Trinh sát cơ Mỹ có thể theo dõi Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo
Máy bay Mỹ “đóng giả” phi cơ dân dụng Malaysia để theo dõi Trung Quốc phóng tên lửa đạn đạo ra Bột Hải, viện nghiên cứu ở Bắc Kinh nói.
“Trinh sát cơ RC-135S Mỹ mang mã hiệu nhận dạng AE01CE cất cánh từ căn cứ Kadena ở Nhật Bản lúc 3h ngày 9/9 và nhanh chóng tắt thiết bị định vị. Một ‘ máy bay Malaysia’ mang mã hiệu 752B29 sau đó xuất hiện trên cùng đường bay, tiến vào biển Hoàng Hải và bay nhiều vòng từ 5h đến 11h”, tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) thuộc Viện Nghiên cứu Đại dương Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, đăng trên Twitter hôm nay.
Máy bay RC-135S Mỹ cất cánh làm nhiệm vụ năm 2017. Ảnh: USAF.
SCSPI cho rằng chiếc RC-135S đang thu thập dữ liệu từ tên lửa đạn đạo được Trung Quốc phóng trong cuộc diễn tập ở biển Bột Hải. Đây là lần thứ ba máy bay Mỹ bị cáo buộc giả dạng phi cơ dân dụng để áp sát, theo dõi hoạt động của quân đội Trung Quốc trong tuần qua, sau hai vụ trinh sát cơ RC-135W bật mã hiệu nhận diện của máy bay Malaysia khi hoạt động trên Biển Đông.
Quân đội Mỹ chưa bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Mã hiệu nhận diện của máy bay nằm trong tài liệu đăng ký với Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) và hiếm khi thay đổi. Nó cho biết danh tính và vị trí của máy bay, nhằm bảo đảm an toàn hàng không, hạn chế va chạm và tránh gây nhầm lẫn giữa các phi cơ trong cùng một khu vực. Trinh sát cơ Mỹ từng nhiều lần dùng mã hiệu nhận diện giả khi hoạt động gần Venezuela, Iran và bán đảo Crimea.
RC-135S Cobra Ball là máy bay chuyên thu thập dữ liệu tình báo tín hiệu và đo đạc (MASINT), được trang bị nhiều thiết bị điện tử và quang – điện tử. Nó thường được triển khai để giám sát tín hiệu liên quan đến tên lửa, hoặc trực tiếp theo dõi tên lửa đạn đạo đang lấy độ cao hoặc lao xuống khí quyển từ khoảng cách xa. Cánh và động cơ bên phải những chiếc RC-135S luôn được sơn màu đen để tránh phản xạ ánh sáng vào cảm biến quang học.
Trung Quốc gần đây tổ chức nhiều cuộc diễn tập và tập trận bắn đạn thật tại các vùng biển xung quanh nước này, trong khi quân đội Mỹ cũng đẩy mạnh hoạt động tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong những tháng qua.
Trong ba tuần đầu tiên của tháng 7, trinh sát cơ của Mỹ đã 50 lần hoạt động trên Biển Đông. Vào những ngày cao điểm, có tới 8 máy bay Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc, gồm trinh sát cơ P-8A, EP-3E, RC-135W và máy bay tiếp liệu KC-135.
Quân đội Trung Quốc được lệnh kiềm chế với Mỹ
Bắc Kinh đã yêu cầu không quân và hải quân kiềm chế tối đa khi chạm mặt tàu chiến, máy bay Mỹ trên Biển Đông, theo nguồn tin giấu tên.
"Binh sĩ được lệnh không nổ súng trước. Phi công và sĩ quan hải quân được yêu cầu kiềm chế tối đa trong những cuộc chạm mặt ngày càng thường xuyên với tàu chiến, máy bay Mỹ", các nguồn tin giấu tên am hiểu tình hình quân đội Trung Quốc hôm 11/8 nói với SCMP.
Một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã gửi thông báo cho Washington rằng "quân đội Trung Quốc được lệnh không nổ súng trước" nhằm thể hiện thiện chí. "Rất dễ ra lệnh khai hỏa, nhưng cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể kiểm soát hậu quả. Tình hình hiện nay rất căng thẳng và nguy hiểm", người này cho biết thêm.
Hai nhóm tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Biển Đông hồi tháng 7. Ảnh: US Navy.
Thông tin được đưa ra trong bối cảnh Bắc Kinh đang tìm cách hạ nhiệt căng thẳng với Washington trên Biển Đông. Hai bên gần đây liên tục đẩy mạnh hoạt động quân sự trong khu vực, dẫn tới nguy cơ đụng độ từ những sự cố ngoài ý muốn. "Trung Quốc không muốn phe diều hâu ở Mỹ có cơ hội leo thang căng thẳng", nguồn tin cho biết thêm.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper tuần trước điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa, bày tỏ quan ngại với những hoạt động gây bất ổn của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực gần Đài Loan. Lầu Năm Góc cho biết hai bên thống nhất sẽ "phát triển hệ thống cần thiết cho liên lạc trong khủng hoảng và giảm thiểu nguy cơ".
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc hối thúc Mỹ "ngừng sử dụng từ ngữ và hành động sai lầm, cải thiện khả năng kiểm soát nguy cơ hàng hải, tránh tiến hành những bước đi nguy hiểm có thể làm leo thang căng thẳng, đồng thời bảo vệ hòa bình và ổn định khu vực".
Theo các nguồn tin, cuộc gọi được Lầu Năm Góc đề xuất từ tháng trước, nhưng phía Trung Quốc ban đầu tỏ ra không hứng thú. Thái độ này dường như thay đổi khi căng thẳng gia tăng trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Tháng 7 là thời điểm Mỹ triển khai đồng thời hai nhóm tác chiến tàu sân bay diễn tập trên Biển Đông, cũng như tiến hành nhiều chuyến bay trinh sát ban đêm gần bờ biển tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến. Quân đội Trung Quốc cũng thực hiện một số cuộc diễn tập không quân, hải quân gần đảo Đài Loan và Biển Đông.
Một số nguồn tin cho biết quân đội Trung Quốc lo ngại nguy cơ bùng phát đụng độ ngoài ý muốn, dù vẫn mô tả những nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ diễn tập trên Biển Đông là "hổ giấy".
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tháng trước ra tuyên bố bác bỏ các yêu sách của Trung Quốc đối với những nguồn tài nguyên trong hầu hết phạm vi Biển Đông, đồng thời gọi những động thái của nước này nhằm kiểm soát chúng là "hoàn toàn bất hợp pháp" và nhấn mạnh Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đơn phương áp đặt ý chí của mình tại khu vực.
Washington cho biết đang điều chỉnh lập trường đối với yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông phù hợp với những nội dung trong phán quyết từ Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016.
Trung Quốc ban đầu phản ứng quyết liệt với các động thái của Mỹ, nhưng trong những tuần gần đây, các nhà ngoại giao cấp cao của Bắc Kinh dần thay đổi giọng điệu, kêu gọi hai bên đối thoại để kiểm soát rủi ro. Trong cuộc phỏng vấn với Xinhua tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng thể hiện đường lối hòa giải hơn khi đề cập đến vấn đề Biển Đông.
Trong cuộc phỏng vấn, ông Vương không đề cập đến "đường chín đoạn" Trung Quốc đơn phương vẽ ra nhằm đòi chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông, mà tuyên bố rằng vùng biển này là "ngôi nhà chung cho các nước trong khu vực" chứ không phải là "đấu trường cho chính trị quốc tế".
Cậu bé Mỹ chứng kiến bom nguyên tử rơi xuống Hiroshima Howard Kakita, 7 tuổi, đang đứng trên mái nhà chỗ ông bà và thích thú ngắm vệt khói từ chiếc B-29 đang tới gần thì còi báo động không kích rú lên. Đó là vào buổi sáng trong xanh, ngập nắng ngày 6/8/1945 ở Hiroshima, Nhật Bản. Howard đáng lẽ đã không đứng trên đó, cậu và anh trai đáng lẽ cũng không...