẩm mới theo hướng gia tăng trải nghiệm của du khách. Do đó, các điểm đến, doanh nghiệp cần đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm cụ thể với những chính sách ưu đãi để thu hút khách quốc tế.
Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu cũng đề nghị các địa phương chủ động tham gia cùng Tổng cục Du lịch trong các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Trong đó cần thống nhất thông điệp chung là Vietnam - Timeless Charm và Live fully in Vietnam; tăng cường kết nối với các kênh truyền thông số của Tổng cục Du lịch như website vietnam.travel và các mạng xã hội; Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch theo vùng, chuỗi các điểm đến đến phát huy hiệu quả tốt nhất; Phát huy vai trò doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch.
'Không tin bất cứ ai': Chiến thuật nghi ngờ tất cả nhân viên của các gã khổng lồ công nghệ Theo chiến thuật này, mối liên kết yếu nhất trong một hệ thống chính là con người. Tin tặc là một vấn nạn khiến nhiều công ty lớn trên thế giới, đặc biệt là các hãng công nghệ điêu đứng. Theo thời gian, họ đã xác định được rằng điểm yếu bảo mật lớn nhất chính là con người. Chính vì thế, hàng...