Triều Tiên phủ nhận chuyện máy bay gián điệp
Ngày 12/5, Triều Tiên cáo buộc Mỹ và Hàn Quốc bịa đặt kết quả của một cuộc thăm dò. Theo đó, kết luận đạt được là Bình Nhưỡng đã đưa một máy bay giám sát nhỏ, hoặc máy bay không người lái để theo dõi Hàn Quốc vào hồi tháng Ba.
Một phát ngôn viên quân sự của Triều Tiên đã đáp trả bằng cáo buộc cho rằng Mỹ và Hàn Quốc đang âm mưu đối đầu một cách mù quáng khi đưa ra kết quả trên. Đồng thời lại dùng lời lẽ nhục mạ Tổng thống Hàn Quốc.
Chiếc máy bay không người lái được tìm thấy gần biên giới Triều – Hàn hôm 31/3
Trong một cuộc tấn công hiếm hoi vào chính phủ Triều Tiên, người phát ngôn của bộ Quốc phòng Hàn Quốc – ông Kim Min-seok, cho rằng tuyên bố của Bình Nhưỡng là “vô cùng đáng tiếc” và sự mất uy tín dành cho Triều Tiên rất xứng đáng.
“Triều Tiên không phải là một đất nước ư? Nó không có nhân quyền hay tự do. Nó tồn tại chỉ để chống đỡ cho một người duy nhất”, ông Kim phát biểu tại một cuộc họp ở Seoul. “Đây không thực sự là một đất nước, nó luôn dối trá và sử dụng lời lẽ trong lịch sử khi nhìn về quá khứ. Đó là lý do tại sao nó không nên tồn tại”, ông Kim không dùng những từ ngữ tích cực như mọi lần khi nói về Triều Tiên.
Video đang HOT
Các quan chức Hàn Quốc và Mỹ cùng nhau xem xét ba máy bay thu hồi được ở ba địa điểm khác nhau gần biên giới Hàn Quốc trong hai tuần cuối tháng Ba. Chiếc máy bay thứ hai được phát hiện ngay sau cuộc nã pháo ba tiếng đồng hồ giữa Hàn Quốc và Triều Tiên trong vùng biển tranh chấp.
Triều Tiên cũng đã đề xuất một cuộc thăm dò chung những chiếc máy bay bị rơi với Hàn Quốc, nhưng Seoul đã từ chối đề nghị này.
Những tuyên bố của Triều Tiên là diễn biến mới nhất trong hàng loạt các cuộc tấn công gần đây bằng văn bản với Tổng thống Hàn Quốc. Trong tháng tư vừa qua, Triều Tiên gọi Tổng thống Mỹ là “ma cô” của bà Park, và trong một bài báo phát hành trong tháng này, ông Obama lại được cho là “khỉ đen xấu xa”.
Ngày 31/3, Hàn Quốc đáp trả lại cuộc nã pháo của Triều Tiên bằng hành động tương tự
Triều Tiên cũng cho hay, việc điều tra về nguồn gốc của máy bay chỉ là một “màn kịch” được dựng lên để chuyển hướng chỉ trích của công chúng về cách xử lý của chính phủ Hàn Quốc trong vụ chìm phà Sewol.
Điều này đã làm cho chính phủ của bà Park tiếp tục phải đối mặt với những lời chỉ trích từ phía gia đình của nạn nhân trong vụ chìm phà.
Trong khi đó, nguy cơ Triều Tiên sẽ tiến hành một vụ thử hạt nhân mới đang hiện lên rất rõ ràng. Tờ báo Rodong Sinmun của Triều Tiên cho biết, nước này sẽ sử dụng tất cả phương tiện sẵn có của mình để đối phó với những tích cực trong mối quan hệ giữa Mỹ và Hàn Quốc nhằm bóp nghẹt chủ quyền của họ.
Theo ANTD
Nga không cần "đáp trả" lệnh cấm vận của phương Tây
Tổng thống Nga Vladimir Putin tối 29-4 đã ra tuyên bố không cần các hành động "đáp trả" lệnh cấm vận của phương Tây.
"Chính phủ Nga đã đề xuất một số phương án đáp trả, nhưng tôi nghĩ là không cần thiết. Nếu như hành động này lại tiếp diễn, thì đương nhiên chúng tôi phải tính toán lại về "số phận những người đang làm việc tại Nga" trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế và cả ngành năng lượng", Tổng thống Nga cho biết. Ông V. Putin bày tỏ hy vọng, những phương án trả đũa trên là "không cần thiết".
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tổng thống Nga tuyên bố, Mỹ và EU đang "gặp rắc rối" ở Ukraine và đang muốn giải quyết tình hình "bằng bàn tay của Nga". Ông V. Putin cũng nhận định không thấy lý do nào để Mỹ và EU có thể mở rộng thêm lệnh trừng phạt Nga. "Thật khó giải thích vì chúng không hề có liên quan tới nhau. Những việc xảy ra hôm nay tại Ukraine không phải là mối quan hệ nhân quả đối với Nga", Tổng thống V. Putin tuyên bố.
"Từ sự kiện xảy ra tại quảng trường Độc Lập, Mỹ đã khơi mào ra cuộc khủng hoảng này. Chúng ta cần phải hiểu rằng, đây là một tình huống nghiêm trọng và cần các biện pháp quyết liệt để giải quyết chúng", ông V. Putin nhấn mạnh.
Tổng thống Nga cũng kêu gọi Kiev nên tổ chức đối thoại toàn quốc chứ không phải cố tìm cách đổ trách nhiệm cho người khác. Chính phủ tạm quyền Ukraine cần đàm phán về khả năng tổ chức chuyến thăm của các quan sát viên quân sự với những thủ lĩnh chính trị ở miền Đông để cải thiện tình hình. "Chính vì họ không làm như vậy, nên khủng hoảng ở miền Đông càng trở nên trầm trọng", Tổng thống Nga khẳng định.
Theo VNE
Nga chưa vội đáp trả trừng phạt của phương Tây Hiện Nga chưa cần đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây, song Moskva có thể xem xét việc tham gia của các công ty phương Tây vào nền kinh tế của Nga, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, nếu các lệnh trừng phạt tiếp diễn. Đó là lời cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đưa ra ngày...