Đài Loan cam kết đối thoại trước những lo ngại của Tổng thống Trump
Người đứng đầu chính quyền Đài Loan/Trung Quốc Lại Thanh Đức ngày 14/2 cam kết sẽ đối thoại với Mỹ về những lo ngại của Tổng thống Donald Trump liên quan đến ngành công nghiệp chip.
Ông Lại Thanh Đức cũng tuyên bố sẽ tăng cường đầu tư vào Mỹ cũng như mua thêm hàng hóa từ nước này, đồng thời đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng.
Trước đó, trong bài phát biểu hôm 13/2, Tổng thống Trump đã chỉ trích Đài Loan, khẳng định mong muốn đưa ngành sản xuất chip quay trở lại Mỹ. Ông cáo buộc Đài Loan đã lấy đi ngành công nghiệp mà Washington đang tìm cách phục hồi trong nước.
Phát biểu trước báo giới, ông Lại nhấn mạnh rằng chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu là một hệ sinh thái trong đó sự phân công giữa các quốc gia đóng vai trò quan trọng.
“Chúng tôi tất nhiên nhận thức được những lo ngại của Tổng thống Trump. Đài Loan sẽ trao đổi với ngành công nghiệp bán dẫn và xây dựng chiến lược phù hợp. Sau đó, chúng tôi sẽ đưa ra các đề xuất cụ thể để thảo luận thêm với Mỹ”, ông Lai cho biết.
Ông cũng kêu gọi các quốc gia bao gồm Mỹ, hợp tác để xây dựng liên minh toàn cầu về chip AI và thiết lập một chuỗi cung ứng cho các dòng chip tiên tiến.
Ông Lại nhấn mạnh dù Đài Loan có lợi thế trong ngành bán dẫn, nhưng cũng xem đó là trách nhiệm của hòn đảo này trong việc đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng quốc tế.
Đài Loan hiện là trung tâm sản xuất chip quan trọng bậc nhất thế giới, với Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) giữ vị trí nhà gia công chip lớn nhất toàn cầu. TSMC cung cấp sản phẩm cho các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Apple và Nvidia, đóng vai trò thiết yếu trong sự phát triển của ngành Trí tuệ nhân tạo (AI).
Để củng cố mối quan hệ với Mỹ, TSMC đang đầu tư 65 tỷ USD để xây dựng các nhà máy sản xuất chip tại bang Arizona. Dự án này bắt đầu từ năm 2020, trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump.
Video đang HOT
Tuy nhiên, cổ phiếu của TSMC tại thị trường Đài Loan đã giảm 2,8% vào ngày 14/2, thấp hơn mức giảm chung của thị trường (1,1%).
Mặc dù không có quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan, Mỹ vẫn là đồng minh quan trọng nhất của hòn đảo, đặc biệt trong lĩnh vực quốc phòng.
Tuy nhiên, Washington cũng lo ngại về mức thặng dư thương mại lớn của Đài Loan với Mỹ. Trong năm 2024, xuất khẩu của Đài Loan sang Mỹ đạt mức kỷ lục 111,4 tỷ USD, tăng 83% so với năm trước, chủ yếu nhờ nhu cầu cao đối với các sản phẩm công nghệ cao như chip bán dẫn.
Người đứng đầu chính quyền hòn đảo này khẳng định Mỹ là điểm đến đầu tư lớn nhất của Đài Loan, đồng thời nhấn mạnh rằng Đài Loan là đối tác thương mại đáng tin cậy nhất của Mỹ.
Bên cạnh ngành công nghiệp bán dẫn, ông Trump cũng từng chỉ trích Đài Loan vì không đầu tư đủ vào quốc phòng, một quan điểm mà ông cũng áp dụng với nhiều đồng minh của Mỹ.
Trước sức ép này, ông Lại Thanh Đức nhấn mạnh rằng Đài Loan phải thể hiện rõ quyết tâm tự vệ. Ông cho biết chính quyền của ông đang xây dựng ngân sách đặc biệt để tăng chi tiêu quốc phòng từ 2,5% GDP lên 3% GDP trong năm nay.
Hiện tại, chính quyền của ông Lại đang đối mặt với sự phản đối từ phe đối lập tại quốc hội, nơi các đảng đối lập nắm đa số ghế. Một trong những điểm bất đồng chính là việc cắt giảm ngân sách, bao gồm cả chi tiêu quốc phòng.
Ngành công nghiệp chip của Đài Loan đối mặt với biến động dưới thời Trump 2.0
Tổng thống Mỹ đắc cử Trump cáo buộc Đài Loan, nơi có Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới (TSMC), đang lấy cắp ngành công nghiệp chip từ tay người Mỹ.
Tập đoàn TSMC, Đài Loan là công ty sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới. Ảnh: Wiki
Khi chỉ còn vài tuần tại nhiệm, Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Joe Biden và đội ngũ của ông đang gấp rút hoàn tất việc phân bổ hàng tỷ USD tài trợ để đưa ngành sản xuất chip quay trở lại Mỹ.
Được ký thành luật vào năm 2022, Đạo luật CHIPS và Khoa học của chính quyền Tổng thống Biden đã dành 280 tỷ USD để thúc đẩy nghiên cứu và sản xuất chip trong nước, bao gồm 39 tỷ USD trợ cấp, khoản vay và tín dụng thuế dành cho cả công ty Mỹ và nước ngoài.
Tuy nhiên, với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ nhậm chức vào ngày 20/1 tới, tương lai của Đạo luật CHIPS đang trở nên bất định. Chính quyền Tổng thống Biden đang chạy đua để hoàn tất các cuộc đàm phán phức tạp với các nhà sản xuất chip và phân bổ nguồn tài trợ.
Trong một buổi phỏng vấn trước bầu cử trên podcast "Joe Rogan Experience", ông Trump đã chỉ trích đạo luật này, gọi nó là "quá tệ" và "phí phạm hàng tỷ USD cho các công ty giàu". Ông cũng cáo buộc Đài Loan, nơi có Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn hàng đầu thế giới (TSMC), đang lấy cắp ngành công nghiệp chip từ tay người Mỹ.
Hầu hết trong số 24 công ty nhận tiền theo Đạo luật CHIPS là các công ty Mỹ, đứng đầu trong số đó là Intel, công ty đã nhận được gần 7,9 tỷ USD tiền tài trợ trực tiếp từ Bộ Thương mại Mỹ vào tháng trước.
Bốn công ty Đông Á cũng đã ký kết Đạo luật CHIPS: TSMC và GlobalWafers của Đài Loan, Samsung và SK Hynix của Hàn Quốc.
Trong những tuần gần đây, Bộ Thương mại Mỹ đã hoàn tất các thỏa thuận với TSMC và GlobalWafers sau khi ký các biên bản ghi nhớ không ràng buộc trước đó.
TSMC đã đạt thỏa thuận nhận 6,6 tỷ USD trợ cấp và 5 tỷ USD tiền vay để xây dựng bốn nhà máy tại Arizona. Trong khi đó, công ty GlobalWafers của Đài Loan đã ký thỏa thuận nhận 406 triệu USD để xây nhà máy tại Missouri và Texas.
Dù ông Trump không thể đơn phương hủy bỏ Đạo luật CHIPS do đã được Quốc hội phê chuẩn, nhưng ông có thể làm chậm trễ quá trình phân bổ tiền. Theo các nhà phân tích, ông Trump có thể tìm cách đàm phán lại các điều khoản hoặc tái đề xuất đạo luật với tên gọi mới.
"Những gì Trump muốn là gắn tên tuổi mình vào mọi thứ", ông Dan Hutcheson, Phó Chủ tịch của Tech Insights, cho biết.
Các công ty công nghệ châu Á có những động lực khác để duy trì hoạt động sản xuất gần nhà hơn.
Năm ngoái, Hàn Quốc và Đài Loan đã ban hành luật tương đương với Đạo luật CHIPS để tăng trợ cấp và giảm thuế cho các công ty đầu tư tại địa phương.
Đầu năm nay, Nhật Bản đã phê duyệt khoản trợ cấp 3,9 tỷ USD cho hãng sản xuất chip trong nước Rapidus, và Tokyo đặt mục tiêu chi tới 65 tỷ USD thông qua nguồn tài trợ từ khu vực công và tư nhân để bắt kịp các nước sản xuất chip hàng xóm.
Trong khi đó, Trung Quốc gần đây đã cam kết đầu tư 45 tỷ USD để củng cố ngành công nghiệp chip của nước này trước các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ và các nỗ lực khác nhằm hạn chế việc mua lại công nghệ tiên tiến của nước này.
Bộ Kinh tế Đài Loan nói với hãng tin Al Jazeera rằng sẽ không phù hợp khi bình luận về Đạo luật CHIPS và Khoa học trước khi ông Trump nhậm chức.
Tuy nhiên, Đài Bắc đã phát tín hiệu với ông Trump rằng họ đang lắng nghe mối quan ngại của ông.
Ngay sau chiến thắng của ông Trump, tờ Financial Times đưa tin rằng Đài Loan đang cân nhắc một thỏa thuận mua vũ khí trị giá 15 tỷ USD để chứng minh với tổng thống đắc cử rằng họ "nghiêm túc" về vấn đề quốc phòng sau khi ông chỉ trích rằng Đài Loan nên chi nhiều hơn cho quân đội.
Dự đoán về chính sách kinh tế của ông Trump gây nhiều bất định, những nước dẫn đầu châu Á về công nghệ chíp bán dẫn như Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan có khả năng đầu tư thêm để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Mỹ, bao gồm việc tăng ngân sách quốc phòng và sắp xếp lại chuỗi cung ứng để đối phó với Trung Quốc.
Chính sách của ông Trump vẫn sẽ đặt khu vực châu Á trước nhiều thách thức trong thời gian tới.
Thêm nhiều nạn nhân thương vong trong vụ nổ khí gas tại Đài Loan Theo thông báo mới nhất của giới chức địa phương, đã có 4 người thiệt mạng và 26 người bị thương trong vụ nổ khí gas xảy ra sáng 13/2 tại một trung tâm mua sắm ở trung tâm Đài Loan. Nguyên nhân vụ nổ được cho là có liên quan đến công việc cải tạo bên trong tòa nhà. Tòa nhà trung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ và Ukraine tiếp tục đàm phán tại Riyadh

Thanh niên bị suy thận sau 2.000 lần squat để thắng cược

Ukraine không kích khu vực Kursk khiến 30 binh sĩ Nga thiệt mạng

Chiến lược mới của Israel trong vô hiệu hoá phong trào Hamas

Lý do Mỹ đối mặt với cuộc khủng hoảng chiến đấu cơ F-35

Tổng thống Trump 'phát minh' ra vũ khí thương mại mới

Bí ẩn xác ướp Ai Cập đẹp kỳ lạ, không nhà khảo cổ nào dám mở lớp vải quấn

Tương lai của Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ sau vụ lộ kế hoạch chiến tranh nhạy cảm

Hàn Quốc: Tìm thấy người đi xe máy tử vong trong 'hố tử thần' ở Seoul

Nhà báo Mỹ giải thích lý do viết bài về vụ rò rỉ kế hoạch tác chiến trong nhóm chat

Nhật Bản: Bồi thường cho tử tù chịu án oan lâu nhất thế giới

Tập đoàn Walmart mắc kẹt giữa căng thẳng thương mại Mỹ - Trung
Có thể bạn quan tâm

Điện Kremlin tuyên bố về điều không nên mong đợi từ đàm phán Nga - Mỹ ở Saudi Arabia
Uncat
19:12:43 25/03/2025
Vụ hai vợ chồng hành hung shipper ở Bình Dương: Tạm giữ người chồng
Pháp luật
19:10:35 25/03/2025
1 điểm phong ấn nhan sắc HIEUTHUHAI, netizen trông mà "khó chịu vô cùng"
Nhạc việt
18:53:34 25/03/2025
Vụ chuyển tiền Grab từ 71.000 đồng thành 71 triệu đồng: Nữ hành khách đã nhận lại đủ tiền
Tin nổi bật
18:38:50 25/03/2025
Nguồn lây bệnh lao vẫn tiềm ẩn trong cộng đồng
Sức khỏe
18:24:07 25/03/2025
"Em gái quốc dân" IU thu về hàng chục tỷ đồng từ hợp đồng quảng cáo đắt giá
Phong cách sao
18:14:14 25/03/2025
Jose Mourinho bất ngờ xuất hiện tại London
Sao thể thao
18:12:30 25/03/2025
Iran phủ nhận các tàu chở dầu bị Mỹ bắt giữ giả mạo giấy tờ của Iraq

Nóng: Kim Soo Hyun hủy fan meeting giữa "bão" đời tư chấn động, lấy lí do là gì?
Sao châu á
17:25:33 25/03/2025
Phản ứng của sao nữ Vbiz khi bị chỉ trích vì mặc hở hang gây sốc tại concert Anh trai vượt ngàn chông gai
Sao việt
17:22:52 25/03/2025