Triển khai chương trình GDPT mới: Cần sự đồng hành của gia đình
Với sự thay đổi căn bản từ cách tiếp cận đến nội dung giáo dục, triển khai CTGDPT mới đòi hỏi sự nỗ lực của không chỉ riêng nhà trường, đội ngũ thầy cô giáo, mà còn cần sự vào cuộc của xã hội, trong đó đặc biệt quan trọng là gia đình.
Lấy học sinh làm trung tâm là mục tiêu cốt lõi trong việc triển khai Chương trình GDPT mới. Ảnh: NT
Đòi hỏi kết nối chặt chẽ
Đến thời điểm này, Trường Tiểu học – THCS Newton (Hà Nội) đã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để triển khai Chương trình GDPT mới; từ nhân lực, cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; đội ngũ giáo viên của trường được tập huấn kĩ về chương trình, bộ sách giáo khoa được chọn, với tâm thế sẵn sàng cho năm học mới 2020 – 2021.
TS Nguyễn Thị Thành, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Tiểu học – THCS Newton, chia sẻ: Chỉ nỗ lực của nhà trường là chưa đủ để triển khai thành công Chương trình GDPT mới. Nhấn mạnh điều này, TS Nguyễn Thị Thành cho rằng, giáo dục học sinh nhằm phát triển nhân cách toàn diện là quá trình lâu dài, liên tục, diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau, liên quan rất nhiều đến các mối quan hệ xã hội phức tạp; bởi vậy luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều lực lượng xã hội, nhất là sự quan tâm đúng cách của cha mẹ cùng với môi trường giáo dục phù hợp tại trường học.
“Chúng tôi đặc biệt coi trọng chất lượng của mối quan hệ; đặc biệt là phối hợp giữa nhà trường và gia đình” – khẳng định điều này, ông Nguyễn Hồng Lĩnh, phụ trách chuyên môn Trường Tiểu học Newsun (Hà Nội), cho biết: Trong bối cảnh thực hiện Chương trình mới, nhà trường sẽ thực hiện các kênh tương tác để phụ huynh thấu hiểu mục tiêu giáo dục mới, phương pháp của nhà trường để hiện thực hóa mục tiêu. Đồng thời, xây dựng chương trình phối hợp giữa gia đình và nhà trường để tạo dựng môi trường giáo dục tối ưu cho học sinh.
Để phối hợp tốt với nhà trường, lời khuyên của ông Nguyễn Hồng Lĩnh là phụ huynh cần tìm hiểu kỹ các mục tiêu giáo dục được quy định trong Chương trình GDPT mới của Bộ GD&ĐT và các mục tiêu giáo dục của nhà trường…
“Với quan điểm đó, chúng tôi đã tổ chức Hội thảo “Cùng con cất cánh tương lai – phối hợp giữa gia đình và nhà trường thực hiện Chương trình GDPT mới” với sự tham gia của GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình và đông đảo phụ huynh, cán bộ, giáo viên nhà trường. Qua hội thảo, phụ huynh không chỉ hiểu hơn về Chương trình mới, kế hoạch của nhà trường, mà còn biết rõ nên và phải làm gì để cùng đồng hành với nhà trường trong giáo dục học sinh trong bối cảnh mới” – TS Nguyễn Thị Thành cho biết.
Video đang HOT
Cô và trò Trường Tiểu học Đa Mai (TP Bắc Giang) trong giờ học trải nghiệm. Ảnh: NT
Cũng đặc biệt coi trọng công tác phối hợp giữa gia đình và nhà trường, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng Chủ biên Chương trình GDPT mới cho biết: Mục tiêu đổi mới giáo dục là chuyển một nền giáo dục nặng về cung cấp kiến thức, sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của một công dân. Nếu như chương trình hiện hành chủ yếu trả lời cho câu hỏi “Học xong chương trình này, học sinh biết được những gì?”, thì Chương trình mới trả lời cho câu hỏi “Học xong chương trình này học sinh sẽ làm được những việc gì?”.
Từ đó, theo GS Nguyễn Minh thuyết, giáo viên không cần phải bám sát từng chữ trong sách giáo khoa, mà cần dạy như thế nào để học sinh sau khi học xong nội dung nào thì phải biết làm; khi ra đề kiểm tra cũng bám theo mục đích như vậy. Tương tự, phụ huynh khi dạy con cũng chú ý dạy cách làm, cách thực hành.
Gia đình rất quan trọng
Chương trình GDPT mới đưa ra 5 phẩm chất chính là yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm. Các năng lực cốt lõi được Chương trình chú trọng hình thành, phát triển cho học sinh bao gồm những năng lực chung như tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo; những năng lực đặc thù như ngôn ngữ, tính toán, khoa học, công nghệ, tin học… Để hình thành các phẩm chất, năng lực nói trên, theo PGS.TS Trần Thành Nam, Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, Trường ĐH Giáo dục, ĐHQG Hà Nội, vai trò của gia đình ngày càng trở nên quan trọng.
“Chương trình GDPT mới theo tiếp cận phát triển năng lực đã chuyển trọng tâm sang dạy người (giáo dục phẩm chất và năng lực). Điều này đòi hỏi sự liên kết lớn nhất trong tổng hòa các mối quan hệ gia đình – nhà trường – xã hội. Việc dạy người phải được củng cố một cách nhất quán trong các môi trường sống của trẻ đầu tiên là gia đình, thứ đến là nhà trường, khu phố, bối cảnh xã hội, môi trường…” – PGS Trần Thành Nam cho hay.
PGS Trần Thành Nam cũng cho rằng, cha mẹ chính là những cánh tay nối dài của giáo viên để có thể tạo ra môi trường giáo dục nhất quán với nhà trường, đưa ra các kỳ vọng và trông đợi phù hợp với chuẩn đầu ra của chương trình dạy học, và điều kiện cho học sinh thực hành những kiến thức trường lớp trong cuộc sống thường nhật. Liên quan đến kiểm tra đánh giá, tiếp cận phát triển năng lực cũng như đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, không chỉ còn đánh giá định lượng bằng điểm số từ 1 nguồn duy nhất là giáo viên. Công tác đánh giá năng lực người học phải thêm nhiều hình thức định tính từ những người gần gũi và có cơ hội quan sát người học. Cha mẹ chính là một trong những nguồn đánh giá quan trọng nhất.
Hơn nữa, so với giáo viên, cha mẹ vẫn là người có cam kết trách nhiệm lớn nhất với con, là nhà đầu tư lớn nhất cho đứa con mình. So sánh trong cả cuộc đời có nhiều thời gian gắn bó và bên con nhất, vì vậy họ có vai trò quan trọng nhất đối với trẻ. Trong việc giáo dục năng lực và phẩm chất toàn diện cho con, họ có khả năng hỗ trợ cho sự thay đổi lâu dài và nhất quán. Can thiệp và đưa ra phản hồi ngay lập tức khi con hành động chưa đúng để điều chỉnh hành vi. Chính vì vậy, trên thế giới, rất nhiều trường đã đưa ra hình thức xử lý những hành vi vi phạm nội quy của học sinh (như đánh nhau) thì cha mẹ sẽ là người liên đới chịu trách nhiệm, phải tham gia những khóa huấn luyện bắt buộc về kỹ năng làm cha mẹ để thống nhất về kỹ năng giáo dục hành vi cho con.
“Với triết lý giáo dục của Chương trình GDPT mới, việc hình thành nên các năng lực phẩm chất của người học không chỉ thông qua hoạt động dạy học các môn học trên lớp, mà còn qua các hoạt động lao động sản xuất, tập thể, văn hóa, thể dục, thể thao và các hoạt động vui chơi giải trí; thông qua vai trò nêu gương của cha mẹ, thầy cô giáo, bạn bè và những câu chuyện tấm gương được rút ra từ sách vở, từ lịch sử, từ cuộc sống, hay qua di sản văn hóa. Hệ sinh thái giáo dục này rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các thành tố gia đình – nhà trường và xã hội”. – PGS Trần Thành Nam
Không nên chi gần 400 tỉ từ ngân sách để biên soạn thêm một bộ SGK
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng, thay vì Nhà nước bỏ tiền ra làm SGK như trước kia, nên huy động các tổ chức, các chuyên gia biên soạn.
Theo Nghị quyết 88/NQ-QH của Quốc hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ chịu trách nhiệm biên soạn một bộ sách giáo khoa (SGK) từ lớp 1 đến lớp 12 cho chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng Chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, cho đến thời điểm này, có thể nói, chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa đã chứng tỏ được tính đúng đắn và Bộ GD-ĐT không nên nên chi gần 400 tỉ từ ngân sách nhà nước để biên soạn thêm một bộ SGK.
GS Nguyễn Minh Thuyết cho rằng không nên tốn tiền ngân sách làm thêm 1 bộ GSK.
PV: Thưa GS, ông đánh giá như thế nào về chủ trương xã hội hóa việc biên soạn, xuất bản SGK và thực tế triển khai của ngành GD-ĐT?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Đến thời điểm này có thể khẳng định, chủ trương xã hội hóa trong biên soạn SGK đã thành công bước đầu. Hiện đã có 5 bộ SGK lớp 1 của các môn học bắt buộc và 7 quyển SGK "Làm quen với tiếng Anh" lớp 1 (môn học tự chọn) được phê duyệt.
Thời điểm xây dựng, ban hành Nghị quyết 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, có thể Quốc hội chưa thật yên tâm về khả năng thành công của chủ trương xã hội hóa SGK, vì đây là một chủ trương mới.
Bởi thế, trong khi quy định: "Thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK; có một số SGK cho mỗi môn học", "Khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông", Nghị quyết đồng thời cũng có thêm nội dung: "Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn".
Nhưng cho đến thời điểm này, thực hiện theo Nghị quyết 88, chúng ta đã có được 5 bộ SGK lớp 1 thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 chứng tỏ chủ trương xã hội hóa SGK đã thực sự đi vào cuộc sống và có được thành công bước đầu. Thời điểm này, các cơ sở giáo dục đã lựa chọn được bộ sách phù hợp để có thể chính thức triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới với lớp 1 bắt đầu từ năm học 2020-2021.
PV: Nghị quyết 88 của Quốc hội có giao Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK để "chủ động triển khai chương trình GDPT mới". Tuy nhiên, trong khi xã hội hóa biên soạn SGK đang thực hiện tốt, vậy có cần thiết có thêm SGK do Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn và dùng tiền ngân sách?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Như tôi đã nói ở trên, có thể tại thời điểm xây dựng Nghị quyết 88, Quốc hội chưa thật yên tâm về chủ trương xã hội hóa nên đã giao Bộ GD-ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK để "chủ động triển khai chương trình GDPT mới". Tuy nhiên, thực tế thời gian qua đã cho thấy, hoàn toàn có thể yên tâm về chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK. Do đó, tôi cho rằng, việc Bộ GDĐT tổ chức việc biên soạn thêm một bộ SGK là không còn cần thiết; không nên tốn thêm vài trăm tỷ để biên soạn thêm một bộ SGK.
Trên thực tế, cả 3 nhà xuất bản tham gia biên soạn, xuất bản SGK đều thuộc ngành Giáo dục, trong đó NXB Giáo dục Việt Nam là doanh nghiệp trực thuộc Bộ mà Bộ là chủ sở hữu vốn nhà nước. Bộ GD-ĐT đã khuyến khích, chỉ đạo và tổ chức thẩm định chất lượng của tất cả các bộ SGK. Do đó, có thể nói cả 5 bộ SGK đều là sách của Bộ, không cần làm thêm một bộ sách nữa.
Theo tôi, trong kỳ họp sắp tới, căn cứ đề nghị của Chính phủ, Quốc hội nên khẳng định chủ trương không làm thêm một bộ SGK bằng ngân sách nhà nước. Thậm chí, việc thúc đẩy xã hội hóa thành công, tiết kiệm cho ngân sách nhà nước gần 400 tỉ đồng còn là một kết quả đáng hoan nghênh. Trong trường hợp cần thiết thì để cuối năm nêu rõ ý kiến Quốc hội trong Nghị quyết của Quốc hội về kinh tế - xã hội.
PV: Chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK đã bước đầu thành công, mang đến các SGK có chất lượng và đa dạng cho học sinh, giáo viên, tạo được hiệu ứng tốt trong dư luận; theo ông, có nên tiếp tục đẩy mạnh việc xã hội hóa biên soạn SGK?
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết: Ở cả nước trước năm 1957 và ở miền Nam Việt Nam trước 1975, chúng ta đều thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK. Khi đó, có nhiều SGK do các tổ chức, cá nhân khác nhau viết. Giáo viên có thể tham khảo nhiều SGK để xây dựng bài dạy trên lớp. Việc thực hiện xã hội hóa trong biên soạn SGK cũng được thực hiện ở các nước phát triển liên tục nhiều năm qua.
Tôi đã đến Vương quốc Anh và một số nước, trên giá sách của mỗi học sinh trong lớp đều có vài ba bộ SGK. Tôi mong tương lai chúng ta cũng sẽ làm như vậy, để giáo viên và học sinh có nhiều nguồn học liệu khác nhau hỗ trợ việc giảng dạy, học tập. Giáo viên nước ngoài không dạy theo một quyển SGK nhất định nào mà chọn bài phù hợp ở những quyển SGK khác nhau cho học sinh học. Nhiều giáo viên chỉ tham khảo SGK để tự biên soạn tài liệu dạy học của mình. Tôi cho rằng, như thế mới thực sự là "một chương trình, nhiều SGK".
Có thể thấy nhiều lợi ích từ thực hiện một chương trình, nhiều bộ SGK. Trước hết, cách làm này giúp huy động được trí lực, vật lực, tài lực của xã hội để nâng cao chất lượng SGK; đồng thời tiết kiệm nhiều cho ngân sách Nhà nước. Thay vì Nhà nước bỏ tiền ra làm SGK như trước kia, nay chúng ta huy động được các tổ chức và đông đảo chuyên gia tham gia biên soạn SGK.
Sự cạnh tranh giữa các bộ sách cũng sẽ tạo một cuộc đua giữa các nhóm tác giả, các nhà xuất bản - và đó là yếu tố quan trọng để mỗi tổ chức, cá nhân biên soạn SGK dồn nhiều tâm huyết hơn để nâng cao chất lượng bộ sách của mình. Đó là điểm thuận lợi thấy rõ của chủ trương này.
Tôi tin rằng, nếu chúng ta thực hiện triệt để hơn chủ trương xã hội hóa theo Nghị quyết 88 thì hiệu quả sẽ còn cao hơn nữa.
Xin cảm ơn Giáo sư!/.
Tập huấn cho giáo viên về sách giáo khoa lớp 1 Cánh Diều Sách giáo khoa lớp 1 phiên bản điện tử của bộ sách Cánh Diều cho phép cá nhân hoá việc học tập của người học. Hỗ trợ giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh theo dõi quá trình học của mỗi học sinh. Cánh Diều là 1 trong 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ Giáo dục và Đào tạo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn hot rần rần khắp MXH Việt: Kịch bản cười lộn ruột, chỉ tức nữ chính đơ như tượng đá ngàn năm
Phim châu á
3 giờ trước
Bé Bo nói 4 chữ với bố, cư dân mạng ào vào khen lia lịa: Chứng tỏ Hoà Minzy dạy con xịn cỡ này!
Sao việt
3 giờ trước
Chàng trai vừa gặp đã quỳ gối cầu hôn, thành công chinh phục bác sĩ thú y
Tv show
3 giờ trước
Khán giả bình phim Việt: 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' có xứng dự Oscar?
Hậu trường phim
3 giờ trước
Tom Cruise lộ ảnh bên Ana de Armas giữa tin đồn hẹn hò
Sao âu mỹ
3 giờ trước
Nạn nhân nữ trong vụ cháy 2 người tử vong là do quay lại lấy tài sản?
Tin nổi bật
3 giờ trước
Sau loạt biến cố, NewJeans có thể trở lại thời kỳ đỉnh cao?
Nhạc quốc tế
3 giờ trước
Đại úy công an hy sinh khi truy bắt người đánh bắt thủy sản trái phép
Pháp luật
3 giờ trước
Xe động cơ đốt trong hỏng nhiều gấp đôi xe điện, có một điểm chung bất ngờ
Ôtô
3 giờ trước
Khối tài sản ấn tượng của Park Bo Gum "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt"
Sao châu á
3 giờ trước