Triệu chứng giai đoạn đầu khi mắc sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ là một hội chứng lâm sàng biểu hiện bằng sự suy giảm nhiều lĩnh vực nhận thức, gây cản trở hoạt động chức năng hàng ngày của bệnh nhân.
Sa sút trí tuệ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người bệnh, trong đó có thể gây tàn phế, nhập viện, giảm tuổi thọ…
Sa sút trí tuệ thực chất là một bệnh tuổi già. Trong số những người trên 65 tuổi có khoảng 5% bị sa sút trí tuệ nặng. 15% bị sa sút trí tuệ ở mức độ nhẹ. Khoảng 20% số người trên 80 tuổi bị sa sút trí tuệ nặng.
Tuổi thọ con người càng cao thì quần thể người già càng chiếm tỷ lệ cao trong dân số và số người bị sa sút trí tuệ sẽ càng tăng.
Theo WHO, hiện có khoảng 50 triệu người mắc chứng mất trí nhớ trên toàn thế giới, trong đó 60% sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Mỗi năm có gần 10 triệu ca mắc mới, cứ 3 giây lại có một trường hợp sa sút trí tuệ mới được ghi nhận.
Tổng số người bị sa sút trí tuệ được dự đoán sẽ đạt 82 triệu người vào năm 2030 và 152 triệu người vào năm 2050.
Khi sa sút trí tuệ đã tiến triển thì có các biểu hiện như: mất trí nhớ, khó giao tiếp… Ảnh minh họa.
Triệu chứng sa sút trí tuệ
Sa sút trí tuệ có các triệu chứng phổ biến trong giai đoạn đầu bao gồm: Hay quên, không rõ ngày tháng, trở nên lạc lõng giữa những nơi quen thuộc.
Video đang HOT
Ghi nhận thực tế, khá nhiều người thường bỏ qua giai đoạn đầu của bệnh do các biểu hiện không rõ ràng và rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng đãng trí bình thường như: phụ nữ hay quên sau sinh do thiếu sắt, khả năng nhớ kém dần khi về già. Sự chủ quan và sai lầm trong việc chẩn đoán này làm mất đi cơ hội được điều trị và phục hồi của người bệnh.
Khi sa sút trí tuệ tiến triển đến giai đoạn giữa, các dấu hiệu và triệu chứng trở nên rõ ràng hơn bao gồm không thể nhớ các sự kiện gần hoặc tên người, lặp đi lặp lại một câu hỏi, trở nên lạc lõng ngay trong nhà, gặp khó khăn trong giao tiếp, cần được người khác hỗ trợ trong việc chăm sóc bản thân và hay đi lang thang.
Khi sa sút trí tuệ đã tiến triển thì có các biểu hiện như: mất trí nhớ, khó giao tiếp hoặc cần tìm từ để giao tiếp. Người bệnh sa sút trí tuệ thường có biểu hiện rối loạn thị giác và không gian. Ví dụ: bị lạc khi lái xe; khó khăn khi biện luận, xử lý các nhiệm vụ phức tạp, lập kế hoạch và tổ chứ; khó khăn với sự phối hợp chức năng vận động; thay đổi tâm lý và tính cách.
Ngoài ra, sa sút trí tuệ có các biểu hiện khác như: lo âu, hoang tưởng, có các hành vi không phù hợp, không bình thường, kích động, ảo giác….
Giai đoạn cuối của sa sút trí tuệ, người bệnh gần như sống phụ thuộc vào gia đình vì không thể hoạt động và cần người chăm sóc. Các triệu chứng bao gồm rối loạn trí nhớ nghiêm trọng, không nhận thức được thời gian và địa điểm, khó nhận ra người thân và bạn bè, gặp khó khăn khi đi bộ…
Sa sút trí tuệ có dự phòng được không?
Sa sút trí tuệ thực chất là một bệnh tuổi già vì vậy không thể phòng tránh một cách hoàn toàn. Tuy vậy, các biện pháp ngăn ngừa sớm, giảm nguy cơ có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ người dân khỏi chứng bệnh nguy hiểm này.
Hoạt động thể chất và tương tác xã hội có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ.
Tăng cường nhận thức thần kinh bằng cách tập luyện não bằng trò chơi như chơi ô chữ, chơi bài, chơi game máy tính, chơi cờ, ghép hình ít nhất 1 giờ/ngày. Các hoạt động trí tuệ cần sự suy nghĩ sẽ kích thích sự hoạt động của các tế bào thần kinh, giúp làm tăng trí nhớ.
Hoạt động thể chất và xã hội: Hoạt động thể chất và tương tác xã hội có thể trì hoãn sự khởi phát của chứng sa sút trí tuệ và giảm các triệu chứng của bệnh. Theo đó, mỗi người nên tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần đồng thời, hạn chế ngồi lâu.
Không hút thuốc lá, dùng chất kích thích: Hút thuốc, uống rượu, bia có thể làm tăng nguy cơ mất trí nhớ và các bệnh về tim mạch. Do đó, nói không với các chất này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ và cải thiện sức khỏe.
Kiểm soát các biến chứng của bệnh nền, điều trị dự phòng biến chứng như: Huyết áp cao, tiểu đường không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nguy cơ đột quỵ não, là nguyên nhân của sa sút trí tuệ mạch máu. Do đó, người dân nên điều trị huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và chỉ số khối cơ thể cao (BMI) sớm nếu mắc phải.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn giàu trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và axit béo omega-3 có thể tăng cường sức khỏe và làm giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ.
Bổ sung đủ vitamin qua thực phẩm giàu chất này như trứng, sữa, hải sản… cũng hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh này.
Cần ngủ đủ giấc cũng là bí quyết giúp giảm nguy cơ sa sút trí tuệ đến sớm.
Quên tên người thân là biểu hiện của bệnh gì?
Thế giới có khoảng 75% người bị sa sút trí tuệ không được chẩn đoán và điều trị.
Căn bệnh này gây mất dần trí nhớ, quên tên người thân, dễ thay đổi tâm trạng và tính cách.
Mới đây, bà N.T.A. (70 tuổi) được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM trong tình trạng gặp khó khăn khi giao tiếp, không nhớ được tên người nhà, dễ bị kích động. Qua thăm khám, bà A. được chẩn đoán mắc bệnh sa sút trí tuệ có biểu hiện rối loạn hành vi.
Bác sĩ chỉ định điều trị kết hợp giữa uống thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh và tập luyện nhận thức tại nhà, sinh hoạt trị liệu nhóm định kỳ tại bệnh viện. Ngoài ra, người thân của bà A. được hướng dẫn tránh yếu tố thúc đẩy người bệnh vào cơn rối loạn như tránh thay đổi thời khóa biểu sinh hoạt, môi trường quá nóng hoặc lạnh, đông người....
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Công Thắng, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, sa sút trí tuệ là một quá trình bệnh lý khi người bệnh bắt đầu hay quên, tăng dần đến khi ảnh hưởng chất lượng công việc và cuộc sống nghiêm trọng. Alzheimer là bệnh thường gặp nhất trong nhóm bệnh lý sa sút trí tuệ.
Sa sút trí tuệ khiến người bệnh quên tên người thân, thay đổi tính cách. Ảnh: BVCC.
Các dấu hiệu cảnh báo chứng sa sút trí tuệ gồm: Mất trí nhớ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày; Khó hoàn thành các công việc quen thuộc; Mất định hướng về thời gian và không gian; Suy giảm khả năng phán đoán; Suy giảm khả năng tư duy trừu tượng; Đặt đồ vật sai vị trí; Thay đổi tâm trạng và hành vi; Thay đổi tính cách; Trở nên thụ động.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Tống Mai Trang, Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết khá khó khăn để phát hiện sớm sa sút trí tuệ. Bệnh thường diễn biến âm thầm, phải đặc biệt chú ý mới có thể nhận ra.
Vì thế, 75% trường hợp sa sút trí tuệ trên toàn cầu không được chẩn đoán, thậm chí lên đến 90% ở các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.
Ở giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ, bệnh có thể được phát hiện qua tầm soát sức khoẻ định kỳ. Lúc này, các tế bào não chưa tổn thương lan rộng nên có thể tác động làm chậm diễn tiến, kéo dài thời gian sống độc lập cho người bệnh.
Nếu phát hiện sớm, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng các phương pháp phù hợp như dùng thuốc làm tăng kết nối tế bào thần kinh, giảm các sản phẩm thoái hoá trong não, thực hiện phương pháp tập luyện nhận thức bằng cách viết nhật ký mỗi ngày, nói chuyện thường xuyên với người thân,...
Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi người bệnh chi tiết về bệnh sử và cho làm bộ test thần kinh - tâm lý. Dựa trên kết quả thu được về mức độ bệnh và yếu tố khiếm khuyết về mặt nhận thức của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kết hợp tập luyện nhận thức.
Ngoài ra, người bệnh được tham gia chương trình tập luyện theo nhóm tương ứng từng mức độ nhẹ - trung bình - nặng để được gặp gỡ, sẻ chia, tránh tâm lý mặc cảm.
Tuỳ trường hợp, bệnh nhân ở giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng phương pháp kích thích từ trường xuyên sọ. Não bộ của người bệnh được kích thích kép với máy từ trường và các bộ bài tập nhận thức được áp dụng đi kèm trong quá trình chạy máy.
Đột quỵ não liệt nửa người do nhiều năm nghiện rượu bia Bệnh nhân có tiền sử cao huyết áp và lạm dụng rượu bia, nhập viện trong tình trạng nồng nặc mùi rượu, hôn mê sâu, liệt nửa người trái. Thông tin từ Trung tâm Y tế huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) cho biêt, các bác sĩ vừa cấp cứu thành công trường hợp bệnh nhân nam (56 tuổi, trú tại xã Nga...