Triệu chứng của căn bệnh gây tử vong cao hơn ung thư
Hiện tại, bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu (31% các ca), cao hơn cả ung thư.
Không phải tất cả các vấn đề về tim đều có dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Không phải lúc nào bệnh nhân cũng cảm thấy đau ngực và ngã xuống sàn như bạn thấy trong phim.
Nếu trên 60 tuổi, thừa cân, bị tiểu đường, lượng cholesterol cao, huyết áp cao, bạn càng phải cẩn thận với nguy cơ mắc các bệnh tim.
Dưới đây là các dấu hiệu bạn cần lưu ý:
1. Khó chịu ở ngực
Ảnh minh họa: HealthXchange
Đó là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tim. Khi bị tắc nghẽn động mạch hoặc đau tim, bạn có thể đau tức hoặc thấy có áp lực trong lồng ngực.
Một số người cho hay, họ cảm nhận giống như bị một con voi ngồi trên người. Những người khác nói rằng, họ như bị véo hoặc đốt. Cảm giác đó thường kéo dài một vài phút.
Nếu đó chỉ là một cơn đau rất ngắn hoặc một điểm đau khi bạn chạm hoặc ấn vào – thì đó có thể không phải là vấn đề ở tim. Dù vậy, bạn vẫn nên nhờ bác sĩ kiểm tra. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng hơn và không biến mất sau vài phút, bạn cần gọi cấp cứu.
2. Buồn nôn, khó tiêu, ợ chua hoặc đau dạ dày
Một số người có những triệu chứng này khi bị đau tim. Họ thậm chí nôn mửa. Phụ nữ có nhiều khả năng bị như vậy hơn nam giới.
Tất nhiên, bạn có thể bị đau bụng vì nhiều lý do không liên quan đến tim mà do thực phẩm bạn đã ăn.
3. Đau lan đến cánh tay
Video đang HOT
Một triệu chứng đau tim được biết tới nhiều là cơn đau bắt đầu từ ngực, lan xuống phần bên trái của cơ thể. Có một số bệnh nhân tưởng đau cánh tay nhưng thực chất bị bệnh tim.
4. Choáng váng hoặc lâng lâng
Ảnh minh họa: Reboundptidaho
Có nhiều lý do khiến bạn mất thăng bằng trong chốc lát do bạn không ăn uống đầy đủ hoặc đứng dậy đột ngột.
Nhưng nếu biểu hiện này này đi kèm với tức ngực hoặc khó thở, hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức. Nhiều khả năng, huyết áp của bạn đã giảm vì tim không vận hành trôi chảy.
5. Đau họng hoặc hàm
Thông thường, đau cổ họng hoặc đau hàm có thể không liên quan đến tim. Nhiều khả năng do vấn đề về cơ bắp, cảm lạnh hoặc bệnh xoang.
Nhưng nếu cơn đau giữa ngực lan lên cổ họng hoặc hàm, đó là dấu hiệu của một cơn đau tim.
6. Dễ dàng kiệt sức
Có bao giờ bạn đột nhiên mệt mỏi sau khi làm việc gì đó mà trước đây bạn không gặp phải vấn đề gì – như leo cầu thang hoặc xách đồ?
Kiệt sức hoặc suy nhược không rõ nguyên nhân, đôi khi kéo dài nhiều ngày, có thể là triệu chứng của bệnh tim, đặc biệt đối với phụ nữ.
7. Ngáy
Ngáy to bất thường như thở hổn hển hoặc nghẹt thở có khả năng là dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ. Đó là khi bạn ngừng thở trong một khoảng thời gian ngắn vài lần vào ban đêm khi vẫn đang ngủ. Điều này đè nặng thêm áp lực lên tim bạn.
8. Cơn ho kéo dài
Ảnh minh họa: Mamaslatinas
Trong hầu hết các trường hợp, đây không phải là dấu hiệu của bệnh tim. Nhưng nếu bạn ho dai dẳng, tiết ra chất nhầy màu trắng hoặc hồng, đây là dấu hiệu của suy tim. Khi đó, tim không thể theo kịp nhu cầu của cơ thể, khiến máu bị rò rỉ trở lại phổi.
9. Chân, bàn chân và mắt cá chân bị sưng
Đây là biểu hiện cho thấy tim của bạn không bơm máu hiệu quả như bình thường. Khi đó, máu sẽ chảy ngược trở lại các tĩnh mạch, gây hiện tượng sưng.
Suy tim cũng có thể khiến thận khó đào thải thêm nước và natri ra khỏi cơ thể, dẫn tới tình trạng phù.
10. Nhịp tim không đều
Tim bạn đập nhanh khi lo lắng hoặc phấn khích, ngủ không đủ giấc, uống cà phê là điều bình thường. Nhưng đôi khi, nó có thể báo hiệu tình trạng rung nhĩ cần được điều trị.
Nữ y tá trẻ ngỡ đau ngực do mang thai, ngờ đâu ung thư giai đoạn 4
Là một nữ y tá nên khi xuất hiện tình trạng đau tức ngực phải, Rebecca cho rằng đó là phản ứng của cơ thể với việc mang thai. Tuy nhiên, cô vô tình phát hiện có một khối u lớn.
"Đừng bao giờ nghĩ rằng mình quá trẻ, mình lo lắng thái quá hay mình thật ngớ ngẩn. Bất kỳ dấu hiệu nào khiến bạn thấy không bình thường, hãy lập tức đi khám bác sĩ", nữ y tá Rebecca Broughton, 26 tuổi (người Scotland) khuyến cáo.
Sở dĩ Rebecca nhấn mạnh những khuyến cáo trên bởi chính cô đã trải qua sai lầm chết người khi không đi khám ngay khi xuất hiện tình trạng đau tức ngực.
Là một nữ y tá nên khi xuất hiện tình trạng đau tức ngực phải, Rebecca cho rằng đó là phản ứng của cơ thể với việc mang thai. Tuy nhiên, sau vài tuần đau nhức, trong một lần tắm vòi sen, cô mới vô tình phát hiện có một khối u lớn ở ngực phải. Lúc này, cô mới vội đi khám bác sĩ.
Mặc dù được bác sĩ gia đình chấn an rằng có thể là 1 u nang lành tính nhưng vị bác sĩ này cũng đã giới thiệu cô đến khám chuyên khoa tại Bệnh viện Ayrl. Tại bệnh viện, cô đã nhanh chóng được khám lâm sàng, làm sinh thiết, chụp CT...
Kết quả xét nghiệm sau gần 1 tuần cho thấy cô bị ung thư vú bộ ba âm tính - loại ung thư vú phát triển cực nhanh. Lúc đó, em bé trong bụng Rebbecca mới được 18 tuần tuổi.
"Ở tuổi 26, thật khó khăn để thừa nhận rằng mình sẽ phải chiến đấu với căn bệnh ung thư. Kết quả chẩn đoán thực sự là một cú sốc. Tôi cảm giác như mọi thứ sụp đổ khi nhận hung tin", Rebecca nhớ lại.
Rebecca lập tức được điều trị tích cực. Trải qua 4 đợt hoá xạ trị thu nhỏ khối u, thai phụ đã buộc phải cắt bỏ ngực phải ngày 23/12/2019, trước khi sinh Rory vào 15/1/2020. Bé Rorry chào đời bằng phương pháp sinh mổ, sớm hơn dự kiến sinh 4 tuần, và chỉ nặng có 2,3kg.
Đến ngày 23/4/2020, kết quả chụp CT cho thấy ung thư đã ở giai đoạn 4 - di căn khi xuất hiện 2 nốt nhỏ ở phổi. Kể từ đây, Rebecca được điều trị hoá trị đường uống - liệu pháp miễn dịch.
"Tôi thực sự rất, rất may mắn bởi không có nhiều người được điều trị liệu pháp miễn dịch như một phương pháp điều trị tiếp theo. Tôi đã rất khoẻ khoắn trong quá trình điều trị. Đến nay, tôi vẫn giữ được tóc nhờ đội mũ lạnh khi hoá trị", Rebecca lạc quan cho biết.
Cô khẳng định ở thời điểm hiện tại kết quả điều trị đang rất khả quan.
Rebbecca cũng chưa bao giờ hỏi bác sĩ về tiên lượng thời gian còn sống của mình nhưng qua tự tìm hiểu, cô biết rằng với ung thư bộ ba âm tính ở giai đoạn 3, nhiều người chỉ sống được khoảng 2 năm.
"Tôi là một người dễ thích ứng và suy nghĩ tích cực. Vẫn có những trường hợp sống vui sống khoẻ và tôi tin mình sẽ không nằm trong số đông. Tôi có một gia đình và những bạn bè rất tuyệt vời. Tôi yêu và được yêu.
Tôi biết mọi người muốn tôi hạnh phúc trong quãng đời còn lại. Sự tích cực sẽ cho tôi những trải nghiệm và kỷ niệm đáng nhớ. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi thực hiện những việc tôi muốn làm", Rebbecca bày tỏ.
Hiện Rebecca là người rất nhiệt tình trong các hoạt động nâng cao ý thức kiểm tra vú ở phụ nữ tuổi 20-30. Cô khẳng định: "Ung thư không ngoại trừ ai". Nó chẳng phân biệt bạn là ai, bạn đang sống thời điểm nào, bạn mang thai hay không, bạn tốt hay xấu...
Song song với đó, Rebecca vẫn tiếp tục lên kế hoạch thực hiện "danh sách cuộc đời" như đón sinh nhật tuổi 30, thấy Rory và con trai đầu lòng (2 tuổi) Joseph đi học tiểu học hay thực hiện những việc nhỏ bé, đơn giản như trồng cây, ngủ trên bờ biển, ngủ trên một con tàu....
10 lợi ích tuyệt vời của trà đen đối với sức khỏe Trên khắp thế giới, trà là thức uống được tiêu thụ nhiều thứ hai sau nước. Tất cả các loại trà khác nhau đều đến từ cùng một loại cây, Camellia Sinesis. Giàu chất chống ô xy hóa, giảm rủi ro ung thư, cải thiện sức khỏe tim mạch, chống xơ vữa động mạch... là những lợi ích tuyệt vời của trà đen...