Biện pháp thuế quan của Tổng thống Trump chỉ là ‘giơ cao đánh khẽ’?
Theo Tổng thống Donald Trump, thông báo về thuế quan mới ngày 13/2 là một sắc lệnh quan trọng và toàn diện, có thể khiến thế giới phải tuân theo.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: IRNA/TTXVN
Tuy nhiên, theo kênh CNN, kế hoạch này chỉ là một bản ghi nhớ với ngôn từ mơ hồ, cung cấp rất ít chi tiết cụ thể và không có khung thời gian rõ ràng về thời điểm có hiệu lực.
Phố Wall, vốn không ưa thuế quan, đã phản ứng tích cực. Chỉ số S&P 500 tăng 1%, Nasdaq – nơi tập trung nhiều cổ phiếu công nghệ – tăng 1,5%, còn Dow Jones tăng 360 điểm, tương đương 0,8%.
Tuyên bố của Tổng thống Trump
Trước đó, Tổng thống Trump khởi đầu ngày mới bằng bài đăng trên Truth Social, gọi thông báo ngày 13/2 là “sự kiện lớn”. Trong chiến dịch tranh cử, ông cam kết rằng Mỹ sẽ áp dụng thuế quan đối ứng nhằm cân bằng giao dịch với các quốc gia có hành vi thương mại không công bằng. Ông Trump gợi ý rằng thuế quan đối ứng có thể ngang bằng với mức thuế nhập khẩu của các nước khác.
Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Phòng Bầu dục: “Họ áp thuế với chúng ta, chúng ta cũng áp đúng mức thuế đó với họ”.
Nhưng đó không phải là nội dung được công bố ngày 13/2. Bản ghi nhớ mà ông Trump ký tại Phòng Bầu dục yêu cầu các cơ quan chính phủ nỗ lực đối phó với các thỏa thuận thương mại không tương đương bằng cách xác định mức thuế đối ứng tương đương đối với từng đối tác thương mại nước ngoài. Nói cách khác, ông yêu cầu họ tìm cách làm cho thương mại trở nên công bằng hơn.
Điều đó có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau, như được thể hiện trong bản tóm tắt của Nhà Trắng về kế hoạch thuế quan đối ứng. Văn bản này liệt kê nhiều hành vi bị coi là không công bằng, từ lệnh cấm nhập khẩu một số loại hải sản mà châu Âu đưa ra, đến mức thuế ethanol cao mà Brazil áp đặt.
Chưa rõ kế hoạch này sẽ khiến các quốc gia khác mua nhiều hàng xuất khẩu của Mỹ hơn hoặc xây thêm nhà máy tại Mỹ như thế nào, nhưng Tổng thống Trump dường như tin rằng kế hoạch thuế quan sẽ đạt được điều đó và tạo ra nhiều việc làm hơn cho người Mỹ.
Ông Trump nói ngày 13/2: “Nếu bạn sản xuất ở đây, bạn sẽ không phải chịu thuế quan. Tôi nghĩ đó sẽ là điều xảy ra. Tôi nghĩ đất nước chúng ta sẽ tràn ngập việc làm”.
Cảng hàng hóa Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Một số nhà kinh tế phản ứng thờ ơ với thuế quan đối ứng, ngay cả trước khi ông Trump đưa ra thông báo đó. Trong một ghi chú gửi đến nhà đầu tư tuần này, các nhà phân tích của Goldman Sachs cho rằng thuế quan đối ứng không thể gây tổn hại nghiêm trọng cho nền kinh tế, vì việc thực thi sẽ phức tạp và một số quốc gia cũng không xuất khẩu những mặt hàng mà người Mỹ muốn mua.
Nếu được áp dụng, thuế quan đối ứng có thể thay thế đề xuất nghiêm ngặt hơn của ông Trump trong chiến dịch tranh cử: mức thuế 10% áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.
Video đang HOT
Các nhà phân tích của Goldman nhận định: “Chính sách thuế quan đối ứng có thể tiềm ẩn rủi ro, nhưng cũng có thể giảm dần bất ổn trong chính sách thương mại một khi được công bố”.
Việc không có thời hạn chót cụ thể cũng mở ra khả năng một số quốc gia nước ngoài sẽ đàm phán để giảm thuế và ông Trump có thể hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ thuế quan đối ứng.
Ông Michael Block, chiến lược gia thị trường tại công ty Third Seven Capital, bình luận: “Như mọi khi, ông ấy tuyên bố điều gì đó hoành tráng, rồi lại rút. Chúng ta lo sợ điều tồi tệ nhất, rồi nhận ra tất cả chỉ là một phần trong nghệ thuật đàm phán”.
Ông Block lưu ý rằng Tổng thống Trump đã hoãn vào phút chót các mức thuế dự kiến có hiệu lực đầu tháng này đối với Canada và Mexico.
Còn theo ông Keith Lerner, đồng Giám đốc đầu tư tại công ty Truist Wealth, các nhà đầu tư nghi ngờ rằng thuế quan sẽ lại được sử dụng như một công cụ mặc cả và có thể không quá nghiêm trọng hoặc áp dụng ngay lập tức như lo ngại ban đầu. Ông Lerner nói: “Không giống như việc ngay ngày mai chúng ta sẽ đột nhiên áp mức thuế 50% trên diện rộng”.
Mặt trái của vấn đề
Nhôm được sản xuất tại nhà máy ở Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà đầu tư nhận ra rằng thông báo hôm nay không quá kịch tính, nhưng họ cũng phải đối mặt với một thực tế khác: thuế quan vẫn là công cụ ưa thích của Tổng thống Trump và những mức thuế đối ứng này thực sự có thể được áp dụng trong thời gian tới.
Ngày 13/2, ông Howard Lutnick, ứng viên Bộ trưởng Thương mại, ám chỉ rằng các mức thuế này có thể có hiệu lực vào đầu tháng 4.
Đúng là Tổng thống Trump đã hoãn mức thuế 25% đối với Mexico và Canada, nhưng ông cũng đã thực hiện mức thuế 10% đối với hàng Trung Quốc. Ông đã áp đặt nhiều mức thuế hơn trong tháng đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai so với toàn bộ nhiệm kỳ đầu tiên.
Thực tế đó có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ, vốn đang chật vật kiềm chế lạm phát gia tăng.
Bà Christine McDaniel, nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Mercatus thuộc Đại học George Mason, nhận định: “Sẽ rất khó chống lạm phát khi chúng ta đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu”.
Chỉ riêng cảnh báo về thuế quan cũng có thể tạo ra bất ổn, làm giảm đầu tư kinh doanh và khiến Ngân hàng Dự trữ Liên bang (Fed) trì hoãn cắt giảm lãi suất.
Tổ chức Thuế vụ nhận định trong một bài đăng blog ngày 13/2: “Chính quyền Tổng thống Trump dường như đang hướng tới chính sách đối ứng bất chấp những hậu quả kinh tế tiêu cực đáng kể đối với người tiêu dùng Mỹ do mức thuế diện rộng đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ”.
Tổng thống Trump đã nhiều lần khẳng định rằng thuế quan là một phần quan trọng trong kế hoạch giảm lạm phát của ông, đồng thời tạo nguồn thu để bù cho các đợt cắt giảm thuế quy mô lớn mà ông đề xuất. Vì vậy, thuế quan có thể sắp được thực hiện dù quy mô vẫn chưa rõ ràng.
Thông báo ngày 13/2 của ông Trump có thể chỉ là “giơ cao đánh khẽ”, tức là có nhiều tuyên bố mạnh mẽ nhưng ít hành động thực tế, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.
Cuộc chiến thuế quan của Tổng thống Trump: Những mặt tích cực ít ai ngờ tới
Thông qua thuế quan, Tổng thống Trump có thể vô tình mở đường cho việc sắp xếp lại các mối quan hệ thương mại và sự xuất hiện của các khối kinh tế mới.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh tại Nhà Trắng, Washington, DC. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Thuế quan của Mỹ - cả đe dọa và áp đặt - đối với các đối tác thương mại bao gồm Trung Quốc, Canada, Mexico và EU nhanh chóng gây ra làn sóng các biện pháp trả đũa. Các mặt hàng mới nhất trong tầm ngắm của Tổng thống Donald Trump là thép và nhôm - với mức thuế 25% được công bố cho tất cả các mặt hàng nhập khẩu. Nhưng những loại thuế này không chỉ phá vỡ dòng chảy thương mại đã được thiết lập tốt mà còn làm dấy lên mối lo ngại về tương lai của toàn cầu hóa.
Tuy nhiên, trong bối cảnh bất ổn này, có thể có một tia hy vọng. Thông qua thuế quan, Tổng thống Donald Trump có thể vô tình mở đường cho việc sắp xếp lại các mối quan hệ thương mại và sự xuất hiện của các khối kinh tế mới. Các quan hệ đối tác như vậy có thể thúc đẩy hợp tác kinh tế kiên cường hơn và tập trung vào khu vực.
Đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại
Quyết định đánh thuế đối với các đối tác thương mại lớn của ông Trump đã phá vỡ các nguyên lý cơ bản của mô hình trọng lực về thương mại. Theo lý thuyết này, thương mại giữa hai quốc gia phần lớn được xác định bởi quy mô kinh tế và sự gần gũi về địa lý. Ví dụ, việc áp dụng thuế quan đối với mối quan hệ kinh tế chặt chẽ giữa Mỹ và Canada - được hỗ trợ bởi đường biên giới chung của họ - về cơ bản làm tăng khoảng cách giữa hai quốc gia bằng cách tăng chi phí và giảm khối lượng thương mại song phương.
Tuy nhiên, những gián đoạn này có thể vô tình khuyến khích sự đa dạng hóa các mối quan hệ thương mại. Khi các công ty và chính phủ tìm cách giảm thiểu rủi ro liên quan đến thuế quan, họ có thể bắt đầu khám phá các thị trường mới và chuỗi cung ứng thay thế. Điều này cuối cùng có thể dẫn đến một hệ thống thương mại toàn cầu phân tán hơn và có khả năng ổn định hơn.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Trump tiếp tục thử thách giới hạn quyền lực của mình, ông nhận ra rằng không dễ để chống lại "trọng lực trong thương mại". Ông đã giảm bớt thuế đối với Canada và Mexico, trong khi Trung Quốc đáp trả bằng các biện pháp trả đũa.
Ô tô điện được sản xuất tại nhà máy ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Củng cố các liên minh khu vực
Một tác động tích cực khác của cuộc chiến thương mại có thể là sự củng cố các liên minh khu vực. Khi các luồng thương mại truyền thống bị gián đoạn, các quốc gia ngày càng có động lực tăng cường quan hệ với các nền kinh tế láng giềng.
Canada và Mexico, từ lâu được coi là đối tác thương mại tự nhiên của Mỹ, có thể chuyển hướng sang làm sâu sắc hơn các hợp tác kinh tế. Họ cũng có thể tìm kiếm các thỏa thuận song phương với các đối tác khác cũng như tìm kiếm thị trường mới, tăng cường quan hệ với Trung Quốc và Nhật Bản.
USMCA (Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada) tạo nên nền tảng vững chắc cho thương mại. Nhưng những nỗ lực phá bỏ thỏa thuận này có thể khiến Canada và Mexico đẩy nhanh nỗ lực xây dựng mối quan hệ kinh tế chặt chẽ hơn với các khu vực khác, giảm sự tiếp xúc của họ với thị trường Mỹ.
Các mức thuế thép theo kế hoạch của ông Trump đe dọa làm suy yếu USMCA. Rốt cuộc, nó được thiết kế để thúc đẩy chuỗi cung ứng tích hợp và hợp tác kinh tế thuế quan thấp giữa ba nước. Điều này có khả năng làm gia tăng căng thẳng thương mại trên toàn khối, buộc phải đánh giá lại các điều khoản chính của thỏa thuận thương mại và làm mất ổn định các mối quan hệ đã thiết lập.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Triển vọng của Liên minh châu Âu
Việc áp thuế đối với EU có thể dẫn đến sự hội nhập sâu sắc hơn giữa các quốc gia thành viên. Đối mặt với những áp lực mới từ Mỹ, EU có thể đẩy nhanh các sáng kiến nhằm củng cố thương mại nội bộ, điều hòa các quy định và thúc đẩy chuỗi cung ứng nội khối châu Âu.
Các quốc gia thành viên, với Pháp đi đầu, đã ủng hộ một phản ứng thống nhất để chống lại chủ nghĩa bảo hộ của Mỹ. Họ hy vọng sẽ thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ để chống lại áp lực từ Tổng thống Trump.
Triển vọng với châu Á - Thái Bình Dương
Trung Quốc, với tư cách là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, có thể tìm cách mở rộng các mối quan hệ thương mại của mình ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xa hơn nữa. Vì mô hình tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc lấy xuất khẩu làm động lực, nên nước này có thể tìm kiếm quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với các đối tác trong khu vực và đầu tư vào các hiệp định thương mại mới. Điều này có khả năng tạo ra một cộng đồng kinh tế châu Á thậm chí còn hội nhập hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố áp thuế 25% đối với tất cả các mặt hàng thép và nhôm nhập khẩu. Trong ảnh, thép cuộn tại nhà máy thép Hyundai ở Dangjin, phía Tây Nam Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Một trật tự kinh tế mới
Dù có diễn biến thế nào đi nữa, những cuộc chiến thuế quan này báo hiệu sự sắp xếp lại bối cảnh kinh tế toàn cầu. Những sự gián đoạn như vậy, mặc dù gây đau đớn trong ngắn hạn, nhưng có thể tạo ra những thay đổi dài hạn giúp cân bằng lại các hệ thống kinh tế. Giả thuyết về đối tác thương mại tự nhiên củng cố quan điểm này bằng cách nhấn mạnh cách các quốc gia có chung mối quan hệ văn hóa, lịch sử và địa lý có khả năng làm sâu sắc thêm mối quan hệ kinh tế của họ khi đối mặt với những cú sốc bên ngoài.
Trong trật tự mới này, các siêu cường truyền thống có thể thấy mình bị thách thức bởi những phản ứng thống nhất từ các quốc gia khác. Bằng cách áp đặt thuế quan, Mỹ có nguy cơ tự cô lập mình khỏi các liên minh mới nổi này, trong khi các đối tác thương mại chính của nước này có thể đoàn kết trong nỗ lực chống lại chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng của Washington.
EU sẽ đáp trả tương xứng với tuyên bố thuế quan của ông Trump Liên minh châu Âu (EU) sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện thực hóa lời đe dọa áp thuế quan bổ sung đối với các mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu. Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot phát biểu tại một cuộc họp báo ở Beirut tháng 9/2024. Ảnh: Getty Images Tuyên bố trên được Ngoại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

SpaceX phóng thành công tàu vũ trụ giải cứu phi hành gia mắc kẹt tại ISS

Ông Trump giải thích về tuyên bố sẽ kết thúc chiến sự Ukraine trong 24 giờ

Tính toán của ông Putin khi ủng hộ có điều kiện lệnh ngừng bắn ở Ukraine

Phản ứng của Tổng thống Ukraine trước tối hậu thư đầu hàng ở Kursk

Xuất khẩu vũ khí Mỹ gặp trở ngại sau vụ tạm đóng băng viện trợ Ukraine

Tân Thủ tướng Canada chỉ trích ý tưởng "bang 51" của ông Trump

Đan Mạch cảnh báo chiến tranh nếu Mỹ sáp nhập Greenland

Điện Kremlin thông tin về cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và đặc phái viên Mỹ

Gã khổng lồ quốc phòng Đức Rheinmetall vượt qua Volkswagen

EU đề xuất kế hoạch đầu tư 'quy mô lớn' vào quốc phòng nhằm đối phó với Nga

Quyền Tổng thống Hàn Quốc phủ quyết điều tra ông Yoon Suk Yeol can thiệp bầu cử

Điện Kremlin: Tổng thống Putin gửi 'tín hiệu bổ sung' tới Tổng thống Trump về đề xuất ngừng bắn
Có thể bạn quan tâm

Khoảnh khắc cha và con gái trong sân nhà lọt vào camera, soi cận thứ cha cầm trên tay khiến tất cả xúc động
Netizen
13:46:13 15/03/2025
Đòi chia tài sản, cô gái ở TPHCM bị cha đánh trọng thương
Pháp luật
13:41:06 15/03/2025
Cô gái nhiều lông nhất thế giới gây ngỡ ngàng khi cạo sạch lông mặt, cuộc sống hiện tại bên bạn trai càng gây bất ngờ
Lạ vui
13:40:28 15/03/2025
Khối tài sản gấp 7 lần Ronaldo của cựu sao MU
Sao thể thao
13:30:04 15/03/2025
Kẻ đang dùng cái chết của Kim Sae Ron dẫn dắt dư luận
Sao châu á
13:26:04 15/03/2025
Vở kịch diễn rất sâu của SOOBIN và Hoa hậu Thanh Thủy
Sao việt
13:15:15 15/03/2025
Mang chuyện 18+ lên sân khấu, nữ ca sĩ bị khán giả giận dữ: "Nhảy như vũ nữ thoát y"
Nhạc quốc tế
13:02:48 15/03/2025
Tuyên bố chính thức của 2 sao nam Vbiz: Công ty cũ ăn chặn tiền, làm giả chữ ký, kết cục huỷ hợp đồng!
Nhạc việt
12:59:08 15/03/2025
Huyết khối: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sức khỏe
12:30:22 15/03/2025
Áo và chân váy là cặp đôi mặc lúc nào cũng đẹp
Thời trang
12:29:15 15/03/2025