Triển khai Chương trình GDPT mới với lớp 1: Kinh nghiệm người trong cuộc
Nhìn lại việc triển khai Chương trình (CT) GDPT mới với lớp 1 sau một học kỳ, từ cán bộ quản lý (CBQL) tới giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy đều rút ra những kinh nghiệm quý báu.
Học sinh lớp 1 Trường PTDTBT TH Hoàng Thu Phố 2 (Bắc Hà – Lào Cai) trong giờ luyện đọc. Ảnh: Đức Hạnh
Đây là cơ sở để vững tin tiếp tục triển khai hiệu quả trong học kỳ II và những năm tiếp theo.
Nhóm và giữ lửa
Thực tế cho thấy, bước vào triển khai CT và SGK lớp 1 mới, không ít GV vẫn còn lúng túng, thiếu linh hoạt trong dạy học dẫn tới căng thẳng, hiệu quả từ dạy và học chưa như mong muốn. Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh và bản thân mỗi GV tự rút ra kinh nghiệm, dạy và học theo CT và SGK lớp 1 mới đã đi vào nền nếp, hiệu quả.
Cô Đỗ Thị Hoàng Mai, GV dạy lớp 1 Trường Tiểu học Nông Nghiệp (Gia Lâm – Hà Nội) chia sẻ: Nhiều GV quen có một chương trình sẵn, lệ thuộc vào SGK, sách GV trong khi chương trình mới, SGK không còn là pháp lệnh. GV có quyền chủ động điều tiết lượng kiến thức phù hợp với khả năng tiếp thu của HS trong lớp.
Mặt khác, chương trình mới không quy định chuẩn đầu ra cho từng bài học, từng tuần hay tháng mà quy định chuẩn đầu ra cho môn học trong năm học. Do đó, tùy thuộc vào từng HS, điều kiện cụ thể của nhà trường, GV lớp 1 cùng với ban giám hiệu (BGH) cần xây dựng kế hoạch môn học sát với thực tế và phù hợp với HS.
Để bảo đảm mục tiêu phát triển 4 kĩ năng đọc, viết, nói, nghe, GV chỉ cần yêu cầu HS viết đúng, dễ nhìn, dễ đọc là được và để dành thời gian cho việc phát triển kĩ năng đọc, nghe, nói cho HS. Cô Đỗ Thị Hoàng Mai cũng chia sẻ kinh nghiệm: CT mới chuyển cách tiếp cận nội dung sang phát triển năng lực, do đó GV phải là người truyền cảm hứng để HS được bộc lộ, phát huy khả năng, sở trường, thế mạnh của mình. GV không nên kỳ vọng, áp đặt tất cả HS trong lớp phải đến một đích giống nhau bởi mỗi em có điểm xuất phát khác nhau và năng lực đặc thù riêng.
Cô Dương Thu Hằng, Tổ trưởng khối 1 Trường PTCS Nguyễn Đinh Chiểu (Hai Bà Trưng – Hà Nội) cũng khẳng định: CT và SGK lớp 1 được triển khai theo hướng mở, GV được trao quyền tự chủ về nội dung, CT cũng như phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng. GV có thể chắt lọc, lựa chọn những gì tinh túy nhất của các bộ SGK, học liệu điện tử… để đưa vào bài giảng trên lớp. Muốn triển khai hiệu quả CT và SGK lớp 1 mới hiệu quả, người thầy cần mạnh dạn, tự tin và tích cực đổi mới sáng tạo, truyền năng lượng, cảm hứng để học trò yêu thích môn học…
Với cô Trần Thị Nguyệt dạy lớp 1A2, Trường PTDTBT Tiểu học Bản Phố (Bắc Hà – Lào Cai), GV được tự chủ về CT thì phải nghiên cứu kỹ để dạy sát với khả năng của HS. Với nhiều ngữ liệu chỉ HS thành phố có thể biết và hiểu nhưng với HS dân tộc lại phải thay thế để phù hợp với văn hóa, truyền thống, đặc thù địa phương.
Cô và trò Trường PTDTBT TH Hoàng Thu Phố 2 (Bắc Hà – Lào Cai). Ảnh: NTCC
Cần truyền cảm hứng đến giáo viên
Thầy Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc (Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc) bày tỏ: Quá trình quản lý và theo sát GV trong quá trình triển khai CTGDPT mới với lớp 1 khá nhẹ nhàng bởi hiểu rõ bản chất của CT lớp 1. Mặt khác, nhà trường xác định không chạy theo mục tiêu bài học mà nhìn xa hơn về đích đến của HS sau một học kỳ, năm học.
Video đang HOT
Mặt khác, việc CBQL hiểu sâu sắc CT và SGK lớp 1 mới cũng góp phần truyền cảm hứng đến GV. Thầy Đào Chí Mạnh cho rằng: CBQL cần hỗ trợ GV trong việc tổ chức dạy học. Mặc dù, công tác tập huấn kĩ càng nhưng không phải GV nào cũng thấu đáo vấn đề. Hơn thế, năm đầu tiên triển khai giảng dạy nên GV càng cần được hỗ trợ từ BGH, tổ chuyên môn…
Cũng theo kinh nghiệm của thầy Đào Chí Mạnh, để triển khai CT và SGK mới thành công cần định hướng tốt tư tưởng trong phụ huynh vì mọi người thường lo lắng và kỳ vọng. Đôi khi sự kì vọng quá lớn lại tạo ra áp lực trong GV và HS. Có làm tốt công tác tư tưởng cho phụ huynh, GV, HS sẽ giảm bớt áp lực…
Từ góc độ quản lý phòng chuyên môn, ông Lê Chính Luận – Phó phòng GD&ĐT huyện Bắc Hà (Lào Cai) cho rằng: Để triển khai hiệu quả hơn nữa CTGDPT mới đối với lớp 1, huyện tiếp tục bồi dưỡng (GV dạy học lớp 1, tổ cốt cán tăng cường tư vấn, giúp đỡ nhà trường). Đặc biệt, nhà trường có danh sách HS chưa hoàn thành môn học và hoạt động giáo dục để theo dõi sự tiến bộ của các em…
Mặt khác, cũng theo sát và chỉ đạo đội ngũ GV nắm chắc yêu cầu cần đạt của các môn học và hoạt động giáo dục; chú trọng bồi dưỡng HS chưa bảo đảm các yêu cầu cần đạt nhất là HS đọc, viết, tính toán còn chậm và tích cực đánh giá thường xuyên theo Thông tư 27.
Ngành GD-ĐT Bắc Hà bên cạnh các hoạt động chuyên môn tiếp tục nỗ lực, sáng tạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt và truyền thông về giáo dục, đặc biệt là lộ trình thực hiện Chương trình SGK lớp 1 và lớp học tiếp theo. Bên cạnh đó, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục; sắp xếp mạng lưới trường lớp; tăng cường công tác quản lý GD, kịp thời ban hành văn bản chỉ đạo, trao quyền chủ động cho nhà trường, GV trong quá trình thực hiện… – Ông Lê Chính Luận
Có thật học sinh lớp 1 tiến bộ vượt bậc vì học chương trình, sách giáo khoa mới?
Cuối học kỳ 1 nhiều em đọc thông viết thạo để khẳng định chương trình vừa sức cũng chưa thật sự khách quan vì khi vào lớp 1 nhiều em đã đọc thông viết thạo.
Mới đây, Báo Lao động có phóng sự "Bất ngờ khi học sinh lớp 1 đọc thông, viết thạo chỉ sau 1 học kỳ", bài viết phản ánh việc dạy và học của học sinh Trường Tiểu học cơ sở Bích Sơn, tỉnh Bắc Giang.
Học sinh lớp 1 (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa, tác giả: Phan Tuyết)
Cô giáo Vũ Thanh Lam, cho biết học sinh có sự tiến bộ rõ rệt, vượt bậc cả về kiến thức, kỹ năng, phẩm chất. Học sinh tự tin đọc bài chia sẻ hiểu biết của mình khi có nhu cầu thảo luận, tự biết thực hiện nhóm đôi hoặc nhóm 4.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Bắc Giang ông Bạch Đăng Khoa cũng khẳng định đây là học sinh vùng dân tộc nhưng sau một học kỳ các em đã đọc tốt, chúng tôi đọc chính tả, học sinh viết một cách nhanh, thuần thục.
Chị Phan Hương, phụ huynh học sinh của trường cũng nói rằng học chương trình mới các con đọc nhanh hơn, viết tốt hơn.
Sau khi học xong, các con cảm thấy thích thú với việc học. Về nhà, các con tự giác học không phải bố mẹ nhắc nhở. Sau khi học xong, các con đọc truyện cho các em ở nhà. Ngoài ra còn biết làm nhiều việc nhà giúp bố mẹ, sáng không cần bố mẹ gọi dậy dục đi học mà tự dậy, thích đến trường, đến lớp.
Xem xong phóng sự, nghe xong những lời phát biểu của đại diện giáo viên, nhà lãnh đạo và phụ huynh học sinh, chúng tôi thấy thật vui và thật mừng vì hiệu quả của chương trình mới mang lại một cách vượt bậc.
Vượt bậc vì, đến những đứa trẻ vùng cao còn được thay đổi nhiều về nhận thức, về năng lực và phầm chất.
Mừng cho học sinh của đồng nghiệp nơi ấy đã học tốt hơn, năng động hơn, thích đến trường đến lớp hơn nhưng lại thấy buồn cho học sinh quê mình và một số địa phương khác.
Chúng tôi không khỏi thắc mắc, học sinh vùng khó khăn như vậy học tốt thế thì tại sao học sinh nơi quê mình và nhiều địa phương khác có điều kiện thuận lợi hơn lại khó bắt nhịp với chương trình?
Tại sao nhiều đồng nghiệp của chúng tôi cùng là giáo viên lớp 1 luôn than chương trình quá nặng để học sinh khó theo kịp? Tại sao phụ huynh lại bức xúc vì quá mỏi mệt khi phải dạy con học ở nhà? Khi phải cho con đi học thêm ca ba mỗi ngày?
Chúng tôi buồn vì trên lớp giáo viên đã vất vả cả buổi nhưng nhiều học sinh cũng không thể theo kịp chương trình. Buồn vì phụ huynh luôn chia sẻ đánh vật với con suốt cả buổi tối, vợ chồng cự cãi nhau cũng vì dạy con học nhưng các con vẫn đọc rất chậm.
Thậm chí, đôi khi giáo viên lớp 1 như chúng tôi còn cảm thấy buồn pha nỗi xót xa khi những đứa trẻ phải học liên tục 3 ca suốt cả tuần mới theo kịp chương trình.
Chương trình và sách giáo khoa mới có nặng hơn chương trình hiện hành?
Câu hỏi này đã không ít lần được đặt ra, người làm chương trình cho rằng chương trình vừa sức nhưng người thụ hưởng và giáo viên giảng dạy lại có cách nhìn hoàn toàn khác.
Nếu chỉ căn cứ vào việc cuối học kỳ 1 mà nhiều em đã đọc thông viết thạo để khẳng định chương trình vừa sức cũng chưa khách quan. Hay việc cứ nhìn thấy một số học sinh chưa thể đọc và viết được nói rằng chương trình quá nặng cũng chưa thuyết phục.
Bởi, trong thực tế nhiều học sinh đã học thêm từ mẫu giáo, khi vào lớp 1 đã đọc thông viết thạo.
Vậy nên, hãy làm một phép so sánh và mỗi người có quyền rút ra nhận xét của riêng mình.
Nếu sách giáo khoa hiện hành một tiết dạy chỉ 2 âm hoặc vần thì sách giáo khoa chương trình mới có tiết học từ 3 đến 4 âm vần và đọc cả đoạn văn bản dài.
Chương trình hiện hành thì cuối học kỳ 2 học sinh còn nhìn chép văn bản và mới tập viết chữ hoa nhưng sách giáo khoa mới tuần 15 học sinh đã phải nghe viết chính tả.
Trong chương trình hiện hành, chuẩn kiến thức kĩ năng của học sinh lớp 1 chỉ yêu cầu tốc độ đọc của các em 30 tiếng/phút.
Trong khi chương trình mới lại yêu cầu học sinh lớp 1 " Đọc đúng và rõ ràng đoạn văn hoặc văn bản ngắn. Tốc độ đọc: 40 - 50 tiếng/phút. Biết ngắt hơi ở chỗ có dấu phẩy, dấu kết thúc câu hay ở chỗ kết thúc dòng thơ ".
Thực tế thì những học sinh đạt tốc độ đạt chuẩn theo quy định 30 tiếng/phút vẫn thể hiện đọc ngắc ngứ, ê a, chưa thật sự trôi chảy. Nay, buộc các em phải đọc 1 phút từ 40 đến 50 tiếng quả là quá cao. Yêu cầu này, hiện học sinh lớp 2 chương trình hiện hành đang thực hiện.
Phần đọc đã nặng, ở phần viết, với học sinh lớp 1 mà đã yêu cầu các em biết viết "Quy tắc viết chữ cái đầu câu, viết tên riêng người Việt".
Biết "Công dụng của dấu chấm, dấu chấm hỏi: đánh dấu kết thúc câu. Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được ý nghĩa hay bài học được rút ra từ văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi.
Chẳng hạn: "Em học được điều gì tốt ở nhân vật trong truyện?", "Câu chuyện/bài thơ khuyên chúng ta điều gì?".
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Nhờ sự gợi ý, hỗ trợ, hiểu được đề tài hay thông tin chính của văn bản, thể hiện qua khả năng trả lời câu hỏi, chẳng hạn: "Văn bản này viết về điều gì?".
Đọc mở rộng văn bản văn học với dung lượng khoảng 30 trang/năm, mỗi trang khoảng 110 chữ, có tranh minh họa.
Đọc mở rộng văn bản thông tin với dung lượng khoảng 20 trang/năm, mỗi trang khoảng 90 chữ, có hình ảnh.
Viết đúng chính tả đoạn thơ, đoạn văn có độ dài khoảng 30 - 35 chữ theo các hình thức nhìn - viết (tập chép), nghe - viết, tốc độ viết khoảng 30 - 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi".
Những yêu cầu về kiến thức của chương trình mới như thế chỉ phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh khối lớp 2 của chương trình 2000.
Một số đồng nghiệp của chúng tôi là giáo viên lớp 1 chương trình hiện hành cho biết: " Cuối năm học, học sinh lớp 1 mới chỉ đủ trình độ nhìn văn bản chép (tập chép). Nếu đọc viết chỉ khoảng 2/3 học sinh trên lớp đáp ứng được ".
Nay kiến thức mới được nâng cao nhiều hơn "nghe - viết, tốc độ viết khoảng 30 - 35 chữ/15 phút, không mắc quá 5 lỗi" đến học sinh lớp 2 nhiều em chưa đạt được yêu cầu này.
Chúng tôi là giáo viên tiểu học đang trực tiếp giảng dạy học sinh, góp tiếng nói phản ánh thực trạng không ngoài mong muốn chương trình và sách giáo khoa lớp 1 sẽ được giảm tải để giáo viên đỡ áp lực, phụ huynh đỡ vất vả và để học sinh lớp 1 được học hành, vui chơi hồn nhiên đúng lứa tuổi mình.
Tài liệu tham khảo:
https://laodong.vn/video/bat-ngo-khi-hoc-sinh-lop-1-doc-thong-viet-thao-chi-sau-1-hoc-ky-873271.ldo
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Học sinh lớp 1 ở Yên Bái tập đọc nhanh hơn khi theo chương trình mới Là địa phương miền núi phía Bắc, Yên Bái có tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số khá cao. Những tưởng trình độ học sinh không đồng đều cản trở việc tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới. Nhưng sau một học kỳ triển khai, kết quả đã vượt ngoài sự mong đợi. Học sinh tự tin Tôi...