Triều Tiên kêu gọi ký hiệp ước hòa bình
“ Hiệp định đình chiến năm 1953 chỉ có lợi cho Mỹ, và động thái kiểm soát hiệp định này của Washington thể hiện âm mưu ‘kiềm chế Triều Tiên bằng vũ lực’”, báo của Đảng Lao động Triều Tiên viết.
Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên hôm thứ Tư đã đăng một bài báo kêu gọi thay thế hiệp định đình chiến ký kết sau cuộc chiến tranh Triều Tiên bằng một hiệp ước hòa bình chính thức.
Bài viết đăng trên tờ báo thể hiện quan điểm của đảng cầm quyền và giới lãnh đạo Triều Tiên này cho hay, hiện Triều Tiên cấp kíp phải thay thế Hiệp đình đình chiến, một di sản của cuộc chiến tranh Triều Tiên bằng một chế độ hòa bình vĩnh viễn.
Bàn Môn Điếm, nơi ký kết Hiệp định đình chiến 1953
Bài viết này cho rằng hiệp định đình chiến ký kết vào giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 chỉ có lợi cho Mỹ, và động thái kiểm soát hiệp định này của Washington thể hiện âm mưu “kiềm chế Triều Tiên bằng vũ lực” của Mỹ.
Bài báo cho rằng nếu như lúc đó một hiệp định hòa bình được ký kết, căng thẳng hiện nay về vấn đề phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên đã không trở thành một vấn đề ngay từ đầu.
Tuyên bố này được đưa ra chỉ một ngày sau khi Triều Tiên thông báo sẽ không từ bỏ khả năng răn đe hạt nhân trong bối cảnh “các mối đe dọa từ Mỹ ngày càng tăng lên”.
Video đang HOT
Căng thẳng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên từ tháng 12 năm ngoái sau khi Triều Tiên thử nghiệm tên lửa Taepodong 2 và tiến hành thử hạt nhân lần thứ ba vào tháng 2 năm nay.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã áp đặt các lệnh cấm vận mới với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân này, còn Mỹ và Hàn Quốc tiến hành các cuộc tập trận chung hồi tháng Ba, trong khi Seoul cảnh báo về khả năng tấn công phòng ngừa chống lại Triều Tiên.
Các động thái này đã châm ngòi cho phản ứng quyết liệt từ phía Triều Tiên khi nước này tuyên bố chấm dứt hiệp định ngừng bắn với Hàn Quốc, hủy bỏ toàn bộ các thỏa thuận phi hạt nhân hóa và cắt đứt đường dây nóng với Seoul, đe dọa tấn công các căn cứ Mỹ ở Okinawa, Guam và Trân Châu Cảng, đóng cửa khu công nghiệp Kaesong…
Khu công nghiệp Kaesong hiện vẫn đang bị đóng cửa
Tuy nhiên, đến tháng 5, Bình Nhưỡng có vẻ đã giảm bớt giọng điệu hiếu chiến của mình khi dỡ bỏ cấp báo động chiến đấu cao nhất đối với các lực lượng vũ trang và rút các tên lửa đạn đạo khỏi bờ biển phía đông.
Trong chuyến thăm tới Trung Quốc tuần trước, đặc phái viên Choe Ryong Hae của nhà lãnh đạo Kim Jong Un tuyên bố rằng Triều Tiên sẵn sàng quay trở lại bàn đàm phán 6 bên về chương trình hạt nhân gây tranh cãi của nước này.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, hôm thứ Ba, Triều Tiên đã mời các quan chức Hàn Quốc thảo luận về tương lai của khu công nghiệp Kaesong với điều kiện là họ phải đi cùng các doanh nhân làm ăn trong khu công nghiệp này.
Hôm nay, Hàn Quốc đã hối thúc Triều Tiên chấp nhận đề nghị tổ chức các cuộc hội đàm cấp chính phủ về việc mở lại khu công nghiệp liên Triều này.
Theo 24h
Triều Tiên có thể tự vận hành khu công nghiệp Kaesong?
Giới chuyên gia Hàn Quốc cho rằng CHDCND Triều Tiên gần như không thể tự điều hành khu công nghiệp chung Kaesong vìBình Nhưỡng sẽ khó vượt qua được tình trạng thiếu điện.
Theo báo Chosun Ilbo, điện dùng cho Kaesong ở miền Bắc hoàn toàn được cung cấp từ miền Nam. Một trạm ở tỉnh Gyeonggi của Hàn Quốc truyền tải điện đến một trạm điện 100.000 kW ở Kaesong. Trạm này do Hàn Quốc xây và được dùng để phân phối điện lại cho các doanh nghiệp ở Kaesong.
Trong khi đó, Triều Tiên chịu cảnh thiếu điện triền miên và chỉ ưu tiên cung cấp điện cho các nhà máy ở Bình Nhưỡng, theo Chosun Ilbo. Kaesong lại không nằm trong danh sách ưu tiên này.
Binh sĩ Hàn Quốc kiểm tra xe tải trên cầu dẫn tới khu công nghiệp Kaesong ở Triều Tiên
- Ảnh: Reuters
Chuyên gia Cho Bong-hyun tại Viện nghiên cứu kinh tế IBK của Hàn Quốc phân tích: "Triều Tiên sẽ phải tốn hàng trăm tỉ won (vài trăm triệu USD-NV) để xây một nhà máy điện dành riêng cho khu công nghiệp chung và thậm chí nếu cố gắng sử dụng điện từ một trạm gần đó, họ sẽ phải tốn hàng chục tỉ won vì phải xây thêm cơ sở truyền tải điện".
Triều Tiên cũng sẽ cần xây dựng một hệ thống cung cấp và thoát nước cho Kaesong, với vốn đầu tư có thể lên tới hàng tỉ won.
Ngoài ra, Triều Tiên sẽ gặp khó khăn trong việc vận hành máy móc ở Kaesong. Chuyên gia Cho nói rõ: " Từ trước tới nay, kỹ sư Hàn Quốc chịu trách nhiệm bảo trì và sửa chữa máy móc công nghệ cao. Triều Tiên thiếu khả năng giải quyết vấn đề này".
Một số ý kiến, theo Chosun Ilbo, còn cho rằng các công ty Trung Quốc sẽ nhảy vào, nhưng giáo sư Yun Duk-min tại Học viện Ngoại giao quốc gia Hàn Quốc nhận định: "Điều đó đòi hỏi việc vận chuyển sản phẩm qua Trung Quốc bằng đường bộ và chi phí hậu cần sẽ rất lớn. Ngoài ra, khó có khả năng Trung Quốc sẽ mạo hiểm đối mặt mâu thuẫn ngoại giao với Hàn Quốc".
Bên cạnh đó, việc bảo đảm nguyên liệu cũng là một vấn đề đối với Triều Tiên. Chúng có thể được mua từ Trung Quốc, nhưng việc bảo đảm chất lượng có thể khiến Bình Nhưỡng đau đầu, theo Chosun Ilbo.
Thậm chí, nếu vận hành được Kaesong, Triều Tiên sẽ phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm thị trường cho các sản phẩm được tạo ra từ khu công nghiệp này.
Tính đến chiều 29.4, chỉ còn có bảy công nhân Hàn Quốc ở lại Kaesong để giải quyết một số vấn đề, trong có có việc Triều Tiên yêu cầu trả lương tháng 3 cho công nhân của họ, theo Yonhap.
Kaesong, nằm ở Triều Tiên và sát giới tuyến hai miền, được xem là biểu tượng hợp tác liên Triều. Khu công nghiệp này đi vào hoạt động từ năm 2004 với sự kết hợp giữa vốn đầu tư và công nghệ Hàn Quốc cùng lao động giá rẻ của Triều Tiên.
Tính đến nay, Seoul đã đầu tư gần 900 triệu USD vào Kaesong còn Bình Nhưỡng thu về một lượng lớn ngoại tệ mỗi năm.
Theo TNO
Triều Tiên cự tuyệt đàm phán với Hàn Quốc Triều Tiên hôm nay từ chối lời mời đối thoại về khu công nghiệp Kaesong mà Hàn Quốc đưa ra hôm qua và cảnh báo nếu Hàn Quốc tiếp tục làm tình hình xấu đi thì sẽ có biện pháp cuối cùng quan trọng, hãng thông tấn Hàn Quốc Yonhap cho biết. Phát ngôn viên của Hội đồng quân sự Triều Tiên hôm...