Triển khai Chương trình SGK lớp 3, 7 và 10: Nỗ lực “tháo gỡ” cơ sở vật chất
Để triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) mới thành công bên cạnh đội ngũ giáo viên thì cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đóng vai trò quan trọng.
Giáo viên sử dụng máy chiếu trong tiết dạy tại Trường THCS Hợp Tiến (Nam Sách, Hải Dương). Ảnh: NTCC
Vì vậy các địa phương, nhà trường đã có sự quan tâm, nỗ lực trong việc chuẩn bị, đầu tư để thực hiện có hiệu quả.
Nơi mừng, nơi lo
Cô Trần Thị Minh Thúy – Hiệu trưởng Trường THCS Hợp Tiến (Nam Sách, Hải Dương) cho biết: Triển khai CT GDPT 2018 năm học tới cơ bản thuận lợi do cơ sở vật chất được củng cố cho khối 6, từ đó tạo tiền đề cho khối 7. Hiện 13 phòng học, phòng bộ môn của trường đều được đầu tư đầy đủ tivi, máy chiếu. Thời gian tới, trường sẽ đầu tư thêm đường truyền mạng cho các lớp để giáo viên có thể khai thác hiệu quả thiết bị vào dạy học.
Theo cô Minh Thúy, điều khiến nhà trường quan tâm là thiết bị đồ dùng dạy học hiện đại theo CT, SGK bởi việc cấp phát tới trường có khi chậm hơn thời điểm triển khai dạy học. Nếu tình trạng này được khắc phục, việc dạy học của giáo viên sẽ đạt hiệu quả tối đa ở năm học tới.
Được UBND tỉnh Ninh Bình cấp khoảng 800 triệu đồng cho việc mua sắm trang thiết bị triển khai CT GDPT mới đối với lớp 10, theo thầy Nguyễn Mạnh Hà – Hiệu trưởng Trường THPT Kim Sơn B (Kim Sơn, Ninh Bình), thiết bị, đồ dùng dạy học sẽ bảo đảm khi bước vào năm học mới. Nhà trường đã sẵn sàng với gần 100% lớp học có đủ màn hình tivi, máy chiếu. Mới đây trường còn được đầu tư thêm 15 tivi, 10 máy chiếu để tăng cường, thay thế cho các lớp học và phòng chức năng.
“Thời điểm này, việc chuẩn bị dạy học lớp 3 theo CT GDPT 2018 không khó khăn, vướng mắc đối với nhà trường. Các vấn đề cơ bản như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên đã chuẩn bị sẵn sàng và sẽ tận dụng thêm các tiền đề từ khối 1, 2 để tự tin triển khai CT GDPT mới ở lớp 3 năm học 2022 – 2023…”, cô Phượng khẳng định.
Tại Trường Tiểu học Núi Đèo (Thủy Nguyên, Hải Phòng), cô Vũ Thị Phượng – Hiệu trưởng cũng khẳng định, phòng lớp học đã được đầu tư đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại (tivi, máy chiếu, mạng…) giúp giáo viên phát huy hiệu quả giáo dục, học sinh tiếp thu bài hiệu quả, bài giảng phong phú…
Video đang HOT
Việc xã hội hóa và đầu tư từ huyện và phụ huynh cũng giúp nhà trường có được phòng học Tiếng Anh, Tin học bảo đảm chất lượng. Như vậy khi triển khai bắt buộc 2 môn học này thì trường đã có tiền đề đáng kể về cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học. Học sinh được học trong môi trường học tập đầy đủ.
Bên cạnh những trường học vùng thuận lợi đã chuẩn bị sẵn sàng điều kiện cơ sở vật chất triển khai CT GDPT mới ở lớp 3 thì thực tế cũng cho thấy còn nhiều trường vùng cao đang lo lắng trước nhiều thách thức.
Trường PTDTBT Tiểu học Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) thuộc xã vùng cao biên giới là một trong những điển hình. Thầy Đào Văn Long – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: Với hơn 800 học sinh, 1 điểm chính, 14 điểm lẻ nhưng trường chỉ có 4 màn hình tivi, 1 máy chiếu. Năm học tới dù dồn học sinh khối 3 một số điểm lẻ về học tập trung ở điểm chính thì vẫn có tới 8 điểm lẻ còn học sinh khối 3 phải học trong điều kiện thiếu thiết bị dạy học và thậm chí nhiều điểm trường chưa có điện để sử dụng thiết bị dạy học.
Đầu tư trang thiết bị dạy học hiện đại giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học tại Trường THCS Hợp Tiến. Ảnh: NTCC
Gỡ khó cơ sở vật chất
Có thể nói tình trạng khó khăn và thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học khi bước vào triển khai CT GDPT 2018 diễn ra ở nhiều nơi. Tuy nhiên mỗi địa phương đều có cách đầu tư, gỡ khó riêng để bảo đảm bước vào triển khai.
Ông Nguyễn Văn Lịch – Trưởng phòng GD&ĐT Yên Bình (Yên Bình, Yên Bái) trao đổi: Huyện Yên Bình đang xây dựng nông thôn mới nên kéo theo việc đầu tư trường, lớp học đầy đủ. Về trang thiết bị, đồ dùng dạy học triển khai CT GDPT mới đối với lớp 3, lớp 7, huyện cũng bố trí nguồn vốn và sẽ đầu tư cuốn chiếu theo lộ trình. Do đó, trang thiết bị dạy học sẽ cơ bản đáp ứng trước khi bước vào năm học.
Mặt khác, phòng GD&ĐT cũng tham mưu với huyện sớm đầu tư và bổ sung trước cơ sở vật chất, các hạng mục ở những trường còn thiếu. Với trường đã ổn định cơ sở vật chất sẽ hướng sử dụng thiết bị theo hướng tận dụng và dùng chung. Ví dụ, khối 1 và 2; khối 2 và 3; khối 5 và 6 có thể dùng chung một số thiết bị. Bên cạnh đó sẽ sắp xếp bố trí dạy học trong các phòng học diện tích lớn, trang thiết bị dạy học đầy đủ hiện đại để dạy cùng lúc 1 – 2 lớp học mà vẫn bảo đảm chất lượng.
Đặc biệt, trường hợp thiết bị dạy học mới thiếu, chưa về kịp… sẽ khuyến khích giáo viên khai thác học liệu điện tử để dạy học trên lớp thay cho đồ dùng dạy học…
Tại Lào Cai, Phòng GD&ĐT thị xã Sa Pa đã rà soát và đăng ký xong nhu cầu mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học lớp 3, 7 của các nhà trường để báo cáo UBND thị xã. Hơn thế, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao từ UBND tỉnh, thị xã Sa Pa trong đầu tư nguồn ngân sách để triển khai CT GDPT mới thì thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản về tới trường trước khi năm học bắt đầu.
Ông Nguyễn Trường Chinh – Trưởng phòng GD&ĐT Sa Pa (Lào Cai) thông tin: Mới đây ngành giáo dục Sa Pa được tặng 200 máy tính bảng. Ngoài sử dụng cho chương trình “Sóng và máy tính cho em”, phòng sẽ triển khai các phòng học kết nối thông minh cho trường trọng điểm chất lượng cao và trường khó khăn.
Như vậy, sẽ hỗ trợ đáng kể cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học để các trường đáp ứng được chất lượng dạy học theo CT, SGK mới. Với môn Tiếng Anh, Tin học bắt buộc với lớp 3 tại Sa Pa triển khai cũng khá thuận lợi, bởi hầu hết các trường có đủ phòng và thiết bị dạy học chuyên biệt. Việc bổ sung đội ngũ dạy học 2 môn này còn thiếu cũng đang được chính quyền tích cực tháo gỡ theo nhiều cách để đáp ứng yêu cầu.
Năm học 2022 – 2023, Trường Tiểu học Xín Cái (Mèo Vạc, Hà Giang) triển khai 2 môn Tiếng Anh và Tin học bắt buộc với lớp 3 nhưng trường đang “trắng” phòng học và thiết bị đi kèm. “Bảo đảm thiết bị dạy học cơ bản vẫn trông chờ vào ngân sách của địa phương. Trong khi đó, xã hội hóa không dễ bởi đời sống của bà con địa phương còn nghèo, ít doanh nghiệp đóng chân nơi đây…”, Thầy Đào Văn Long – Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ.
Chọn sách giáo khoa lớp 3: Tỉ mỉ trong từng khâu
Năm học 2022 - 2023 triển khai dạy và học sách giáo khoa (SGK) lớp 3 theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Quá trình lựa chọn SGK lớp 3, thầy cô luôn đặt lợi ích học sinh lên hàng đầu.
Dù đang trong giai đoạn khởi động nhưng việc lựa chọn sách với tiêu chí đảm bảo chất lượng, phù hợp với học sinh và điều kiện giảng dạy luôn được giáo viên đặc biệt quan tâm.
Chủ động với bộ sách mới
Từ ngày 21/2 đến nay, các nhà xuất bản có SGK lớp 3 năm học 2022 - 2023 đã phối hợp với Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức hội thảo giới thiệu các bộ sách theo hình thức trực tiếp và trực tuyến tới các trường học. Tại buổi hội thảo, tổng chủ biên, chủ biên và tác giả đã trao đổi, làm rõ mục tiêu, quan điểm, những điểm mới và nổi bật của SGK, cấu trúc nội dung chương trình, ý tưởng biên soạn. Từ đó, cán bộ giáo viên các cơ sở giáo dục tiến hành nghiên cứu nội dung sách, tham mưu cho nhà trường trong việc lựa chọn.
Tại Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quận 1), dù nhà trường khá bận rộn với việc vừa dạy học trực tiếp, trực tuyến, vừa thực hiện công tác phòng chống dịch nhưng hoạt động chọn SGK lớp 3 cho năm học tới cũng được quan tâm, chuẩn bị kỹ càng. Giáo viên trong tổ chuyên môn đang tích cực nghiên cứu bản mềm trên trang điện tử của 3 bộ SGK: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cánh diều và các đầu sách tiếng Anh.
Cô Đỗ Ngọc Chi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, cho hay: Dù ở giai đoạn tìm hiểu, nhưng kinh nghiệm từ các năm trước nên đợt chọn SGK lớp 3 mới này nhà trường đã chủ động trong việc triển khai lựa chọn. Trên tinh thần tiếp thu từ các buổi hội thảo trực tiếp và trực tuyến, việc phân tích tính ưu việt của từng bộ sách, phù hợp với học sinh nhà trường, giáo viên các tổ chuyên môn sẽ tìm hiểu và tiến hành lựa chọn, đề xuất để có bộ sách phù hợp để giảng dạy trong năm học 2022 - 2023.
"Việc chọn SGK lớp 3 cơ bản sẽ do giáo viên giảng dạy chính đảm trách nhưng trường vẫn yêu cầu thầy cô toàn trường cùng tham gia đọc và góp ý kiến. Bởi các giáo viên đọc và góp ý kiến sẽ giúp giáo viên khối 3 sắp tới có thêm sự tham khảo, trao đổi về mặt khoa học trước khi đưa ra quyết định. Bên cạnh đó, thầy cô phụ trách lớp 2 năm tới lên lớp 3 cũng đã chủ động gửi đường link để giới thiệu, tuyên truyền đến cha mẹ học sinh tham khảo bản mềm của các bộ sách", cô Chi nói.
Cán bộ, giáo viên tham khảo SGK lớp 3 tại buổi hội thảo ngày 25/2.
Đặt lợi ích học sinh lên hàng đầu
Trường Tiểu học Phạm Văn Hai (huyện Bình Chánh) có gần 1.635 học sinh thuộc 5 khối học. Trong đó, học sinh lớp 2 sắp tới lên lớp 3 có 9 lớp với 310 em. Những ngày qua, Ban giám hiệu nhà trường đã tập trung quán triệt, triển khai các nội dung văn bản liên quan đến công tác lựa chọn SGK lớp 3 mới đến tất cả giáo viên. Đồng thời, nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức lựa chọn và triển khai đến các tổ chuyên môn, chỉ đạo các tổ tổ chức họp, nghiên cứu, thống nhất cách thức cũng như phương pháp làm việc, tiến hành nghiên cứu, đánh giá các bản sách và đề xuất lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện giảng dạy thực tế của nhà trường.
Thầy Phạm Trung Hữu, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phạm Văn Hai, Chủ tịch Hội đồng lựa chọn SGK nhà trường, cho hay: Các giáo viên trong Hội đồng lựa chọn đang tiến hành nghiên cứu, thảo luận và đánh giá các đầu sách của môn học. Thầy, cô giáo dự kiến dạy lớp 3 năm học 2022 - 2023 cũng tham gia các buổi hội thảo trực tuyến do các nhà các xuất bản tổ chức. Việc chọn SGK lớp 3 cơ bản sẽ do Hội đồng lựa chọn của nhà trường đảm trách trên cơ sở danh mục sách do các tổ chuyên môn đề xuất.
"Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến việc lựa chọn được bộ sách phù hợp với học sinh, điều kiện của nhà trường. Đến nay cơ bản các thầy, cô giáo phụ trách đã đánh giá phân tích và đưa ra những ý kiến, danh mục sách lựa chọn. Ngay khi có hướng dẫn mới nhất của cấp trên, Hội đồng lựa chọn nhà trường sẽ tổ chức họp, đánh giá kết quả lựa chọn SGK và báo cáo lên Phòng GD&ĐT huyện Bình Chánh", thầy Hữu cho hay.
Còn theo cô Nguyễn Thị Kim Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phú Thọ (Quận 11), quá trình lựa chọn SGK giáo viên trong tổ chuyên môn luôn đặt lợi ích học sinh lên hàng đầu. Thầy cô tỉ mỉ đọc từng trang sách, tìm ra những cuốn sách hay trong các bộ sách để tham mưu cho nhà trường. Phát huy kết quả từ lựa chọn SGK lớp 1 và lớp 2, nhà trường tiếp tục triển khai lựa chọn SGK lớp 3 chặt chẽ, bảo đảm nội dung, chất lượng.
"Trong những ngày qua, giáo viên, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh đã đóng góp nhiều ý kiến trong cuộc họp tổ chuyên môn lựa chọn SGK của trường. Bên cạnh đó, các thầy, cô cũng phổ biến clip thông tin do Bộ GD&ĐT và các nhà xuất bản cung cấp, cũng như bản mềm được đăng tải trên trang thông tin của các nhà xuất bản trong nhóm phụ huynh có con em sắp tới lên lớp 3. Chúng tôi cũng mong bộ sách mới sẽ phát triển được phẩm chất, năng lực của học sinh", cô Hương bày tỏ.
"Trong quá trình chọn sách, nhà trường linh hoạt, không nhất thiết phải theo hướng "liền mạch" lớp 1, lớp 2 lên lớp 3. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên thấy đầu sách nào phù hợp với học sinh sẽ đề xuất với Hội đồng bình chọn. Cụ thể như năm học 2020 - 2021 bộ sách Cánh diều lớp 1 được đưa vào giảng dạy tại trường. Tuy nhiên, kết thúc năm học giáo viên thấy bộ sách chưa phù hợp nên sang lớp 2 đã đề xuất và được cấp trên đồng ý đổi sang bộ Chân trời sáng tạo", thầy Phạm Trung Hữu bày tỏ.
Cho phép khối tư thục đầu tư xây dựng trường chuyên Quy hoạch, sắp xếp hệ thống trường chuyên phù hợp, cân nhắc việc xây dựng 2 trường chuyên tại thành phố lớn, tập trung phát triển 1 trường chuyên tại các tỉnh. Ngày 21/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Đề án Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên giai...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cặp đôi Trung Quốc hôn ngọt hơn cả kẹo: Cả bầu trời chemistry ở phim mới, nhà trai bế bạn gái bằng 1 tay mới mê
Hậu trường phim
22:56:12 05/04/2025
Nguyễn Xuân Son tập luyện trên sân cỏ trở lại
Sao thể thao
22:53:03 05/04/2025
Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'
Sao việt
22:35:48 05/04/2025
Xử lý người đàn ông bịa đặt "công an thu tiền của con bạc rồi thả về"
Pháp luật
22:22:23 05/04/2025
Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về
Tin nổi bật
22:22:15 05/04/2025
Bom tấn 'Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng' của Tom Cruise ra rạp
Phim âu mỹ
22:17:39 05/04/2025
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"
Nhạc quốc tế
21:13:49 05/04/2025
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh
Sức khỏe
21:11:25 05/04/2025
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam
Thế giới
21:08:17 05/04/2025
Sau ly hôn tưởng chu cấp tiền là đủ, tôi xót xa ngày gặp lại con gái
Góc tâm tình
20:57:18 05/04/2025