Triển khai sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 mới: Giáo viên phải là người tiên phong đổi mới
Nếu được truyền đi một thông điệp về Chương trình GDPT mới, tôi muốn gửi gắm tới các GV đang giảng dạy ở Tiểu học: “Hãy là một GV tiên phong trong đổi mới, khắc phục mọi khó khăn chắc chắn bạn sẽ thành công”.
Cô Trịnh Thị Ánh Tuyết, hiệu trưởng Trường tiểu học Bắc Hà giao lưu trực tuyến với Báo GD&TĐ về Chương trình GDPT mới.
Cô Trịnh Thị Ánh Tuyết, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bắc Hà, TP Hà Tĩnh bày tỏ quan điểm.
“ Giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học, phụ huynh dễ tiếp cận”
Đó là nhiều nhận xét của độc giả mà chính là các giáo viên, bậc phụ huynh, học sinh khi gần 1 năm được tiếp cận sách giáo khoa ở lớp 1. Cô Ánh Tuyết tán thành với lời nhận xét này. Cô nhìn nhận thêm, đây chính là một trong những điều kiện cần của việc thiết kế sách giáo khoa mới theo Thông tư 33 của Bộ GD&ĐT.
Các nhà xuất bản sách đã biên soạn đảm bảo được yêu cầu. Nhìn chung sách giáo khoa thiết kế đẹp, khoa học, theo hướng mở, không phô bày kiến thức sẵn có nên giáo viên chủ động, còn học sinh tích cực hóa hoạt động. Bên cạnh đó phụ huynh cũng dễ tiếp cận để cùng đồng hành các con trong việc thực hiện chương trình mới.
Giáo viên tại Trường tiểu học Bắc Hà đã tập huấn bản mềm về sách giáo khoa lớp 2.
“Phiên bản điện tử của các bộ sách giáo khoa là nguồn tài liệu hỗ trợ rất lớn cho giáo viên, học sinh và phụ huynh rất lớn trong việc học tập” – cô Tuyết cho hay.
Cô Tuyết cũng cho biết, hơn 1 kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, nhà trường, giáo viên đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học.
Qua đây, cô cũng có lời khuyên: “Nếu được truyền đi một thông điệp về Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi muốn gửi gắm tới tất cả giáo viên đang giảng dạy ở môi trường tiểu học: “Hãy là một giáo viên tiên phong trong đổi mới, khắc phục mọi khó khăn chắn chắn bạn sẽ thành công. Còn đối với bản thân tôi, trong gần một năm thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa, cái mà tôi thấy thành công nhất là đã góp phần vào mục tiêu chung của chương trình, thực hiện tốt định hướng, phẩm chất và năng lực của học sinh”.
Khi nhận xét về bộ sách “Cánh Diều”, cô Tuyết cũng đánh giá: “Sau gần một năm thực hiện chúng tôi thấy về cơ bản bộ sách có nhiều cái được. Cụ thể, sách có tính kế thừa và đổi mới so với chương trình giáo dục hiện hành; nội dung kiến thức nhìn chung khá phù hợp, thiết kế theo hướng mở; giáo viên, học sinh dễ sử dụng, tiếp cận.
Tất nhiên, bộ sách vẫn còn một số hạn chế như: về tính chính xác ở một số ngữ liệu, một số bài đọc quá dài ở môn Tiếng Việt. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên điều chỉnh và linh hoạt, không cứng nhắc trong sử dụng sách giáo khoa. Tới đây, trong việc lựa chọn bộ sách giáo khoa lớp 2, chúng tôi vẫn tiếp tục lựa chọn bộ sách này”.
Video đang HOT
Học sinh hào hứng trong các tiết học ở lớp.
Nói về những cải tiến về chương trình dạy học và sách giáo khoa có gây áp lực cho giáo viên không? Cô Tuyết thẳng thắn thừa nhận: Để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội thì việc đổi mới giáo dục là điều tất yếu. Theo tôi trước một vấn đề đổi mới sẽ gặp những khó khăn nhất định. Việc thay đổi chương trình dạy học và sách cũng như vậy.
Thế nhưng việc thay đổi chương trình dạy học và sách không gây áp lực cho giáo viên, do nhà trường ngay từ đầu đã làm tốt công tác tuyên truyền tốt, tạo cho giáo viên một tâm thế chủ động trong việc thay sách…
Với trường, từ khi triển khai sách giáo khoa ở lớp 1 và nay tiến tới lớp 2, lãnh đạo và giáo viên nhà trường đã tiếp cận, học hỏi, tìm hiểu kỹ về chương trình mới này. Đồng thời, khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nội dung chương trình để thành công trong việc đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường
Về lựa chọn sách giáo khoa ở lớp 2, trường có ý kiến tham mưu lên Phòng giáo dục, Sở Giáo dục là tiếp tục lựa chọn bộ sách này không? Cô Tuyết cho hay, trong quá trình lựa chọn chúng tôi thấy mỗi bộ sách đều có ưu thế riêng, tuy nhiên mong muốn bộ sách phù hợp với vùng miền và điều kiện tổ chức dạy học tại nhà trường, bộ sách “Cánh Diều” đáp ứng yêu cầu của trường.
Tiếp tục thực hiện chương trình mới cho lớp 2, Trường tiểu học Bắc Hà đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, cung cấp đầy đủ các kênh tài liệu giúp giáo viên thuận lợi trong công tác tập huấn.
Bên cạnh đó nhà trường chủ động tập huấn các nội dung, văn bản chỉ đạo liên quan đến lựa chọn sách giáo khoa cho giáo viên toàn trường. Đồng thời, tổ chức dạy thí điểm một số tiết dạy để có cơ sở đánh giá sách giáo khoa.
Học sinh chủ động, tự tin, hào hứng
Cô đánh Trịnh Thị Ánh Tuyết cũng đánh giá, với chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, thái độ của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1: chủ động, tự tin, vui vẻ, hào hứng đã tạo nên hiệu quả giờ học cũng tăng lên.
Trong quá trình học tập vai trò của phụ huynh hết sức quan trọng, bố mẹ cùng đồng hành, tạo động lực cũng như có thể hướng dẫn cho các con trong học tập.
Chủ động trong các tiết học.
“Tôi có thể lấy ví dụ, ở lớp giáo viên là người đóng vai trò giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập. Còn ờ nhà, bố/mẹ như một người bạn đồng hành ở bài học với con” – cô Tuyết nói.
Kết thúc một học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, giáo viên, học sinh Trường tiểu học Bắc Hà cũng như các trường tiểu học khác trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng bắt nhịp chương trình.
Giáo viên đã sớm ổn định nề nếp học tập, phối hợp tốt với phụ huynh trong việc giáo dục con em. Khi lên lớp, giáo viên đảm bảo chương trình, chủ động, linh hoạt để thực hiện dạy học phù hợp, tạo hứng thú học tập, không gây áp lực đối với học sinh.
Điều mà tôi thấy, sau mỗi tiết giảng dạy, cái mà giáo viên thấy được nhất ở Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 như một câu đánh giá mà độc giả vừa hỏi tôi: “Ba cái được của sách giáo khoa mới là: giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học, phụ huynh dễ tiếp cận” – cô Tuyết thừa nhận.
Với đặc thù trường thành phố, trường đạt chuẩn nhiều năm liền, Trường tiểu học Bắc Hà nằm ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh, được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp hết sức quan tâm, phụ huynh luôn đồng thuận, đồng hành cùng nhà trường trong công tác giáo dục. Việc xã hội hóa để bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chí trường chuẩn cũng như đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới thuận lợi.
Cơ sở vật chất tại Trường tiểu học Bắc Hà đáp ứng tốt việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông mới.
Là người đứng đầu trường Tiểu học, cô Tuyết cũng có đề xuất gì đối với các cấp lãnh đạo cho việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 2 được thuận lợi hơn.
Cụ thể, việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho lớp 2 sắp triển khai. Ở góc độ nhà trường, mong muốn Bộ GD&ĐT sớm cung ứng kịp thời đồ dùng dạy học, bản cứng của các loại sách để giáo viên thuận lợi trong việc tiếp cận sách, chủ động nghiên cứu, hỗ trợ giáo viên trong dạy học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình. Hiện trường mới có bản cứng bộ sách “Cánh Diều”, còn các bản cứng khác chưa nhận được.
Nghiên cứu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6: Nhiều trường ở Hà Tĩnh lựa chọn bộ Cánh diều
Sau khi các nhà xuất bản kết thúc việc giới thiệu sách lớp 2 và lớp 6, giáo viên Hà Tĩnh đã tập trung nghiên cứu, thảo luận và cho ý kiến. Đến thời điểm hiện tại, ý kiến tổng hợp của các trường đã được tập hợp gửi về các phòng GD&ĐT.
Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) họp tổ chuyên môn để các giáo viên thảo luận
Nghiên cứu, lựa chọn sách công khai, minh bạch
Xác định sách là yếu tố quan trọng quyết định thành công của chương trình, vì thế, thời gian qua, giáo viên tại hơn 370 trường tiểu học, THCS và liên cấp trên toàn tỉnh đã triển khai nghiêm túc việc nghiên cứu thảo luận, cho ý kiến về các bộ sách.
Thầy Hà Văn Sáng - Hiệu trưởng Trường THCS Đại Thành (Cẩm Xuyên) cho biết: "Việc Bộ GD&ĐT phê duyệt 3 bộ sách đã tạo sự tập trung hơn cho các trường khi nghiên cứu và đề xuất lựa chọn. Trên tinh thần hướng dẫn của ngành, việc nghiên cứu sách giáo khoa được chúng tôi triển khai đúng quy trình, công khai, minh bạch".
Phương châm nghiên cứu kỹ, lựa chọn sâu được các giáo viên thấm nhuần. Là người trực tiếp giảng dạy vì thế giáo viên luôn mong muốn bộ sách giáo khoa được lựa chọn phải đáp ứng yêu cầu đổi mới, tạo điều kiện cho học sinh học tập tích cực và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, sự lựa chọn này cũng phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa phương và điều kiện tổ chức dạy học của các trường.
Tiến hành song song với nhiệm vụ dạy học nên việc nghiên cứu sách được các giáo viên Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà) tranh thủ mọi lúc, mọi nơi.
Cô Lê Thị Thiên Nga - tổ chuyên môn 2, 3 Trường Tiểu học Thạch Đài (Thạch Hà) cho biết: "Đội ngũ giáo viên chúng tôi luôn ý thức rõ trách nhiệm của mình, chính vì thế, quá trình nghiên cứu sách được thực hiện bài bản, cẩn trọng. Việc đưa ra quyết định chọn sách cũng được thực hiện một cách công tâm. Chúng tôi cũng thẳng thắn bày tỏ những băn khoăn, từ đó đưa ra các đề xuất lựa chọn cuốn sách phù hợp".
Việc đảm bảo quy trình lựa chọn sách minh bạch, chất lượng còn được thể hiện qua việc sinh hoạt tổ chuyên môn để các giáo viên tiếp tục thảo luận. Giáo viên sẽ bỏ phiếu kín để lựa chọn sách giáo khoa cho môn học mà mình trực tiếp giảng dạy.
Nhiều trường học đánh giá cao bộ sách Cánh diều
Qua quá trình nghiên cứu, hầu hết các giáo viên cho rằng, cả 3 bộ sách lớp 2 và lớp 6 đều có tính tương đồng với cấu trúc mở và hình thức trình bày phù hợp với lứa tuổi học sinh. Các bài học rõ ràng, đầy đủ, đáp ứng cho việc phát triển phẩm chất, năng lực người học.
Cấu trúc chương trình được sắp xếp từ dễ đến khó, vừa có luyện tập vừa có vận dụng, giúp học sinh áp dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. Tuy nhiên, phần lớn giáo viên và các trường đánh giá cao bộ sách Cánh diều.
Bộ sách Cánh diều của Nhà xuất bản Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh được nhiều trường học đánh giá cao
Cô Nguyễn Thị Hồng Hương - Tổ trưởng tổ 2 Trường Tiểu học Bắc Hà (TP Hà Tĩnh) chia sẻ: "Mỗi bộ sách đều có tính ưu việt, hấp dẫn, thế nhưng, chúng tôi quyết định lựa chọn bộ Cánh diều bởi nội dung của bộ sách đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Hơn thế nữa, bộ sách còn có hình ảnh đẹp, các ngữ liệu phù hợp địa phương".
Cùng chung quan điểm ấy, cô Trần Thị Kiều Liên - Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tây Sơn (Hương Sơn) cho biết: "Ở lớp 1, chúng tôi đã lựa chọn bộ sách Cánh diều, chính vì thế, việc lựa chọn bộ sách này ở lớp 2 đảm bảo được tính kế thừa. Ngoài ra, học liệu điện tử của bộ sách này thực sự hỗ trợ giáo viên trong quá trình giảng dạy, kích thích tính sáng tạo, năng động của học sinh trong quá trình học tập".
Đối với lớp 6, đây là năm đầu thực hiện việc lựa chọn sách và có nhiều môn học nên giáo viên phải nghiên cứu kĩ, cần nhiều thời gian hơn.
Giáo viên Trường THCS Lê Hồng Phong (Thạch Hà) áp dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp giảng dạy trong từng giờ học.
Cô Phan Thị Thúy Nga - Tổ trưởng tổ tự nhiên Trường THCS Lê Hồng Phong (Thạch Hà) bày tỏ: "Qua nghiên cứu các bộ sách, chúng tôi thấy sách Cánh diều có nội dung đáp ứng với yêu cầu của chương trình đổi mới. Các hoạt động trong nội dung bài học phù hợp, sách có phần hướng dẫn bài tập về nhà để học sinh tự học và ôn luyện".
Đến nay, hơn 370 trường học trong toàn tỉnh đã hoàn tất công tác nghiên cứu sách giáo khoa. Mọi đánh giá về ưu, khuyết điểm và quan điểm, ý kiến của giáo viên đã được các trường tổng hợp bằng văn bản. Đây là căn cứ quan trọng để Hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của tỉnh xem xét, cho ý kiến tham mưu UBND tỉnh ra quyết định cuối cùng.
Từ năm học 2021-2022, chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ tiếp tục được triển khai ở lớp 2 và lớp 6. Để triển khai chương trình, Bộ GD&ĐT phê duyệt 3 bộ sách: "Cánh diều" của Nhà xuất bản Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; "Kết nối tri thức với cuộc sống" và "Chân trời sáng tạo" của Nhà xuất bản Giáo dục. Thay cho việc các cơ sở giáo dục được quyền quyết định như trước, năm nay, quyền quyết định này thuộc về UBND tỉnh.
Các Tổng chủ biên nêu điểm mới trong sách giáo khoa lớp 2 và 6 Ba bộ sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 đã được Bộ GD&ĐT phê duyệt để địa phương lựa chọn sử dụng từ năm học 2021 - 2022. GS.TS Vũ Văn Hùng. Dù cách tiếp cận riêng, nhưng các bộ sách đều cụ thể hóa yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông, giúp giáo viên, học sinh tiếp thu tốt nhất...