Trò chuyện với nữ giảng viên nước ngoài đầu tiên của ĐH Bách khoa Hà Nội
Phó giáo sư Muriel Visani lần đầu tiên đến ĐH Bách khoa Hà Nội vào năm 2007 theo chương trình hợp tác liên kết đào tạo thạc sỹ giữa Bách khoa và Trường Đại học La Rochelle, Pháp.
Những chuyến đi ngắn kéo dài chỉ 1-2 tuần khi ấy đủ để khiến Bách khoa Hà Nội để lại cho bà nhiều ấn tượng sâu đậm. Năm 2020, PGS. Muriel Visani chính thức trở thành một trong những giảng viên cơ hữu đầu tiên tại Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
PGS. Muriel Visani.
Làm giảng viên đại học để mỗi ngày một khác biệt
Đâu là khởi nguồn cho đam mê nghiên cứu của bà?
- Tôi sinh ra và lớn lên ở Corsca, một hòn đảo tại Pháp. Lớn lên ở Corsica đối với tôi là một điều tuyệt vời, vì tôi yêu thiên nhiên nơi đây.
Hồi bé, tôi từng muốn trở thành một chuyên gia khảo cổ học hoặc chuyên gia nhân loại học. Tôi thấy rất thích thú với việc tìm hiểu cách người cổ đại sống trong quá khứ, bằng việc tìm kiếm và đào bới đồ tạo tác mà họ để lại sau khi chết.
Những cuộc thám hiểm nhỏ của tôi cùng bố mẹ thường diễn ra trên chính những địa điểm khảo cổ tại Corsica, khi tôi mới chỉ 8-9 tuổi. Tôi nghĩ có lẽ mình cũng có chút hứng thú với việc nghiên cứu từ khi ấy.
Được biết, bà từng có thời gian công tác tại doanh nghiệp. Tại sao bà vẫn quyết định theo đuổi con đường học thuật?
- Tôi là người đầu tiên trong gia đình theo con đường nghiên cứu. Ông bà tôi là công nhân. Nhưng bố mẹ và chị gái tôi đều là giáo viên cấp 3. Mẹ tôi rất kiên quyết rằng con và cháu của bà đều phải được đi học. Tôi nghĩ gia đình tôi có được ngày hôm nay là nhờ giáo dục.
Tôi không thích một công việc văn phòng. Có hai điều tôi thấy thú vị nhất khi được làm giảng viên. Thứ nhất, mỗi ngày đều khác biệt. Có lúc tôi dạy, có lúc làm nghiên cứu, công bố bài báo, có khi đi gặp các doanh nghiệp, hay có thể đi vòng quanh thế giới tham gia hội thảo quốc tế, thậm chí là được sống tại một đất nước khác – như hiện tại tôi đang ở Việt Nam! Chắc chắn không phải là một cuộc sống vô vị!.
Thứ hai, tôi cảm thấy có ích, đối với những sinh viên tôi dạy, và đối với con người hay tự nhiên qua những nghiên cứu của mình.
Video đang HOT
S inh viên Bách khoa Hà Nội rất thông minh
Chắc hẳn bà cũng có những phương pháp dạy học tâm đắc. Bà thích cách dạy – học như thế nào?
- Tôi thích cách dạy – học tương tác. Tôi luôn tìm cách xây dựng bài giảng sinh động nhất có thể, bằng cách thêm các câu hỏi, bài tập tình huống, bài tập nhóm hay bài thuyết trình… Tôi muốn sinh viên đặt câu hỏi, vì tôi không nghĩ người học có thể thực sự hiểu bài nếu chỉ có tương tác một chiều.
Sinh viên không nên học thuộc bài giảng, mà tôi mong muốn các em có thể tự giải quyết vấn đề bằng cách áp dụng được những gì đã học. Tôi đã sử dụng cách dạy này tại Bách khoa Hà Nội và nhận được nhiều phản hồi tích cực.
Nhìn chung, người Việt Nam rất coi trọng giáo dục. Sinh viên Việt Nam luôn tôn trọng giáo viên. Tôi rất thích điều này, vì nó phù hợp với quan điểm của tôi và cách mà tôi được nuôi dạy.
Bà đã dạy ở Bách khoa từ năm 2007, theo bà, sinh viên Bách khoa Hà Nội ngày nay có gì khác so với thế hệ sinh viên thời trước?
- Trải qua 14 năm, điều mà tôi nghĩ thay đổi nhiều nhất là khả năng truyền đạt và thuyết trình của các em. Sinh viên hiện nay có khả năng trình bày rõ ràng, tự tin; hình ảnh và đồ họa cũng được sử dụng nhiều hơn để minh học cho bài nói của mình.
Nhìn chung, họ đều là những sinh viên thông minh và có kiến thức nền tảng chắc chắn về Toán học. Nhiều sinh viên rất tâm huyết và đam mê với ngành học của mình. Họ tự xây dựng những dự án cá nhân mang dấu ấn riêng.
Điều làm tôi ấn tượng là một vài em mới chỉ là sinh viên năm 2. Các em còn chưa học lớp “vỡ lòng” về Trí tuệ nhân tạo nhưng vẫn muốn tìm hiểu và áp dụng những kiến thức ấy trong thời gian rảnh. Điều này khá hiếm thấy tại các trường đại học công lập ở Pháp, kể cả những trường tốt nhất.
Ở Việt Nam, nếu gặp bất kỳ ai trên phố và nhắc đến Bách khoa Hà Nội, mọi người đều trầm trồ về ngôi trường luôn đào tạo ra những thế hệ sinh viên rất xuất sắc.
Tôi biết rằng, Bách khoa Hà Nội là một trong những trường đại học tốt nhất của Việt Nam trong lĩnh vực Khoa học – Kỹ thuật. Tôi nghĩ thứ hạng chính xác là TỐT NHẤT!
PGS. Muriel Visani cùng các sinh viên Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông.
“Tôi ấn tượng về sự chăm chỉ của các nhà khoa học ở Bách khoa”
Bà rất thích thiên nhiên, nhưng công việc hiện tại của bà lại gắn với máy tính trong không gian văn phòng. Không biết cơ duyên nào khiến bà làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin?
- Thật ra trước đây tôi học Toán ứng dụng, cụ thể là Xác suất Thống kê. Môn học này rất thú vị vì nó có thể ứng dụng cho tất cả mọi lĩnh vực. Tôi chỉ bắt đầu học Khoa học Máy tính khi làm luận án tiến sỹ. Ý tưởng dạy máy học cách suy nghĩ của con người trong một tình huống nhất định làm tôi thấy hứng thú.
Tôi đặc biệt thích nghiên cứu về đề tài ứng dụng hình ảnh y khoa và môi trường bởi nó có ích cho con người và tự nhiên.
Bà có thể chia sẻ một vài đề tài nghiên cứu thú vị mà bà đã hoặc đang thực hiện không?
- Vài tháng trước, tôi bắt đầu tham gia vào dự án hợp tác với Naver, Hàn Quốc, tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Trí tuệ nhân tạo, Đại học Bách khoa Hà Nội. Chúng tôi dạy ô tô cách nhìn xung quanh để chúng có thể tự tránh các vật cản hay người đi bộ. Đây là một trong những bước đi đầu tiên để chế tạo ô tô tự lái. Dự án vẫn đang được triển khai tốt, và tôi hi vọng nó có thể được ứng dụng trong tương lai.
Tôi rất ấn tượng với sự chăm chỉ của các nhà khoa học trong trường, đặc biệt là tại trung tâm nơi tôi đang làm việc. Họ đều là những nhà nghiên cứu giỏi với nhiều công trình chất lượng đã được công bố.
Xin trân trọng cám ơn bà!
“Trường đại học của tôi ở Pháp – Đại học La Rochelle – đánh giá rất cao Bách khoa Hà Nội, do đó tôi được chấp thuận sang đây công tác trong một vài năm. Tôi mong muốn được ở đây và cống hiến lâu nhất có thể, bởi tôi cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc tại Bách khoa Hà Nội. Đối với tôi, đây là một trải nghiệm quý báu và đáng nhớ.” – PGS. Muriel Visani – Viện Công nghệ Thông tin và Truyền thông, Đại học Bách khoa Hà Nội.
Tuyển sinh 2022: Đổi mới nhưng không thể "sốc"
Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các trường đại học chủ động hợp tác, liên kết tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy tại các địa phương, tổ chức xét tuyển chung
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Hoàng Minh Sơn vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đại học (ĐH) năm học 2021-2022.
Liên kết tổ chức thi đánh giá năng năng lực
Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học này của giáo dục ĐH là tiếp tục hoàn thiện và triển khai thực hiện lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh giai đoạn 2021-2025 gắn với đổi mới thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường ĐH chủ động hợp tác, liên kết tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy tại các địa phương, tổ chức xét tuyển chung nhằm đáp ứng yêu cầu riêng của từng cơ sở đào tạo. Đồng thời, tạo điều kiện, cơ hội tốt nhất cho thí sinh, tránh việc thí sinh phải đi lại tốn kém hoặc phải tham dự nhiều kỳ thi, tiến tới hình thành các trung tâm khảo thí chuyên nghiệp của các cơ sở giáo dục ĐH và trung tâm khảo thí độc lập.
Yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đặt ra cho các cơ sở đào tạo là tổ chức tuyển sinh bảo đảm an toàn, hiệu quả, công bằng. Đổi mới công tác tuyển sinh, đề án tuyển sinh, xác định phương thức, hình thức tuyển sinh cần phù hợp với thực tiễn, bảo đảm tính công khai, minh bạch theo quy định. Chủ động phối hợp với các địa phương xây dựng phương án tổ chức tuyển sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp.
PGS-TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho rằng mong muốn các trường hợp tác, liên kết tổ chức các kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra tư duy tại các địa phương, tổ chức xét tuyển chung của bộ là đúng nhưng có lẽ chỉ thực hiện được trong tương lai, khi đã có đủ thời gian chuẩn bị, chứ không thể thực hiện được ngay trong năm 2022.
"Thời điểm này, mọi phương án tuyển sinh đều phải bảo đảm quyền lợi thí sinh, không thể tách rời được. Thí sinh thuận lợi thì các trường mới thuận lợi" - PGS Nguyễn Phong Điền nhấn mạnh. Chuyên gia này cũng nói thêm tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực tại các địa phương rất khó khăn, phải có sự chuẩn bị cả về kỹ thuật, tài chính, nếu tổ chức không khéo sẽ bị... lỗ, mà lỗ thì không còn ai dám làm. Chính vì thế, trong mùa tuyển sinh tới, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vẫn tiếp tục phương thức tuyển sinh như năm 2021, tức là cả tuyển thẳng, cả tổ chức thi đánh giá năng lực, đồng thời dành chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.
PGS-TS Bùi Đức Triệu, Trưởng Phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, nhận định những năm tới, chắc chắn các trường sẽ ngày càng độc lập, ít phụ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT hơn. Tuy nhiên, việc có giảm chỉ tiêu sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hay không vẫn là điều cần phải tính toán. "Mọi sự thay đổi phải có lộ trình, không gây sốc cho thí sinh và xã hội. Chúng tôi sẽ đưa ra phương án tuyển sinh phù hợp để bảo đảm hài hòa xu hướng này" - ông Triệu nêu ý kiến.
Thí sinh TP HCM dự thi đợt 1 kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. (Ảnh: HOÀNG TRIỀU)
Cần kỳ thi tốt nghiệp THPT tin cậy
TS Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng - ĐHQG TP HCM, cho rằng thực hiện tự chủ ĐH, các trường biết phải sử dụng phương thức tuyển sinh nào phù hợp. Kỳ thi tốt nghiệp THPT quan trọng hơn nhiều so với kỳ thi đánh giá năng lực do các ĐHQG tổ chức vì đây là kỳ thi chung cho tất cả thí sinh. Mục đích của kỳ thi tốt nghiệp THPT không chỉ là để xét tốt nghiệp mà còn qua đó để đánh giá việc dạy và học ở trường phổ thông; kỳ thi này có thể không đánh giá được yêu cầu chuyên biệt nhưng đánh giá được chuẩn đầu ra.
Kỳ thi đánh giá do các ĐHQG, các trường tổ chức chỉ là sự bổ sung cho những ngành chuyên biệt nên hiện nay 70% chỉ tiêu tuyển sinh dựa vào ĐH theo phương thức xét tuyển từ kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ông Chính cho rằng Bộ GD-ĐT chỉ cần công bố là các trường có quyền tự chủ và kỳ thi tốt nghiệp THPT là thước đo tốt thì các trường ĐH có thể tin dùng... Khi đó các trường tự hiểu rõ ngành nào cần thước đo chuyên biệt.
PGS-TS Phạm Hiếu Liêm, Phó trưởng Phòng Điều hành Phòng Quản lý đào tạo Trường ĐH Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho rằng kỳ thi tốt nghiệp THPT có những ưu điểm riêng biệt nên được nhiều trường ĐH sử dụng để xét tuyển. Trước tiên, đây là kỳ thi chung (chung đề, chung đợt) cho tất cả thí sinh nên đây là thước đo chung. Tiếp theo, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT không ai có thể can thiệp được nên tránh được những tiêu cực. "Kỳ thi tốt nghiệp THPT cần được duy trì tổ chức tốt, đề thi phân loại tốt hơn để các trường ĐH có thể sử dụng" - ông Liêm đề nghị.
Đa dạng hóa, tăng sự lựa chọn
PGS-TS Bùi Hoài Thắng, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP HCM), cho rằng các trường ĐH cần đa dạng các phương thức xét tuyển. Thể hiện rõ nhất là trong các năm qua, ĐHQG TP HCM nói chung và Trường ĐH Bách khoa nói riêng đã có các phương thức tuyển sinh khác để gia tăng lựa chọn cho thí sinh. Việc đa dạng hóa phương thức tuyển sinh sẽ tuyển chọn được đa dạng người học, giúp trường chọn đúng người để đào tạo; đào tạo người để làm đúng việc.
PGS-TS Bùi Đức Triệu cũng cho rằng việc đa đạng hóa phương thức tuyển sinh hoàn toàn phù hợp với xu hướng tuyển sinh trong vài năm trở lại đây của các trường. Trên thực tế, những năm qua các trường tốp đầu sử dụng nhiều phương thức tuyển để lựa chọn những thí sinh phù hợp nhất.
Các trường ĐH tính toán tuyển sinh ra sao trong năm 2022? Nhiều trường đại học cho biết chưa tính đến việc dừng sử dụng kết quả của Kỳ thi tốt nghiệp THPT trong mùa tuyển sinh năm 2022. Tuy nhiên, đang lên phương án để giảm sự phụ thuộc vào kết quả của kỳ thi này. Bộ GD-ĐT vừa công bố phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại...