Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đừng để bên ‘mở’, bên ‘đóng’

Theo dõi VGT trên

Từ thực tiễn triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều ý kiến chỉ ra những bất cập vẫn đang tồn tại, như chương trình ‘mở’ nhưng các cấp quản lý, giáo viên vẫn ‘đóng’, hay vẫn bức bối trong dạy học môn tích hợp

Triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018: Đừng để bên mở, bên đóng - Hình 1

Giờ học của học sinh lớp 3, Trường Tiểu học Vĩnh Quỳnh (Thanh Trì, Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Hồng.

Chưa tự chủ thực sự

Bà Đỗ Thị Thúy Dương – giáo viên Ngữ văn, Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) chia sẻ, đồng nghiệp của bà từng than thở vì sao đề minh họa của kỳ thi tốt nghiệp THPT ra vào 2 chi tiết mà đề thi chính thức lại là dạng khác. Đây là tư duy của không ít thầy cô đứng lớp hiện nay, thường chờ đợi làm sẵn, quy giản về một vài công thức để đạt kết quả cao. Từ đây, câu hỏi đặt ra là chương trình mở nhưng người triển khai đã thực sự sẵn sàng khai phóng hay chưa?

Tương tự, với cách dạy truyền thống trước đây, một văn bản được học trong nhiều tiết mà vẫn lo có học sinh chưa nắm được dạng thức, nội dung. Vậy với hàng loạt văn bản được trích dẫn trong sách giáo khoa môn Ngữ văn lớp 10 của bộ Kết nối tri thức, nhiều thầy cô hoang mang không biết làm sao để trong hơn 10 tiết, học sinh có thể đọc hết từng ấy văn bản? Đó là chưa nói đến việc cảm thụ, phân tích tác phẩm…

Bà Dương đề xuất, trước hết thầy cô thay đổi tư duy phải dạy hết văn bản bằng việc lựa chọn dạy văn bản nào trong SGK (thậm chí ngoài SGK), miễn sao phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Quan trọng là dạy học sinh cách tiếp cận văn bản, nắm được đặc trưng thể loại để không bỡ ngỡ khi gặp văn bản mới. Về phía Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần có hướng dẫn về đề minh họa các kì thi tập trung (giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2, thi đại học) trên toàn quốc để đảm bảo một mặt bằng nhất định giữa các vùng miền, giáo viên cũng có cơ sở để định hướng việc dạy học, kiểm tra đánh giá của mình sao cho sát với yêu cầu chung.

TS Nguyễn Vinh Hiển – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ ra thực tế, chương trình giáo dục thì “mở” nhưng các cấp quản lý vẫn “đóng”, hiệu trưởng “đóng”, giáo viên muốn “mở” nhưng không biết làm thế nào. Bộ cho phép tự chủ, nhà trường và giáo viên cũng phải biết tự chủ và dám tự chủ, phải xây dựng một tập thể vì học sinh, cho học sinh được tự chủ.

Video đang HOT

Bình tĩnh gỡ từng nút thắt

Tại hội thảo khoa học Quốc gia với chủ đề “Lý luận và thực tiễn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo” vừa diễn ra tại Hà Nội, nhiều vấn đề bất cập gặp phải khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã được các đại biểu nêu ra. Trong đó, ở cấp THCS, vấn đề nổi cộm hiện nay đó là các trường phải bố trí giáo viên dạy theo phân môn đối với những môn học tích hợp vì 1 giáo viên chưa thể cáng đáng được. Không chỉ là câu chuyện khó sắp xếp thời khóa biểu, giáo viên tuần dạy ít, tuần dạy nhiều mà quan trọng hơn là chất lượng môn học đối với học sinh. Khi việc rèn luyện kiến thức môn học không được thường xuyên liên tục thì đến kỳ thi, các em sẽ gặp khó khăn. Với những kiến thức đơn giản, giáo viên có thể giảng giải được còn khi gặp kiến thức khó, không phải chuyên môn quen thuộc thì giáo viên khó lòng giải đáp triệt để cho học sinh hiểu, nên đây sẽ là thiệt thòi của học sinh.

Vũ Thị Lan Anh – Hiệu trưởng Trường THCS Cao Bá Quát (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, cũng giống như những trường khác, giáo viên của trường chưa được đào tạo bài bản để dạy những môn tích hợp. Nhà trường đã chủ động tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ Khoa học tự nhiên trong dịp hè. Từng giáo viên sẽ trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ của môn mình đang dạy với các thầy cô khác không cùng chuyên môn trong tổ và ngược lại sẽ lĩnh hội những kiến thức và kinh nghiệm của đồng nghiệp khác phân môn chia sẻ. Nhờ đó, giáo viên đã có thể tự tin đứng lớp dạy cả 3 phân môn và qua kiểm tra đánh giá, Ban Giám hiệu nhận thấy chất lượng của môn này cũng đã đạt yêu cầu. Song song với đó, giáo viên cũng được tạo điều kiện để hoàn thành các khóa học bồi dưỡng, có chứng chỉ theo yêu cầu.

“Với những giáo viên gặp trở ngại trong việc đổi mới, Ban Giám hiệu đã cùng đồng hành, chia sẻ để thầy cô dần thích nghi, hòa nhập và đến nay cũng đã tự tin để đứng lớp đảm nhiệm việc dạy học môn học tích hợp” – bà Anh nói.

Những khó khăn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn chỉ ra: “Chúng ta đặt kỳ vọng vào chương trình giáo dục phổ thông mới giải quyết được mọi thứ trong khi chúng ta thiếu mọi thứ. Nó là một sự thật”. Điều này cho thấy những ngổn ngang cần giải quyết không thể xong trong một sớm một chiều. Nhất là khi hiện nay ngành giáo dục nắm tất cả mọi thứ, trừ 2 thứ: Một là giáo viên, hai là tài chính.

Vì vậy, ông Sơn bày tỏ mong muốn các bộ, ban, ngành, các địa phương, cả xã hội cùng vào cuộc. “Chúng ta phải cùng nhau tăng cường trách nhiệm chứ không phải thoái thác trách nhiệm, nhưng trách nhiệm phải đúng chứ không Bộ trưởng lại đi hứa và thực hiện lại thuộc về người khác” – ông Sơn tâm tư.

Loay hoay thực hiện chương trình GDPT mới

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 triển khai nhiều năm nhưng thực tế, trường học kêu gặp khó khi bố trí đội ngũ dạy môn tích hợp cũng như khó khăn khi thiếu tài liệu.

Loay hoay thực hiện chương trình GDPT mới - Hình 1

Học sinh một số địa phương đang phải "học chay" vì thiếu tài liệu giáo dục địa phương. Ảnh: Tiền Phong.

Phó hiệu trưởng một trường THCS tại quận Ba Đình (Hà Nội) nói năm nay là năm thứ 2 thầy trò phải "dạy chay" môn giáo dục địa phương vì chưa có tài liệu dạy học.

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới, phải có giờ học về giáo dục địa phương, do đó nhà trường tạm phân giáo viên dạy Ngữ văn hoặc Lịch sử đứng lớp.

"Các thầy cô phải tự tìm hiểu về lịch sử Hà Nội hoặc các di tích thuộc quận/huyện mình để dạy học sinh. Cách làm chương trình đi trước, con người, tài liệu dạy học đi sau như vậy là không có sự chuẩn bị chu đáo và không đem lại hiệu quả", Phó hiệu trưởng này nói.

Tại Quảng Trị thời điểm này, tài liệu giáo dục địa phương mới chỉ xuất bản và đưa vào giảng dạy được đối với lớp 1,2,6 trong khi chương trình giáo dục phổ thông mới còn áp dụng cho cả các lớp 3,7,10.

Theo bà Lê Thị Hương, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị, tài liệu giáo dục địa phương ở Quảng Trị hiện đã thẩm định xong ở cấp tỉnh và trình Bộ GD&ĐT thẩm định.

"Quy trình để biên soạn, xuất bản được tài liệu dạy học không dễ vì địa phương phải mời chuyên gia viết và lập hội đồng đánh giá, thẩm định mất rất nhiều thời gian", bà Hương nói.

Một số địa phương cũng kêu khó khăn vì không có kinh nghiệm trong biên soạn tài liệu dạy học nên các nhà trường đang phải dạy chay.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã kiểm tra việc triển khai môn Khoa học Tự nhiên (KHTN) và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới tại tỉnh Hưng Yên. Cụ thể tại trường THCS Đoàn Thị Điểm, huyện Yên Mỹ.

Ông Nguyễn Mạnh Đạt, Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT tỉnh Hưng Yên cho biết môn Khoa học Tự nhiên là môn tích hợp mới áp dụng, hiệu trưởng được quyền tổ chức xây dựng kế hoạch đảm bảo một cách hợp lý, khoa học.

Cô Trần Thị Yến, Hiệu trưởng trường THCS Đoàn Thị Điểm, cho biết đối với những môn học mới, nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học, giáo viên nỗ lực hòa nhập.

Tổ chuyên môn cũng cập nhật nhật ký của giáo viên, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau để tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

"Tuy nhiên có thực tế các môn tích hợp là môn học mới nên giáo viên đứng lớp vẫn bỡ ngỡ, phải vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm. Bên cạnh đó, vẫn còn giáo viên thiếu trình độ chuyên môn", bà Yến nói.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho rằng, triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới là việc khó khăn và môn học tích hợp như KHTN là một trong những điểm khác biệt rõ ràng của chương trình hiện hành, đòi hỏi giáo viên phải nỗ lực hơn.

Bộ GD&ĐT đã có hướng dẫn giáo viên các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trước đây dạy theo chủ đề và tiến độ của chương trình, trường hợp đặc biệt thì có thể bố trí dạy song song.

Ngoài ra, phải tăng cường tập huấn, bồi dưỡng thông qua sinh hoạt chuyên môn cho các giáo viên các môn học mới, đầu tư, chú trọng mua sắm thiết bị ...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Phi Thanh Vân yêu mãnh liệt ở tuổi 42, tiết lộ bạn trai là người miền Tây "quê quê mà hiền"
19:43:48 17/11/2024
Rộ bảng điểm Kỳ Duyên nghi suýt lọt top 12 Miss Universe
19:57:27 17/11/2024
Võ Thị Hồng Loan thay đổi thế nào sau 1 năm?
19:56:39 17/11/2024
Ông trùm Diddy làm loạn trong tù
21:15:59 17/11/2024
Doãn Hải My vượt 80km về quê Đoàn Văn Hậu chỉ để làm một việc, khoảnh khắc hé lộ mối quan hệ với gia đình chồng
20:55:37 17/11/2024
Vì sao Kỳ Duyên lọt top 30 Miss Universe nhờ thực lực?
21:28:52 17/11/2024
Hương Giang trả lời khiến dân mạng bật cười khi được "xúi" đi thi Miss Universe
23:40:41 17/11/2024
Hình ảnh gây tiếc nuối của Kỳ Duyên sau khi trượt Top 12 Miss Universe
19:52:11 17/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

APEC 2024: Hàn Quốc, Nhật Bản cam kết tăng cường hợp tác trong bối cảnh an ninh khu vực bất ổn

Thế giới

05:26:01 18/11/2024
Do đó, cuộc gặp này rất có ý nghĩa khi sự phối hợp chặt chẽ giữa Hàn Quốc và Nhật Bản hiện quan trọng hơn bao giờ hết trong thời điểm hiện nay.

Biết tin chị dâu cũ bị ung thư, tôi ngỏ ý muốn anh trai giúp đỡ chị, ngờ đâu anh đập bàn, thốt một câu đầy hận thù

Góc tâm tình

05:25:19 18/11/2024
Biết là chị dâu cũ từng sống lỗi với anh. Nhưng lần này, tôi thấy anh trai cư xử hơi quá đáng. 4 năm trước, vợ chồng anh trai tôi hoàn tất thủ tục ly hôn.

Lịch âm hôm nay 18/11/2024 - Ngày 18/11/2024 là ngày tốt hay xấu

Trắc nghiệm

00:05:11 18/11/2024
Xem lịch âm ngày 18/11/2024 (Thứ 2), lịch vạn niên ngày 18/11/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nữ thần thanh xuân bị yêu cầu giải nghệ vì 7 năm đóng 17 phim rác, nhan sắc trong veo nhưng diễn dở không chịu nổi

Hậu trường phim

23:43:42 17/11/2024
QQ đưa tin Thẩm Nguyệt đang có tác phẩm Thất Tiếu đóng cùng Lâm Nhất phát sóng. Phim là sự kết hợp của hai ngôi sao từng được tung hô là Nam/Nữ thần thanh xuân nhưng lại thất bại thảm hại.

Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, vợ chồng Tuấn Hưng 'hâm nóng tình cảm'

Sao việt

23:39:23 17/11/2024
Diễn viên Thu Quỳnh ngày càng gợi cảm, mặn mà sau sinh con thứ 2. Vợ chồng ca sĩ Tuấn Hưng hâm nóng tình cảm khi cùng ra sân chơi Pickleball.

Phim Hàn kết thúc xuất sắc với rating chạm đỉnh, nam chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay cúp Daesang

Phim châu á

23:28:51 17/11/2024
Doubt là dự án truyền hình hiếm hoi vẫn giữ được phong độ chắc chắc, khiến người xem chìm đắm vào trong từng diễn biến của cốt truyện.

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual được ví với một huyền thoại màn ảnh

Phim việt

23:23:01 17/11/2024
Người xem rất tò mò về nhân tố mới này khi đây là màn ra mắt chính thức đầu tiên của Thừa Tuấn Anh trên sóng giờ vàng VTV.

Lý do Phương Thanh, Minh Tuyết bật khóc ở 'Chị đẹp đạp gió'

Tv show

23:16:11 17/11/2024
Công diễn 1 của Chị đẹp đạp gió , Phương Thanh chật vật, liều lĩnh khi cùng đàn em nhảy gợi cảm. Trong khi Ngọc Ánh, Minh Tuyết gây xúc động khi trải lòng về câu chuyện của bản thân.

Vai trò mới của Casemiro

Sao thể thao

23:14:41 17/11/2024
Manchester United đối mặt với cơn bão chấn thương nghiêm trọng ở hàng phòng ngự, buộc HLV Ruben Amorim phải tìm ra giải pháp tức thời để bảo đảm sự ổn định cho đội bóng.

Victoria Beckham kể lại cuộc tình với David Beckham hơn 25 năm trước

Sao âu mỹ

22:31:03 17/11/2024
Victoria Beckham (50 tuổi) đã chia sẻ câu chuyện đáng nhớ về buổi hẹn hò cách đây hơn 2 thập kỷ với chồng David Beckham (49 tuổi).

Sao Hàn 17/11: Song Joong Ki hạnh phúc hơn sau ly hôn, thư gửi Sulli gây sốt

Sao châu á

22:21:47 17/11/2024
Song Joong Ki được đánh giá là hạnh phúc hơn sau khi ly hôn Song Hye Kyo; bức thư Krystal gửi Sulli bỗng dưng gây sốt trở lại.