Trò không học thêm, cô giáo nói giỏi mấy cũng bị điểm kém, lớn lên đi quét rác
Gia đình không có điều kiện cho con học thêm, cô giáo chẳng những không thông cảm mà còn “trù dập” con tôi đến cùng.
Con tôi không may mắn được học những thầy cô giỏi, tâm huyết. Câu chuyện của tôi có thể cũng là nỗi khổ của nhiều gia đình, nhất là ở thành phố.
Con gái tôi đang học lớp 3. Ba năm trước, gia đình xin mãi mới được một suất cho con học tại trường công lập (Hà Nội). Chúng tôi nghĩ học ở Hà Nội là tốt nhất và có điều kiện phát triển hơn các bạn ở quê. Con đi học được vài ngày, tôi nhận ra đó là quyết định sai lầm.
Chỉ vì không đi học thêm nên con bị cô chủ nhiệm “đì” suốt một năm. Những ký ức về ngày tháng đó vẫn ám ảnh tôi đến bây giờ.
Lớp 1, chủ nhiệm của con là giáo viên đã đứng tuổi, tên cô V. Ngay từ đầu năm, cô V. đã thông báo chuyện dạy thêm. Cô nhắn nhủ chương trình mới rất nặng, phụ huynh nên cho con học thêm nếu không sẽ bị đuối so với các bạn.
Lớp dạy thêm do 3 giáo viên trong trường chung tiền thuê nhà dân. Mỗi tháng tiền học là 1,2 triệu đồng/ học sinh. Tại lớp cô V. đều là học sinh chính khóa.
Lớp có 57 học sinh, thì chỉ có 5 em (trong đó có con tôi) không đăng ký học thêm. Một phần con tôi học lực giỏi, thường xếp top đầu trong lớp, phần vì hoàn cảnh gia đình không dư dả cho lắm nên tôi không để con học thêm.
Con gái thương cha mẹ nên nói con học bài ở nhà hoặc xem bài giảng trên mạng, bố mẹ không cần tốn tiền cho con đi học thêm.
Video đang HOT
Cô V. thì khác, không hề thông cảm cho điều đó, mà cô nghĩ nhóm phụ huynh 5 người đang chống đối cô. Cô nói thẳng với hội trưởng phụ huynh, học giỏi mấy cô cũng có cách cho điểm kém. Câu chuyện đó đến tai những phụ huynh không cho con học thêm với mục đích là “cảnh cáo”.
Học sinh lo lắng không đi học thêm bị giáo viên “trù dập”. (Ảnh minh họa: V.N)
Dần dần nhóm phụ huynh bị khuất phục, chỉ còn con tôi và một cháu nữa không học thêm. Từ đấy con bị “đì” đến nỗi ám ảnh. Con kể buổi học nào cô cũng gọi lên bảng để kiểm tra. Con trả lời được thì cô hỏi vặn vẹo sang những chuyện khác. Con không trả lời được thì cô mắng: “ Sao dốt thế có như vậy cũng không làm được. Học dốt như vậy sau này chỉ đi quét rác” .
Nhiều lần kiểm tra có bài con chưa được học hoặc không có trong sách giáo khoa. Tuy nhiên những kiến thức đó cô đã dạy ở lớp học thêm. Vì thế cả lớp chỉ có con tôi và cháu kia là không biết làm. Cứ như vậy số điểm của con cứ lẹt đẹt 5, 6, khiến con rơi xuống top 10 bạn điểm tổng kết thấp nhất.
Tệ hơn, cô liệt con vào danh sách học sinh cá biệt mặc dù con rất ngoan. Một số lần cô dùng thước vụt vào tay con, xé vở hoặc cáu gắt. Sức khỏe và tinh thần của con đi xuống. Con sợ đi học. Những buổi học của cô, con chỉ cúi gằm mặt xuống bàn vì sợ bị mắng. Gia đình tôi từng mất cả tuần ăn không ngon, ngủ không yên vì con nhất định không chịu đi học.
Có lần con năn nỉ: “Bố cho con chuyển trường đi, con sợ đi học lắm” . Nói rồi con khóc nức nở. Sau nhiều lần nín nhịn, gia đình tôi phản ánh sự việc lên ban giám hiệu.
Vậy mà cô giáo không những không tiếp thu mà còn thách thức: ” Anh chị gửi đơn thì phải có chứng cứ không tôi kiện ngược lại đấy “. Chán nản vì nghĩ con kiến kiện củ khoai, gia đình tôi chuyển con về quê học.
Từ ngày về quê, con đi học vui hơn, gia đình tôi cũng yên tâm phần nào. Con kể thầy cô ở trường mới rất yêu thương con và các bạn. Qua chuyện này tôi thấy học ở đâu không quan trọng, quan trọng là con được học những thầy cô giáo tâm huyết, yêu nghề. Những giáo viên như cô V. khiến xã hội mất đi cái nhìn thiện cảm với ngành giáo dục.
Giáo viên giỏi học sinh tự tìm đến, chỉ thầy cô dạy dở mới ép trò đi học thêm
Những thầy cô giỏi sẽ thu hút học trò bằng tài năng, chỉ có những giáo viên dở mới phải dùng thủ đoạn ép trò đi học thêm.
Nhiều năm công tác trong ngành giáo dục tôi thấy thầy cô giỏi không bao giờ lo thiếu học sinh để dạy thêm. Thầy giỏi không phải là danh hiệu do nhà trường hay ngành giáo dục phong tặng. Người thầy giỏi phải được tín nhiệm của đồng nghiệp, ghi nhận của học sinh và sự tôn trọng của phụ huynh.
Liệu học sinh có biết đâu là thầy giỏi, thầy dở hay không? Xin thưa, các em biết hết. Vì kiến thức, trình độ là điều được bộc lộ rõ ràng nhất, không thể che giấu, nhất là đối với giáo viên. Người thầy dở có thể che mắt thiên hạ được 1,2 lần nhưng không thể đóng vai thầy giỏi cả đời.
Do vậy thầy giỏi không bao giờ lo thiếu học sinh. Và các em tìm đến thầy cô giỏi để ôn tập, luyện thi là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Trường hợp này việc dạy thêm, học thêm mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Với người học, được thầy cô giỏi chỉ bảo, các em sẽ tiến bộ và trang bị thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Với thầy cô, lớp càng đông học sinh thu nhập của thầy cô càng cao.
Thực tế, những giáo viên có tiếng dạy giỏi tại các trung tâm luyện thi có thể thu nhập vài chục triệu đồng mỗi tháng. Họ xứng đáng hưởng thành quả như vậy vì đó là công sức, trí tuệ.
Tôi tin rằng với những giáo viên dạy giỏi, phụ huynh sẽ không bao giờ phản đối chuyện thầy cô dạy thêm, mà ngược lại họ còn mong muốn con em được học.
Ngược lại với những thầy cô dở học sinh không bao giờ tìm đến. Trường hợp này những giáo viên đó bắt buộc phải dùng những chiêu trò, thủ đoạn để ép học sinh đi học thêm.
Đối tượng bị ép buộc ở đây là những học sinh chính khóa, và chỉ học sinh chính khóa thì mới bắt ép được. Họ sẽ dùng nhiều thủ đoạn như gây sức ép cho các em, hoặc cho điểm kiểm tra thấp mục đích là hù dọa học sinh. Từ đó học sinh phải ngoan ngoãn đi học thêm nhà cô thầy.
Giáo viên giỏi học sinh tự nguyện tìm đến, thu nhập chỉ là chuyện nhỏ. (Ảnh: V.N)
Từ câu chuyện dạy thêm, có ý kiến cho rằng nếu học sinh tự nguyện đi học thì điều đó hoàn toàn chính đáng. Tuy nhiên chưa có thống kê nào chỉ ra tỷ lệ các em tự nguyện hoặc không tự nguyện.
Sự thật là các em tự nguyện học thêm là do tin tưởng vào năng lực chuyên môn của người đứng lớp. Nếu thầy cô giỏi việc các em tìm đến học thêm là điều dễ hiểu.
Những thầy cô dở sẽ không thu hút học sinh và phải dùng chiêu trò bắt ép học sinh. Từ đó việc dạy thêm biến tướng thành hành vi vô cùng xấu xí, phản giáo dục.
Khi thầy cô chuyên môn giỏi, chuyện thu nhập chỉ là chuyện nhỏ.
Làm đúng hết nhưng cô chỉ cho 6 điểm, hỏi lý do mới biết vì không đi học thêm Chứng kiến một số đồng nghiệp dùng chiêu trò ép học sinh đi học thêm tôi rất bức xúc, tôi nghĩ những người này nên bỏ nghề. Tôi là hiệu trưởng dành hơn 2/3 cuộc đời gắn bó với nghề giáo, trong đó 20 năm dạy trẻ bình thường, 10 năm dạy trẻ khuyết tật. Tròn 30 năm cống hiến cho nghề cao...