Triển khai Chương trình mới ở miền núi Quảng Nam nhiều tín hiệu lạc quan
Tại huyện Bắc Trà My ( tỉnh Quảng Nam), sau 1 tuần triển khai học chương trình mới, bước đầu một số trường đã nhận được những tín hiệu khả quan.
Cô và trò Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
Năm học mới 2022-2023 chính thức bắt đầu, đối với thầy và trò ba khối lớp 3, 7 và 10, năm học này thực sự đặc biệt, vì đây là năm đầu tiên áp dụng chương trình và sách giáo khoa mới.
Tại huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam), sau 1 tuần triển khai học chương trình mới, bước đầu một số trường đã nhận được những tín hiệu khả quan.
Học sinh hào hứng với môn học trong chương trình mới
Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân địa bàn xã Trà Tân thuộc huyện Bắc Trà My, hiện có tổng 287 học sinh từ lớp 1 đến lớp 3 nằm rải rác trên 3 thôn. Trong đó có 2 điểm trường lẻ và 1 điểm trường chính. Số học sinh lớp 3 là 63 em. Tổng số học sinh đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn trường là 180 em.
Thầy Nguyễn Bá Hùng – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân cho biết, để triển khai tốt chương trình SGK mới trong năm học mới cho khối lớp 3, ngay từ đầu năm học nhà trường đã họp chi bộ chỉ đạo cho nhà trường và các bộ phận trên cơ sở công văn chỉ đạo của Phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My, nhà trường tiến hành xây dựng kế hoạch tập huấn cho giáo viên.
Các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
Đồng thời, kết hợp với ban ngành đoàn thể trên địa bàn xã, tuyên truyền vận động phụ huynh nắm bắt chương trình giáo dục phổ thông mới đặc biệt trong đó có chương trình SGK mới đối với lớp 3 song được sự quan tâm của UBND huyện Bắc Trà My, Phòng GD&ĐT đã hỗ trợ nguồn kinh phí cho nhà trường mua sách giáo khoa lớp 3. Hiện nay các em đủ sách giáo khoa lớp 3 để học.
Theo thầy Hùng, với chương trình mới các em học sinh là trung tâm, còn giáo viên là người gợi mở, cho các em tự sáng tạo, chủ động trong vấn đề học tập, đây là năm thứ 3 thực hiện Chương trình GDPT mới năm 2018 cho nên cán bộ quản lý và giáo viên đã qua các lớp tập huấn và chuẩn bị tâm thế rất kĩ càng và chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học giáo viên thực hiện tốt việc này.
“Hầu hết các giáo viên của trường đều đã giảng dạy lâu năm đều có kinh nghiệm cho nên việc tìm tòi thêm kiến thức mới để áp dụng vào bài giảng không có khó khăn gì. Hiện nay đa số giáo viên giảng dạy giáo án điện tử có các hình ảnh minh họa để học sinh tự chủ động và khám phá. Sau 1 tuần học chương trình mới đối với lớp 3 các em tự khám phá kiến thức, tự sáng tạo, chủ động, tôi nhìn thấy các em dạn hơn, cởi mở hơn và tự tin hơn trong học tập”, thầy Hùng chia sẻ.
Theo thầy Hùng, hiện nay nhà trường đảm bảo số lượng giáo viên trên các lớp học và dạy đủ các bộ môn theo quy định của Bộ GD&ĐT. Đối với thiết bị Phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND huyện bổ sung kinh phí mua sắm cho nhà trường, hiện nay thiết bị lớp 3 tương đối đảm bảo. Đáp ứng yêu cầu dạy học cho học sinh nơi đây.
Phòng đọc sách của các em học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân.
Video đang HOT
Còn tại Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, năm học 2022-2023 là trường có tổng số học sinh 318 em. Trong đó, lớp 3 là 62 em học sinh. Toàn trường có 214 em là đồng bào dân tộc thiểu số.
Thầy Trần Bảo Tú – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho hay, để đáp ứng chương trình SGK mới, trước năm học 2022-2023 trường đã chuẩn bị đủ phòng học lớp 3 để bố trí 100% học sinh lớp 3 được học 2 buổi/ngày. Đồng thời thực hiện SGK lớp 3, tổ chức cho 100% học sinh lớp 3 mượn SGK để học và cho giáo viên dạy lớp 3 để nghiên cứu, giảng dạy.
“Trường cũng chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh học sinh chuẩn bị đủ SGK, dụng cụ học tập, quán triệt đến phụ huynh nên và không nên mua những loại vở bài tập dùng cho học sinh tham khảo tại trường hoặc tại nhà”, thầy Tú thông tin.
Theo thầy Tú, qua các tiết học, hầu hết giáo viên đã quen dần nội dung, chương trình SGK mới, thầy cô giáo đã chủ động xây dựng kế hoạch môn học và hoạt động giáo dục, chủ động xây dựng kế hoạch bài dạy, chủ động nghiên cứu phần mềm dạy học trực tuyến ELearning, tham gia tập huấn xây dựng kế hoạch bài dạy có ứng dụng công nghệ thông tin.
“Giáo viên chủ nhiệm các lớp thực hiện trang trí lớp học đảm bảo hài hòa, thẩm mĩ, chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng dạy học qua đó giúp học sinh có ý thức hơn trong học tập. Giáo viên tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nên các em học sinh rất ham thích tham gia học tập. Ngoài ra, giáo viên đã linh hoạt tích hợp, lồng ghép những nội dung, kiến thức ngoài SGK vào kế hoạch bài dạy làm cho bài dạy hay, phong phú hơn giúp học sinh chủ động hơn trong học tập”, thầy Tú cho hay.
Bảo đảm giáo viên dạy đủ các môn học cho học sinh các khối lớp
Đại diện Trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc cho biết, sau 1 tuần thực hiện chương trình mới, hầu hết các em học sinh lớp 2, lớp 3 học chương trình SGK mới đã quen thuộc với nội dung, phương pháp học tập mới nên các em dễ dàng tiếp cận với phương pháp tổ chức dạy học của giáo viên.
“Hiện tại, nhà trường không thiếu giáo viên, đảm bảo giáo viên dạy đủ các môn học cho học sinh các khối lớp. Một số tiết tăng cường Tiếng Việt, ôn luyện thêm Tiếng Việt, Toán, tiết đọc thư viện và giáo dục kỹ năng sống thì nhà trường vận động giáo viên dạy thêm 1 đến 2 tiết để đảm bảo cho học sinh học 2 buổi/ngày” thầy Tú thông tin.
Ông Nguyễn Thanh Tú – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My thông tin, toàn huyện có 42 điểm trường chính, 15 mầm non, 11 tiểu học, 10 trung học cơ sở, 3 liên cấp tiểu học và trung học cơ sở và 90 điểm trường lẻ, trong đó 57 mầm non, 30 tiểu học và 3 liên cấp tiểu học và trung học cơ sở.
Các em học sinh vui vẻ đá bóng trong lúc giải lao.
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, đối với bậc tiểu học, THCS, ngành giáo dục huyện Bắc Trà My đã tập trung nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đồng thời, tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đảm bảo để thực hiện chương trình.
“Để hỗ trợ cho học sinh toàn huyện, huyện đã cấp kinh phí để mua SGK cho tất cả học sinh trên toàn huyện mượn. Đến nay, học sinh đều đã được cấp sách đầy đủ trong năm học mới.
Đối với cơ sở vật chất, các trường đã tận dụng tối đa những đồ dùng dạy học sẵn có theo chương trình cũ. Đồng thời, nhà trường đã tăng cường làm mới đồ dùng dạy học, sử dụng phù hợp với từng nội dung bài học nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục”, ông Tú cho biết.
Trang thiết bị vui chơi và học tập của các em luôn được quan tâm đầu tư.
Vị đại diện ngành giáo dục huyện Bắc Trà My cho hay, hiện đơn vị đang tiếp tục rà soát quy hoạch đầu tư nâng, cấp, sửa chữa để các đơn vị đủ phòng chức năng theo quy định, đáp ứng yêu cầu đổi mới, xóa dần điểm lẻ… Đồng thời đảm bảo đầy đủ giáo viên dạy ở các điểm trường nhất là ở các điểm trường lẻ, để tham gia dạy các môn học cho học sinh các khối lớp, nhằm đáp ứng đủ điều kiện theo chương trình GDPT mới.
Năm học mới 2022-2023 toàn huyện Bắc Trà My có 11.726 học sinh. Cụ thể, cấp mầm non là 3.033 học sinh; cấp tiểu học là 5.224 học sinh, cấp THCS là 3.469 học sinh. Trong đó, số học lớp lớp 3 là 1.062 học sinh và lớp 7 là 798 học sinh.
Để hỗ trợ cho học sinh trong năm học mới, huyện Bắc Trà My đã cấp kinh phí để mua SGK cho tất cả học sinh trên toàn huyện mượn. Đến nay, học sinh trên địa bàn đều đã được cấp đầy đủ sách để học.
Học sinh bán trú tự bỏ về vì nhớ nhà, thầy cô ở Bắc Trà My vất vả đi vận động
Đầu năm học ở trường vùng cao, có nơi phụ huynh khai dối năm sinh để không cho con ra lớp; học sinh ở bán trú hết thứ 5 lại tự ý bỏ về vì nhớ nhà...
Sinh sống ở miền núi, biên giới hầu hết là đồng bào dân tộc thiểu số nên nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục đào tạo có phần còn hạn chế. Nhiều gia đình không cho con đến trường khiến đội ngũ giáo viên phải nỗ lực đi từng bản, đến từng nhà để rà soát dân số, thuyết phục phụ huynh cho con đến tuổi ra lớp.
Duy trì sĩ số lớp còn phụ thuộc nhiều vào vai trò của giáo viên
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Nguyễn Thanh Tú, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) cho biết, thực hiện theo Quyết định số 2428/QĐ-UBND ngày 4/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Đề án sắp xếp lại trường, điểm trường, lớp học gắn với việc bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm học 2024- 2025, kết quả thu được:
Năm học 2020-2021, huyện đã sáp nhập 1 trường tiểu học và 1 trường trung học cơ sở thành trường liên cấp, giảm 15 điểm trường, giảm 33 lớp, giảm 5 cán bộ quản lý.
Hiện, toàn huyện có 42 điểm trường chính (15 mầm non, 11 tiểu học, 10 trung học cơ sở, 6 liên cấp tiểu học và trung học cơ sở) và 90 điểm trường lẻ (57 mầm non, 30 tiểu học và 3 liên cấp tiểu học và trung học cơ sở).
Các điểm trường chính dạy học sinh theo từng cấp cụ thể của từng trường. Điểm lẻ dạy học sinh lớp mầm non, mẫu giáo và lớp 1, 2, 3. Cá biệt, ở một vài trường, do cơ sở vật chất, phòng nghỉ bán trú ở trường chính chưa đủ để đưa số học sinh lớp 4, 5 về học nên một số điểm trường lẻ vẫn duy trì dạy lớp mầm non, mẫu giáo và từ lớp 1 đến lớp 5.
"Huyện tiếp tục tham mưu xóa các điểm trường lẻ ở thôn đối với cấp tiểu học, sáp nhập trường tiểu học với trung học cơ sở khi số lớp học dưới 10.
Các điểm lẻ không thể xóa bỏ sẽ tiếp tục duy trì mở lớp, sửa chữa cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tuyên truyền vận động nhân dân, phụ huynh đưa con đến lớp thường xuyên, đảm bảo chất lượng công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ.
Tới đây, huyện kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương tuyển giáo viên, hợp đồng nhân viên chuyên môn tại các đơn vị trường học còn thiếu - chủ yếu là nhân viên y tế nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe học sinh khi ốm đau bất thường", Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My kiến nghị.
Cũng theo Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bắc Trà My, phòng mong sớm được phân bổ kinh phí, mở rộng quỹ đất các điểm trường học đảm bảo cho việc chỉnh trang khuôn viên, xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp học theo hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, xây dựng trường chuẩn quốc gia, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện sự nghiệp giáo dục và đào tạo, đáp ứng quy định tại Luật Giáo dục năm 2019 và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Một thực tế là, việc ổn định và duy trì sĩ số lớp còn phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ giáo viên.
Đặc biệt, để thực hiện hiệu quả đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3-4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, giáo viên không quản đường xa, vận động từng nhà "mang" trẻ đến lớp.
Cô Trịnh Thị Liễu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Trà Giác (huyện Bắc Trà My, Quảng Nam) chia sẻ: "Vào đầu năm học mới, để ổn định sĩ số tại 6 điểm trường lẻ, nhà trường quán triệt, khích lệ giáo viên tăng cường vận động học sinh ra lớp nhằm góp phần thực hiện hiệu quả công tác phổ cập giáo dục mầm non, đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi. Một minh chứng rất rõ, năm học trước, nhờ làm tốt công tác vận động, kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi đạt 100%".
Ngoài giờ lên lớp, giáo viên phải đến từng nhà để thuyết phục phụ huynh cho con đến trường. Song, do phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức tầm quan trọng của lĩnh vực giáo dục còn hạn chế nên có trường hợp học sinh đến tuổi ra lớp nhưng khi được hỏi thì phụ huynh khai dối năm sinh của con để không cho con đến trường.
"Trường xác định phải thường xuyên vận động phụ huynh cho con đi học. Việc duy trì, tăng sĩ số lớp phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của đội ngũ giáo viên. Đối với nhà trường, các cô giáo ở điểm trường lẻ là những "chuyên gia cắm bản" không thể thiếu.
Đồng cảm và sẻ chia với những vất vả trên hành trình "gieo chữ" cho học trò, lãnh đạo nhà trường thường xuyên đến điểm lẻ, lắng nghe tâm tư nguyện vọng, động viên các cô, chủ yếu về mặt tinh thần", Hiệu trưởng Trường Mầm non Trà Giác khẳng định vai trò của giáo viên trường lẻ.
Trường cách nhà 20km, có em học đến giữa tuần thì tự ý bỏ về vì... quá nhớ người thân
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, cô Lưu Thị Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Tập (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết, trường có 1 điểm chính và 9 điểm trường lẻ nằm rải rác khắp thôn, bản, việc dạy học chương trình giáo dục phổ thông mới gặp nhiều khó khăn.
Địa hình vùng núi trắc trở khiến quãng đường giáo viên đến trường, hay đi vận động học sinh rất vất vả. (Ảnh: NVCC).
"Các thầy cô khi dạy trực tiếp tại các điểm trường lẻ đã tâm sự với cán bộ quản lý rằng, một lớp chia thành 2 nhóm, dạy cho 2 đối tượng với trình độ khác nhau nên quá trình học gặp rất nhiều bất cập.
Ví dụ, lớp ghép có một nhóm học sinh lớp 1 và một nhóm học sinh lớp 2. Trong cùng 1 tiết học, giáo viên sẽ dạy song song 2 chương trình tương ứng với 2 đối tượng học sinh khác nhau. Do vậy, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, kiến thức nặng hơn, mới hơn cho cả giáo viên và học trò nên việc dạy học ở lớp ghép khá khó khăn.
Nhờ sự quan tâm của ngành giáo dục, trường lẻ được kiên cố hóa bằng gỗ, lợp mái tôn và chỉ còn một số ít điểm trường chưa trang bị đầy đủ cơ sở vật chất. Gộp trường sẽ tận dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên khi thiếu nhưng trường khi đó sẽ nằm quá xa các khu dân cư nên đi lại khó khăn hơn, người dân không đồng tình", cô Lưu Thị Nghĩa cho biết.
Được biết, trường phân công nhiệm vụ giáo viên công tác tại các trường lẻ theo từng năm để đảm bảo công bằng và tạo tâm thế sẵn sàng cho giáo viên. Nếu năm học này, giáo viên dạy ở trường lẻ thì năm học sau giáo viên khác sẽ lên thay.
Giáo viên không chỉ vất vả tìm cách thuyết phục phụ huynh cho trẻ mầm non ra lớp, mà ở cấp tiểu học, chuyện học sinh bán trú tự ý bỏ về nhà khiến công tác quản lý càng thêm khó khăn hơn.
Thông tin rõ hơn về thực trạng này, thầy Hồ Văn Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Vân (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) chia sẻ: "Giáo viên không chỉ thường xuyên vận động học sinh ở các điểm trường lẻ chăm chỉ đi học mà còn rất lo lắng, trăn trở khi có học sinh lớp 3, 4, 5 ở trường chính tự ý bỏ học về nhà, có nhà cách trường hơn 20km nên tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm".
Ở trường lẻ, vận động học sinh có phần dễ dàng hơn vì gần khu dân cư. Còn trường chính cách xa thôn, bản nên học sinh phải ở bán trú. Theo quy định, học sinh ở bán trú từ thứ 2 đến hết thứ 6 hoặc thứ 7 mới về nhà. Tuy nhiên, có em học đến giữa tuần đã tự ý bỏ về vì...nhớ nhà. Với những trường hợp này, giáo viên sẽ phải đến nhà của học sinh để làm công tác tư tưởng, khích lệ các em quay trở lại trường.
"Đặc thù huyện miền núi thường không có nguồn tuyển tại chỗ và rất khó thu hút giáo viên theo Nghị định 140 nên vấn đề thiếu giáo viên đang rất nan giải. Giáo viên miền xuôi chất lượng cao không có hứng thú ứng tuyển hay gắn bó lâu dài ở trường bản do chế độ đãi ngộ chưa tương xứng với tính chất công việc vất vả.
Do đó, nếu như cải thiện hơn nữa chính sách đãi ngộ, ưu tiên cho giáo viên lên vùng cao dạy học thì sẽ góp phần thu hút được giáo viên vùng sâu, xa", Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Vân (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) nói.
"Mong muốn của cán bộ quản lý, giáo viên là các cấp, bộ, ngành giáo dục sớm xem xét và có thêm những chế độ đãi ngộ đặc thù đối với giáo viên ở vùng núi. Có như vậy thì mới thu hút được nguồn giáo viên ứng tuyển, giữ chân đội ngũ và bản thân giáo viên cơ hữu tại các điểm trường thêm yên tâm và hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy, chăm sóc trẻ", cô Lưu Thị Nghĩa, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Tập bày tỏ.
Tp.HCM: Chủ động sáng tạo dạy và học theo tổ hợp môn cho lớp 10 Các trường THPT tại Tp.HCM hoàn tất việc điều chỉnh lại tổ hợp môn học, sắp xếp giáo viên giảng dạy theo chương trình mới tùy theo điều kiện của từng đơn vị. Ngày 22/8, trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Tấn Tài, Hiệu trưởng Trường THPT Thủ Thiêm, Tp.Thủ Đức, Tp.HCM cho biết, 589 học sinh lớp 10 tuyển vào...