Triển khai chương trình GDPT mới: Giải bài toán thiếu trường lớp
Làm sao đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới từ năm học 2020-2021 là một trong những thách thức đang đặt ra với ngành giáo dục thủ đô Hà Nội. Trong đó, quá tải trường lớp là vấn đề được đề cập lâu nay song vẫn chưa có phương án giải quyết triệt để.
Ảnh minh họa.
So với năm học 2019-2020, số liệu điều tra sơ bộ về số lượng học sinh (HS) trong độ tuổi đến trường của thủ đô Hà Nội có xu hướng tăng trong năm học 2020-2021. Cụ thể, tổng số trẻ dự kiến tuyển vào các trường mầm non trên địa bàn thành phố là hơn 623.000 trẻ; các trường tiểu học tuyển vào lớp 1 khoảng 167.000 HS, tăng 9.500 HS; các trường THCS tuyển vào lớp 6 khoảng 135.000 HS, tăng 6.200 HS so năm học 2019 – 2020.
Việc xây nhà “quên” xây trường khiến cho áp lực về sĩ số của các lớp học trên địa bàn đông dân cư diễn ra lâu nay với 50, thậm chí 60 HS một lớp là điều ai cũng nhìn thấy nhưng chưa thể thay đổi. Bởi không phải gia đình nào cũng có điều kiện cho con theo học trường tư thục do chi phí đắt đỏ hơn. Tới đây, khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, nếu những lớp học có số lượng gần gấp đôi quy định là 35 HS/lớp tiểu học thì sẽ khó đạt hiệu quả giáo dục như kỳ vọng.
Dự kiến việc tuyển sinh đầu cấp của Hà Nội được thực hiện từ tháng 6/2020. Tuy nhiên, ngay từ thời điểm này, việc chuẩn bị các điều kiện để tổ chức tuyển sinh đã được các địa phương, nhà trường triển khai tích cực bằng việc nỗ lực xây dựng mới và cải tạo nhiều trường, phòng học, nhằm bảo đảm đủ chỗ học cho HS.
Video đang HOT
Phương án của quận Hà Đông trước tình hình HS lớp 1 năm nay tiếp tục gia tăng so với năm học trước là xây dựng thêm hai trường tiểu học, nâng tổng số trường tiểu học của toàn quận lên 38 trường. Đồng thời, hầu hết các nhà trường cũng đang rà soát cơ sở vật chất để đề xuất cải tạo, nâng cấp và xây dựng thêm phòng học mới.
Trong khi đó, UBND quận Ba Đình đã đề xuất với TP Hà Nội và Bộ Xây dựng về nâng tầng trường học với nguyên tắc phải bảo đảm công tác phòng cháy chữa cháy, thuận tiện cho HS lên hàng đầu…
Tuy nhiên, thời gian từ nay đến năm học 2020-2021 không còn nhiều trong khi để được cấp phép một dự án xây dựng trường học phải qua rất nhiều khâu. Trên thực tế, đề xuất nâng tầng trường học trước đó đã được đặt ra với nhiều ý kiến khác nhau. Trong đó, hầu hết ý kiến đồng tình với việc ở những địa phương khó khăn về diện tích đất xây trường, mở rộng phòng học như Hà Nội, TP HCM, Bộ GDĐT cho phép nâng tầng trường học khi đủ điều kiện. Hệ thống phòng chức năng, hiệu bộ, hành chính được chuyển lên tầng cao, dành các tầng thấp làm phòng học cho HS. Thậm chí, một số ý kiến đề xuất Bộ GDĐT cũng cần xem xét bỏ quy định cứng về diện tích phòng học, có thể đưa ra một vài phương án, linh động với tình hình thực tế địa phương.
Ủng hộ phương án này, nguyên đại biểu quốc hội Bùi Thị An cho rằng, trong trường hợp địa phương không còn quỹ đất để xây dựng có thể cấp phép xây dựng thêm khoảng 2 tầng. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này phải trong một thời gian nhất định và tùy vào từng địa phương, không áp dụng đại trà.
Về lâu dài, theo KTS Trần Huy Ánh, Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội, để giải bài toán quá tải trường lớp của thủ đô, trước tiên và quan trọng nhất là sự quyết tâm vào cuộc của địa phương.
Ngoài ra, ngành giáo dục Thủ đô cần đưa ra những dữ liệu chính xác về chiến lược phát triển của ngành để phối hợp chặt chẽ hơn với chính quyền các quận huyện, các sở ngành chức năng nhằm quy hoạch và xây dựng mạng lưới trường học cho phù hợp với nhu cầu từng khu vực, địa bàn dân cư. Cùng với đó, chính quyền thành phố cần có cơ chế kiểm soát, đánh giá chặt chẽ hơn nữa việc thực hiện theo đúng quy hoạch của các chủ đầu tư dự án.
Thu Hương
Đảng bộ Sở GD-ĐT: Tự tin trước thách thức mới
Đại hội Đảng bộ Sở GD-ĐT lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) vừa diễn ra đã tập trung thảo luận và đưa ra nhiều giải pháp nhằm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ của toàn ngành trong thời gian tới.
Đảng viên tham dự Đại hội Đảng bộ Sở GD-ĐT lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) bỏ phiếu bầu Ban chấp hành tại đại hội
Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ chia sẻ: "Trong 5 năm tới, nhiệm vụ đặt ra với ngành là rất nặng nề, nhiều vấn đề "nóng" cần giải quyết dứt điểm như: quá tải trường lớp ở một số địa phương, đầu tư hiện đại hóa trường lớp; triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông mới gắn với tiếp tục đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT theo nghị quyết của Đảng".
* Bám sát nhiệm vụ
Giám đốc Sở GD-ĐT Huỳnh Lệ Giang cho biết, từ quá trình tham mưu hiệu quả của Sở, sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở với các ngành và các địa phương, trong 5 năm qua, nhiệm vụ phát triển hệ thống trường lớp đã có những bước tiến vượt bậc. Chỉ tính riêng quy mô bậc mầm non đến THPT của tỉnh hiện nay là 899 trường với trên 740 ngàn học sinh. Nếu so với đầu nhiệm kỳ 2015-2020 đã tăng lên 75 trường, quy mô học sinh cũng tăng trên 115 ngàn em, chưa tính đến bậc trung cấp, cao đẳng và đại học.
Giai đoạn 2015-2019, ngành GD-ĐT đã tham mưu cho tỉnh đầu tư trên 4,7 ngàn tỷ đồng cho GD-ĐT, trong đó đầu tư xây dựng mới phòng học hơn 4.029 tỷ đồng; cải tạo, sửa chữa cơ sở vật chất trường học hơn 586 tỷ đồng; mua sắm trang thiết bị dạy học hơn 161 tỷ đồng.
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Võ Ngọc Thạch thì cho rằng, điểm nhấn quan trọng trong nhiệm kỳ qua còn là việc tập trung hỗ trợ hiệu quả các địa phương, các trường THPT trực thuộc Sở tiếp tục nâng cao tỷ lệ trường chuẩn quốc gia. Nhiệm vụ này hằng tháng đều được Đảng ủy và Ban giám đốc giao cụ thể cho từng phòng chuyên môn bám sát cơ sở để hỗ trợ, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc, đánh giá công nhận đến đâu thực chất đến đó, không chạy theo thành tích. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 400 trường công lập được công nhận trường chuẩn quốc gia (đạt trên 55%), trong đó bậc mầm non trên 50%, THCS gần 60%.
Theo Bí thư Chi bộ, Trưởng phòng Nghiệp vụ 1 (Sở GD-ĐT) Trần Đình Vinh, thời gian qua, Sở đã chỉ đạo cho phòng hỗ trợ tích cực cho các cơ sở giáo dục quyết liệt đổi mới mạnh mẽ chương trình dạy và học. Cụ thể là hàng loạt giải pháp ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tăng cường giáo dục trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng ngoại ngữ thời hội nhập và trau dồi đạo đức cho học sinh... Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên sau khi được cập nhật chuyên môn nghiệp vụ đã có sự thay đổi, từ đó góp phần rất quan trọng vào nâng cao chất lượng dạy và học.
* Gắn trách nhiệm của người đứng đầu
Theo đánh giá của Đảng ủy, Ban giám đốc Sở GD-ĐT, những năm tới, nhiệm vụ và áp lực đối với ngành sẽ rất nặng nề khi dân số nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh tăng nhanh, nhu cầu trường lớp khó đáp ứng nếu thiếu tầm nhìn và sự đầu tư thích đáng, nhất là ở bậc mầm non. Yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT đòi hỏi phải có điều kiện tương ứng về đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Ngành cần phải tăng nguồn lực đầu tư của Nhà nước và huy động nguồn xã hội hóa. Vấn đề hội nhập quốc tế đối với ngành cũng đòi hỏi có sự đổi mới dạy và học theo hướng hiện đại để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chung của tỉnh.
Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ cho biết, để đủ sức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng những đòi hỏi lớn đối với ngành, trong nhiệm kỳ 2020-2025 Đảng bộ Sở
GD-ĐT đã thống nhất với quyết tâm cao nhiều mục tiêu và giải pháp đồng bộ. Một trong những giải pháp quan trọng được Đảng bộ quan tâm chỉ đạo sâu sát trong thời gian tới là gắn trách nhiệm của người đứng đầu từng đơn vị trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao nhằm tạo chuyển biến căn bản, thực chất đối với các nhiệm vụ của ngành, đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới.
Công Nghĩa (baodongnai.com.vn)
Nếu bỏ phiếu khách quan, nguy cơ cả năm chọn chưa xong sách giáo khoa! Co 5 năm cuốn sách nhưng chỉ sách có trên 50% thành viên hội đồng đông y lựa chọn mới đạt yêu cầu nên rất khó thỏa mãn điều kiện. Chương trinh phô thông năm 2018 trao quyên cho giao viên tham gia chon sach giao khoa. Theo cac chuyên gia thi muốn giáo dục phát triển đúng, phải để giáo viên chọn...