Triều Tiên cho học sinh, sinh viên tất cả các cấp nghỉ học tránh dịch Covid-19
Theo Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc, Đài phát thanh trung ương Triều Tiên (KCBS) vừa đưa thông báo nước này đã quyết định cho học sinh, sinh viên tất cả các cấp từ mẫu giáo đến đại học trên khắp cả nước nghỉ học trong nỗ lực phòng chống dịch Covid-19.
Lực lượng chức năng khử trùng một khu vực công cộng tại Triều Tiên. (Ảnh: AFP)
Đây là biện pháp mới nhất trong một loạt các biện pháp của Bình Nhưỡng nhằm chống lại dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra. Trước đó, Triều Tiên đã quyết định đóng cửa biên giới với Trung Quốc và Nga.
Bình Nhưỡng cũng áp dụng cách ly trong 30 ngày với những người đến từ vùng dịch. Giới phân tích cho rằng đây là phương án tự bảo vệ hiệu quả nhất với một đất nước có hạ tầng y tế yếu như Triều Tiên.
“Công tác kiểm dịch và tuyên truyền các biện pháp phòng lây nhiễm đang được tiến hành mạnh mẽ từ các trung tâm giữ trẻ cho đến các trường đại học. Kỳ học mới của học sinh sẽ được hoãn lại để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh”, thông báo của KCBS cho hay.
Video đang HOT
KCBS không đề cập thời điểm cụ thể học sinh được đi học trở lại cũng như thông tin về các trường học trong diện hoãn khai giảng học kỳ mới. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng có lẽ quyết định này sẽ được áp dụng cho tất cả các cấp học trên khắp cả nước. Các cấp học dưới đại học ở Triều Tiên thường được nghỉ từ tháng 1 đến giữa tháng 2, trong khi các trường đại học được nghỉ học một tháng, vào tháng 1.
Triều Tiên chưa ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 nào, tuy nhiên truyền thông nhà nước đưa tin một số người đang bị cách ly sau khi có các triệu chứng bệnh. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết, chính phủ đang đẩy mạnh chiến dịch chống virus khi kiểm tra sức khỏe từng gia đình và phát thông báo hướng dẫn giữ vệ sinh bằng loa phóng thanh khắp cả nước.
Người nước ngoài sống ở Triều Tiên cũng gặp nhiều hạn chế nghiêm ngặt như phải tự cách ly ở nhà riêng kể từ đầu tháng 2. Các nhà ngoại giao không được phép di chuyển quanh thủ đô Bình Nhưỡng.
Các chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng sẽ rất khó kiểm soát nếu dịch bùng phát do thiếu vật tư khám chữa bệnh và hạ tầng y tế nghèo nàn.
Theo baohatinh
Đề xuất công nhận kết quả học trực tuyến
C ần khuyến khích các trường chủ động chuyển qua đào tạo theo hình thức trực tuyến trong mùa dịch và Bộ GD&ĐT nên công nhận kết quả học tập trực tuyến của những trường này.
Ngày 26/2, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam có văn bản gửi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất giải pháp cho học sinh, sinh viên được chuyển sang học đại trà qua các kênh truyền hình trên cả nước trong mùa dịch Covid-19.
Theo Hiệp hội này, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, tác động mạnh mẽ tới mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội của quốc gia, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Mặc dù, trong thời gian qua, Việt Nam cơ bản ngăn chặn có hiệu quả dịch Covid-19 nhưng ngành giáo dục vẫn đang gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định có nên cho học sinh, sinh viên quay trở lại trường.
Học sinh Trường Phổ thông liên cấp Đa Trí Tuệ học trực tuyến.
Từ đó, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam kiến nghị Thủ tướng thay thế giải pháp cho học sinh, sinh viên nghỉ học bằng giải pháp chủ động hơn trong mùa dịch là không đóng cửa các trường học mà vẫn cho trường học tiếp tục hoạt động nhưng các trường phải chuyển qua phương thức học từ xa (bao gồm học hàm thụ, học trên truyền hình, học trực tuyến) để tránh việc tập trung đông người học.
"Trong đó, hình thức dạy học trên truyền hình cho phép có thể áp dụng đại trà nên được nhiều địa phương ủng hộ và hưởng ứng. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa thấy GD&ĐT thể hiện quan điểm của mình về đề nghị này", Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho hay.
Để Thủ tướng và lãnh đạo các cơ quan Nhà nước có thể sớm có quyết định cho triển khai đại trà phương thức dạy học trên truyền hình ở các cơ sở giáo dục, trước hết là các cơ sở giáo dục phổ thông, Hiệp hội tiếp tục giải trình tiếp về một số giải pháp dạy học trên truyền hình.
Hiệp hội cho rằng, học trên truyền hình ở bậc học phổ thông ở Việt Nam có tính khả thi cao hơn so với dạy học trực tuyến bởi vì các điều kiện để triển khai hầu như đã có sẵn, bao gồm: kênh truyền hình, đội ngũ đạo diễn truyền hình, đội ngũ kỹ thuật viên, đội ngũ giáo viên, sách giáo khoa, hệ thống giáo án,...
Nếu không quá cầu toàn, có thể thấy cách dạy trên truyền hình và cách dạy truyền thống về cơ bản giống nhau. Tuy nhiên, so với dạy học truyền thống và dạy học trực tuyến, dạy trên truyền hình bị hạn chế ở khâu tương tác thầy, trò
Để quản lý và giám sát việc học tập của học sinh ở các nhóm nhỏ, nhà trường cần làm việc với hội cha mẹ học sinh, huy động họ tham gia vào hoạt động này.
Với thuyết trình trên, Hiệp hội kiến nghị, Thủ tướng ủng hộ và chỉ thị cho Bộ GD&ĐT, Bộ Thông tin Truyền thông, Truyền hình Việt Nam và UBND các tỉnh, thành phố cùng phối hợp khẩn trương triển khai chuyển sang áp dụng đại trà phương thức dạy học trên truyền hình ở quy mô toàn quốc.
Theo vtc.vn
TP.HCM tiếp tục rà soát, cập nhật tất cả giáo viên, học sinh, sinh viên đi qua các vùng dịch Covid-19 Ngày 26/2, Sở GDĐT Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục yêu cầu tất cả các trường phải thống kê, rà soát giáo viên, học sinh, sinh viên có đi qua Trung Quốc, Hàn Quốc và các vùng có dịch Covid-19 để giám sát. Các đơn vị THPT, GDTX, GDNN-GDTX và trực thuộc cập nhật báo cáo về Phòng GDĐT trên địa bàn quận,...