Triệu người đang LAO ĐAO KHÓC THÉT vì tình trạng mụn nội tiết tố
Mụn nội tiết là vấn đề mà nhiều chị em gặp phải, không phải chỉ trong tuổi dậy thì mà nó còn xuất hiện cả thời kỳ trưởng thành nữa.
Mụn nội tiết thường xảy ra ở giai đoạn dậy thì, hiểu đơn giản nó có mặt bởi sự mất cân bằng hóc môn trong cơ thể, khiến thay đổi hoạt động các tuyến dầu, bùng phát bã nhờn khiến lỗ chân lông bị tắc, viêm đỏ, và xuất hiện mụn. Nó có thể phát triển từ từ từ mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ và u nang.
Thế nên, điều gây đau đầu cho nhiều chị em khi bị mụn nội tiết đó là không chỉ ảnh hưởng ngoại hình, da xấu mà tình trạng mụn còn bao gồm mụn bọc và các thể loại mụn như mụn đầu đen, mụn u ở thể nhẹ, mụn ẩn,… Nhiều chị em lầm tưởng rằng mụn nội tiết chỉ là mụn bọc thôi. Không phải vậy đâu nhé, mụn bọc chỉ là hình thức biểu hiện phổ biến và dễ nhận nhất của mụn bọc mà thôi.
Cách trị mụn nội tiết tố từ bên trong
Cách điều trị mụn nội tiết tố từ bên trong bạn nhất định cần phải tuân thủ những điều dưới đây.
Giấc ngủ
Dù là bận rộn cho công việc gì thì bạn cũng nên có kế hoạch lại thời gian, bắt đầu đi ngủ lúc 10h tối, không được sử dụng điện thoại, máy tính, xem ti vi hay đọc truyện sau thời gian này. Bởi khoảng từ 10h đêm đến 2h sáng là thời gian sự trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất nên nhất định phải tuân thủ quy tắc vàng này.
Ăn uống
Việc ăn uống ảnh hưởng đến làn da rất nhiều, ngoài việc ăn uống đủ chất, đúng giờ, cần loại bỏ những loại thức ăn nước uống chứa chất ngọt, hạn chế đồ cay, tuyệt đối nói không với dầu mỡ. Thay vào đó hãy ăn nhiều trái cây, rau xanh, uống nhiều nước, bổ sung vitamin. Vì vậy, cách trị mụn nội tiết tố bằng thực phẩm là điều quan trọng bạn nên áp dụng mỗi ngày.
Video đang HOT
Cách trị mụn nội tiết tố từ bên ngoài
Việc trị mụn nội tiết tố bên trong phụ thuộc vào việc ngủ nghỉ, ăn uống, lựa chọn sản phẩm thích hợp cho làn da của bạn, nếu bị mụn này thì nên sử dụng những sản phẩm có chứa thành phần nào? Cùng tham khảo một vài thành phần quan trọng để lựa chọn sản phẩm thích hợp cho mình để bôi ngoài da, hỗ trợ việc điều trị mụn nhanh hơn.
Vitamin A
Tieu chuân vang giup đêu tri mun, chông viem, kich thich san sinh collagen giup chưa lanh vêt thuong.
Tinh dầu tràm trà ( Tea Tree Oil):
Khang khuân, điêu tri mun, loai bo dâu thưa tren da va ngan ngưa mun hiẹu qua.
Chiết xuất cam thảo
Tăng cường làm dịu, phục hồi da khỏi những hư tổn do mụn để lại, kháng viêm kháng khuẩn, chống oxi hóa và giảm kích ứng cho da mụn.
Glutathione
Là tinh chất làm trắng da an toàn có tác dụng làm mờ sẹo thâm, sẹo mụn và dưỡng da sáng.
Cong nghẹ hat Nano
Giup cac hoat chât thâm thâu sau vao nhan mun đê diẹt vi khuân sinh mun.
Theo PNTD
Cách đẩy lùi mụn nội tiết cho nữ giới
Mụn nội tiết có ở độ tuổi từ 20 - 40 và gây ra những phiền toái cho phụ nữ, vậy có những cách nào để cải thiện tình hình này?
Nhiều người lầm tưởng rằng mụn nội tiết chỉ xuất hiện ở tuổi dậy thì, nhưng thực ra loại mụn này lại rất hay làm khổ phụ nữ trong tầm tuổi từ 20 đến 40. Mụn nội tiết hình thành do sự mất cân bằng hormone, cụ thể là hai loại hormone mang tên estrogen và progesterone, cả hai đều liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, một loại hormone mang tên cortisol, vốn chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, cũng có thể khiến da rối loạn phản xạ tiết dầu, từ đó gây mụn.
Giai đoạn từ 21 đến 25 tuổi chính là giai đoạn phụ nữ dễ bị mụn nội tiết nhất, vì đây là giai đoạn hormone sinh sản hoạt động mạnh mẽ nhất. Một số người còn bị nổi mụn bất thường trong quá trình mang thai, sinh con và cho con bú, tất cả đều do ảnh hưởng của hormone.
Có 3 dấu hiệu đặc trưng nhất của mụn nội tiết, đó là mụn thường xuất hiện ở cằm, mụn xuất hiện theo chu kỳ, và mụn có nhân gây sưng đau.
Nếu bạn thấy mình chỉ thường xuyên bị nổi mụn ở vùng cằm, hàm, hoặc nói chung là ở nửa dưới khuôn mặt, thì khả năng cao đó chính là mụn nội tiết. Lý do là vì tuyến dầu trên khuôn mặt tập trung chủ yếu ở vùng này. Khi hormone mất cân bằng, quá trình điều tiết dầu trên da bị rối loạn, khiến khu vực quanh cằm hay bị bít tắc lỗ chân lông, từ đó sinh ra mụn. Một số người bị nổi mụn nội tiết ở cả vùng cổ, đây cũng là nơi tuyến bã nhờn hoạt động mạnh khi hormone rối loạn.
Bạn nên theo dõi từng nốt mụn và ghi lại thời gian, vị trí của chúng. Nếu nốt mụn xuất hiện trở lại ở cùng một vị trí trong cùng thời điểm (ví dụ, cùng là khoảng ngày 14-15 hàng tháng), thì đó cũng là mụn nội tiết.
Mụn nội tiết chắc chắn không phải là mụn đầu đen hay mụn đầu trắng. Mụn nội tiết có nhân nằm sâu dưới bề mặt da, rất khó nặn, vì mụn hình thành do bã nhờn tích tụ trong nhiều ngày, có thể gây cảm giác sưng đau. Chính vì vậy, mụn nội tiết khó điều trị hơn so với các loại mụn hình thành do nguyên nhân từ bên ngoài như kích ứng mỹ phẩm hay do bụi bẩn.
Khi đã nhận diện được mụn nội tiết, bạn đừng quá lo lắng, mà hãy thử từng bước một, từ dễ đến khó. Điều đầu tiên cần làm là chọn được sữa rửa mặt có chứa thành phần salicylic acid (BHA) hoặc glycolic acid để tẩy tế bào chết, làm sạch phần bã nhờn bị bít tắc trong lỗ chân lông.
Chăm sóc da bị mụn nội tiết bên ngoài:
Điều đầu tiên với các da mụn đều là phải giữ sạch, vệ sinh 2 lần/ngày. Hạn chế trang điểm, cũng như tẩy trang sạch sau mỗi lần trang điểm tránh phát sinh mụn ẩn, bí tắc thêm lỗ chân lông. Tránh đi ra ngoài nắng cũng như sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da khi phải ra ngoài trời.
Trị mụn nội tiết từ bên trong:
Ngủ nghỉ đầy đủ, ngủ sớm từ 9-11h tối để da được nghỉ ngơi và quá trình thải độc và diễn ra tự nhiên.Bổ sung thêm thực phẩm giàu kẽm, vitamin B, vitamin E,...để dưỡng da khỏe mạnh, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. Uống các loại trà thanh nhiệt, mát gan, giải độc như trà xanh, chè Vằng, trà Atiso,...
Theo PNTD
5 "CÔNG THỨC HOÀN HẢO" pha trộn tinh dầu cực dễ dàng cho chị em làm đẹp trước Tết Việc kết hợp các loại dầu khác nhau theo 1 công thức là 1 phương pháp tuyệt vời. Hãy cùng mình khám phá ngay những công dụng "thần thánh" này nhé! Đã qua rồi những ngày, khi mà tinh dầu chỉ dành cho đám đông nghịch ngợm thích mày mò các công thức làm đẹp. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra...