Triển khai chương trình Giáo dục Phổ thông mới: Chủ động tháo gỡ khó khăn
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được xem như điều kiện quan trọng để triển khai CT, SGK mới. Năm học 2021-2022 triển khai CTGDPT mới lớp 2, lớp 6 còn khó khăn song các địa phương đã chủ động tháo gỡ.
Ảnh minh họa
Thách thức từ thực tế
Tuyên Quang là một trong những địa phương có tỉ lệ HS học 2 buổi/ngày thấp so với trung bình toàn quốc (khoảng 62%); tỉ lệ HS được học 2 buổi/ngày năm học 2020- 2021 đạt 48,2%. Trong đó, HS lớp 1 được học 9-10 buổi/tuần mới chỉ đạt 65,8%.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là cơ sở vật chất nhiều trường học chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục; tỉ lệ phòng học kiên cố đạt thấp, một số trường tiểu học thiếu phòng học; Khối các phòng phục vụ học tập cũng còn thiếu so với quy định.
Đặc biệt, trang thiết bị dạy học đối với các cấp học được trang cấp từ nhiều năm tuy đã được tỉnh quan tâm đầu tư bổ sung song vẫn thiếu so với quy định.
Chia sẻ về công tác chuẩn bị triển khai CT GDPT 2018, ông Nguyễn Quang Long – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam cho biết một trong những vướng mắc hiện nay là cơ sở vật chất.
Tại Hà Nam, hiện phòng học tiểu học đạt 0,99 phòng/nhóm, lớp; tỉ lệ kiến cố đạt 97% (do tăng dân số cơ học tại thành phố, khu công nghiệp; một số trường đang trong quá trình xây dựng, mở rộng);
Số lượng phòng học bộ môn, nhà tập đa năng, diện tích đất tại một số cơ sở giáo dục còn thiếu so với quy định mới. Thiết bị đồ dùng dạy học tối thiểu cũng thiếu so với các Thông tư mới của Bộ GD&ĐT quy định.
Ông Phan Thành Công – Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình chia sẻ: Bên cạnh khó khăn về định mức GV chưa đảm bảo, thiếu GV Tiếng Anh, Tin học thì việc triển khai CT, SGK mới tại Ninh Bình cũng khó khăn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Theo lãnh đạo Sở GD&ĐT Ninh Bình, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu dạy và học 2 buổi/ngày cũng như thực hiện đổi mới giáo dục. Phòng học, phòng chức năng thiếu, các thiết bị hiện đại được trang bị chưa nhiều. Một số trường TH chưa đủ tỉ lệ 1 phòng học/lớp, chưa có phòng phục vụ học tập…
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện tỉ lệ phòng học của Tiểu học trung bình cả nước là 0,89 (Miền núi phía Bắc 0,9; Tây Nguyên 0,85; Tây Nam Bộ 0,7) trong khi đó để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo CTGDPT 2018 cấp Tiểu học thì tỉ lệ phòng học phải đạt 1,0 (1 lớp/1 phòng học).
Video đang HOT
Cơ sở vật chất trường lớp học vẫn là nỗi lo của nhiều địa phương khi triển khai CTGDPT 2018.
Như vậy, vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đã và đang trở thành rào cản không nhỏ đối với các địa phương trong quá trình triển khai CT GDPT 2018.
Để tăng cường về cơ sở vật chất tổ chức dạy học 2 buổi/ngày theo CT, SGK mới, Bộ GD&ĐT khuyến cáo cấp tỉnh cần tập trung chỉ đạo các địa phương cấp huyện tập trung, lồng ghép nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án để đủ phòng học theo lộ trình thực hiện CT GDPT 2018.
Mặt khác, cần tổ chức các đoàn kiểm, khảo sát địa phương khó khăn để tăng cường chỉ đạo và hỗ trợ thực hiện…
Vươt khó
Theo báo cáo của ngành giáo dục Tuyên Quang, hiện tại số thiết bị dạy học lớp 1 đã đáp ứng được yêu cầu phục vụ giảng dạy, học tập của GV và HS lớp 1. Tuy nhiên, năm học 2022-2023 thực hiện CT GDPT 2018 đối với lớp 3 cần bổ sung thêm phòng học để đảm bảo 1 lớp/phòng, bổ sung các phòng bộ môn Tin học, Tiếng Anh.
Năm 2021, UBND tỉnh Tuyên Quang đã bổ trợ kinh phí để thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6; giao Sở GD&ĐT tham mưu Kế hoạch đảm bảo cơ sở vật chất thực hiện CTGDPT 2018 giai đoạn 2021 – 2025
Ông Phan Thành Công – Giám đốc Sở GD&ĐT Ninh Bình cho biết: Để chuẩn bị cơ sở vật chất thực hiện CT GDPT 2018, đặc biệt triển khai lớp 2 lớp 6 theo CT GDPT mới, Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các kế hoạch đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đảm bảo các điều kiện triển khai đổi mới CT, SGK phổ thông cho các trường học trên địa bàn tỉnh…
Riêng với thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6, UBND các huyện, thành phố đã bố trí dự toán năm 2021 với tổng kinh phí hơn 27 tỷ đông để mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 cho các trường học trên địa bàn.
Thiết bị dạy học cần được quan tâm, cung cấp đầy đủ để đảm bảo cho việc dạy học theo CT, SGK mới.
Sở GD&ĐT cũng đã xây dựng dự toán, được UBND tỉnh bố trí 60 tỉ đồng để mua sắm thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 cho các trường học trên địa bàn; Sở phối hợp với UBND các huyện, thành phố mua sắm, trang bị thiết bị dạy học tối thiểu lớp 2, lớp 6 cơ bản đáp ứng yêu cầu cho 100% các trường học trên địa bàn tỉnh. Dự kiến hoàn thành trước tháng 8/2021.
Có thể thấy, việc triển khai CT GDPT 2018 ở năm đầu tiên đã tạo ra những tiền đề cơ bản để các địa phương, nhà trường tiếp tục triển khai CT, SGK mới ở lớp 2, lớp 6. Tuy nhiên vấn đề cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học vẫn bộn bề khó khăn. Nhiều địa phương không chỉ đưa ra giải pháp tháo gỡ “đường dài” mà còn chủ động tháo gỡ bằng giải pháp tình thế.
Trưởng phòng GD&ĐT Sa Pa (Lào Cai) – ông Đỗ Văn Tân cho biết số phòng, lớp học triển khai lớp 2, lớp 6 năm học tới đã tạm đủ. Tuy nhiên, thiết bị đồ dùng dạy học mới chỉ được trang bị cơ bản nên còn thiếu về số lượng và chủng loại.
Để tháo gỡ, ngành sẽ tận dụng thiết bị còn phù hợp với chương trình mới theo hướng dẫn của Bộ. Mặt khác, rà soát thiết bị dạy học dùng chung của lớp 1 và lớp 2, cái nào có thể lồng ghép sử dụng được sẽ tiếp tục sử dụng.
Ngoài ra, sẽ chỉ đạo các nhà trường kêu gọi xã hội hóa để hoàn thiện hơn trang thiết bị dạy học. Đề nghị Tỉnh và Sở cấp kinh phí hỗ trợ để đầu tư, tăng cường trang thiết bị dạy học…
Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vân Hồ (Sơn La) – Phạm Thanh Hải chia sẻ: Giải pháp tháo gỡ khó khăn trang thiết bị dạy học năm học tới cho lớp 2, lớp 6 trước mắt sẽ là tận dụng thiết bị cũ còn sử dụng và đáp ứng được yêu cầu dạy học. Số trang thiết bị dạy học cơ bản chưa đủ GV sẽ tạm “dạy chay” và chờ tới khi ngân sách địa phương cấp cho các nhà trường…
TP.HCM: Không sử dụng hình thức nhắn tin nhận xét gây áp lực tâm lý cho phụ huynh, học sinh
Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi các trưởng phòng GD-ĐT các quận, huyện trên địa bàn về tăng cường tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình GDPT 2018 cấp tiểu học.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Quận 3, TP.HCM trong giờ học. Ảnh minh hoạ
Theo Sở GD-ĐT, năm học 2020 - 2021, chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới đã được thực hiện đối với lớp 1. Ngay sau khai giảng năm học mới, Sở GD-ĐT TP đã đi nắm tình hình thực tế tại một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố và nhận thấy hầu hết các nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường;
Giáo viên lớp 1 bước đầu đã áp dụng được các phương pháp, kĩ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; nề nếp dạy học bước đầu đã ổn định, tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho học sinh lớp 1 đối với hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình, SGK mới.
Bên cạnh những thuận lợi, việc triển khai chương trình, SGK lớp 1 còn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc. Đặc biệt, theo phản ánh của một số giáo viên, cha mẹ học sinh, chương trình, SGK môn Tiếng Việt lớp 1 còn gặp khó khăn trong quá trình tổ chức dạy và học.
Để có thể hỗ trợ giáo viên, phụ huynh, đặc biệt là học sinh khắc phục và vượt qua giai đoạn khó khăn, Sở yêu cầu trưởng phòng GD-ĐT triển khai cho các trường tiểu học trên địa bàn căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, thực tế đối tượng học sinh lớp 1 để chủ động xây dựng kế hoạch dạy học cho phù hợp.
Đối với giáo viên lớp 1, chú ý tận dụng tối đa các tiết thực hành, ôn tập, ôn luyện để hỗ trợ, hướng dẫn học sinh hình thành các kĩ năng cơ bản, hỗ trợ học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Căn cứ vào yêu cầu cần đạt của từng môn học/hoạt động giáo dục trong chương trình GDPT 2018, linh hoạt xác định yêu cầu cần đạt theo từng "chặng" (GHKI, CHKI, GHKII, CN hoặc CHKI, CN) để giúp học sinh nắm vững các kiến thức, kĩ năng của môn học/hoạt động giáo dục.
Trên cơ sở xác định yêu cầu cần đạt theo từng "chặng", linh hoạt điều chỉnh nội dung dạy học sao cho gần gũi, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học sinh.
Chú trọng đổi mới phương pháp, kĩ thuật, hình thức tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng linh hoạt các thiết bị dạy học, thiết kế một số trò chơi học tập nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh.
Chú trọng dạy học phân hoá đối tượng, không đặt ra yêu cầu cần đạt chung đối với các đối tượng học sinh khác nhau trong lớp ở giai đoạn đầu năm học, tránh gây áp lực với một số em tiếp thu bài chưa tốt, chưa nhớ bài. Nắm kĩ đặc điểm từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp.
Sở GD-ĐT cũng lấy ví dụ, đối với môn Tiếng Việt lớp 1, giai đoạn đầu năm học, giáo viên có thể điều chỉnh giảm yêu cầu cần đạt ở một số kĩ năng.
Đối với kĩ năng đọc đoạn, những học sinh đọc chưa tốt chỉ yêu cầu các em đọc được từ ngữ có chứa âm/chữ/vần mới, tiến tới đọc câu ngắn.
Những học sinh này có thể vừa đánh vần vừa đọc. Đối với kĩ năng viết, với những học sinh viết chưa tốt chỉ yêu cầu các em viết được chữ ghi âm mới, bước đầu hướng tới viết đúng độ cao, độ rộng, chưa đặt ra yêu cầu viết đẹp hoặc viết được các chữ ghi tiếng, ghi từ.
Yêu cầu về các kĩ năng này sẽ được nâng cao dần qua từng "chặng" học tập tiếp sau.
Ghi nhận sự tiến bộ, cố gắng cho dù nhỏ của từng học sinh. Có biện pháp động viên, khen ngợi kịp thời để khuyến khích học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Tuyệt đối không chê bai hay phê bình học sinh.
Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh bằng nhiều hình thức. Thông qua cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm, giáo viên giải thích, hướng dẫn để phụ huynh hiểu những thuận lợi, khó khăn trong việc thực hiện CTGDPT 2018, tạo niềm tin và tâm lí sẵn sàng hỗ trợ con em ở nhà cho phụ huynh.
Tạo điều kiện cho phụ huynh gặp gỡ giáo viên sau các buổi học nếu phụ huynh có như cầu. Với những học sinh tiếp thu bài chưa như mong muốn, giáo viên cần chủ động mời phụ huynh đến để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn, bàn biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên để giúp các em tiến bộ.
Không giao bài tập về nhà đối với học sinh đã học 2 buổi/ngày ở trường.
Không sử dụng hình thức nhắn tin (hoặc các hình thức tương tự) nhận xét về những em học sinh học tập chưa như mong muốn, tránh gây áp lực tâm lí cho phụ huynh, học sinh.
Đẩy nhanh mua sắm thiết bị dạy học lớp 2, lớp 6 Ngay sau khi các bộ sách lớp 2, lớp 6 được thành phố chính thức lựa chọn, các đơn vị, trường học Hà Nội bắt tay vào rà soát, đề xuất mua sắm trang thiết bị dạy học. Mua sắm trang thiết bị phù hợp với thực tế dạy học. Để thiết bị không chạy theo sách Rút kinh nghiệm việc triển khai...