Trí tuệ nhân tạo viết caption trên Facebook, Instagram ngày càng tinh vi
Mỗi tấm ảnh đăng lên Facebook, Instagram đều được AI phân tích và tự động tạo caption (chú thích). Nếu hệ thống này hoàn thiện hơn, đây sẽ là giải pháp cho cộng đồng khiếm thị và giúp người dùng tìm hình ảnh của mình nhanh chóng.
AI có thể nhìn, viết, sau đó đọc thành tiếng nội dung bức ảnh
Alt Text (Văn bản thay thế) là một trong những yếu tố quan trọng thuộc lĩnh vực thiết kế web để tối ưu hóa tìm kiếm và nâng cao trải nghiệm của người dùng. Mục đích của Alt Text là mô tả hình ảnh giúp người đọc hiểu hơn về nội dung và hỗ trợ công cụ tìm kiếm phân loại hình ảnh tốt hơn.
Video đang HOT
Theo Tech Crunch , nhiếp ảnh gia hoặc nhà xuất bản thường bổ sung mô tả cho ảnh chụp theo cách thủ công, nhưng người bình thường đăng tải ảnh lên mạng thường bỏ qua bước này. Vì vậy việc phát triển công nghệ tạo mô tả hình ảnh tự động là cần thiết để khiến những mạng xã hội như Facebook ngày càng phong phú và mở rộng phạm vi tiếp cận đối tượng.
Facebook tạo ra hệ thống Văn bản thay thế tự động ( Automatic Alt Text) lần đầu vào năm 2016. Kể từ đó, nhóm kỹ thuật đã cập nhật nhiều cải tiến để hệ thống viết ra những dòng mô tả hình ảnh nhanh và chi tiết hơn. Trí tuệ nhân tạo của hệ thống giờ đã nhận diện được 1.200 đồ vật và khái niệm, nhiều hơn 10 lần so với ban đầu. Nếu ngày trước hệ thống chỉ mô tả một bức ảnh là “Hai người đứng cạnh một tòa nhà”, bây giờ nó có thể “đọc” và “nhìn” ảnh chụp để viết câu: “Tấm ảnh selfie của hai người cạnh tháp Eiffel”.
Ví dụ trong tấm hình dưới đây, AI không chỉ đếm được 5 người và những vật dụng có trong ảnh như mũ, trống, mà còn xác định được các yếu tố thuộc về bố cục ảnh như vị trí của từng người nằm ở tiền cảnh hay hậu cảnh, mỗi người là nhân tố chính hay phụ trong tổng thể bức ảnh.
Ảnh bên phải minh họa cách AI nhận diện các thành phần trong một bức ảnh
Facebook và Instagram sắp đưa tính năng mô tả hình ảnh vào thử nghiệm. Các mô tả được viết đơn giản, ngắn gọn để dễ dàng dịch sang các ngôn ngữ được ứng dụng hỗ trợ. Thế nhưng, tính năng này có thể không được ra mắt cùng thời điểm ở một số quốc gia khác.
Thổ Nhĩ Kỳ cấm quảng cáo trên Twitter
Thổ Nhĩ Kỳ đã áp đặt lệnh cấm quảng cáo trên Twitter, Periscope và Pinterest do các mạng xã hội này không chỉ định đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ theo quy định của luật mới.
Theo luật mới của Thổ Nhĩ Kỳ có hiệu lực từ tháng 10/2020, các nền tảng mạng xã hội có hơn 1 triệu lượt người dùng phải chỉ định đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách thực hiện các lệnh của tòa án. Luật mới cho phép nhà chức trách dỡ bỏ các nội dung gây tranh cãi khỏi những nền tảng này thay vì chặn người dùng như trước đây.
Với quy định mới ban hành, Twitter, Periscope và Pinterest sẽ bị cấm quảng cáo ngay từ ngày 19/1.
Trong một tuyên bố đăng trên Twitter, Bộ Giao thông và Cơ sở hạ tầng Thổ Nhĩ Kỳ Omer Fatih Sayan cho biết băng thông của Twitter và Pinterest sẽ bị cắt giảm 50% trong tháng 4 tới và 90% trong tháng 5. Ông khẳng định nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm mọi điều cần thiết để bảo vệ dữ liệu, quyền riêng tư cũng như các quyền khác của đất nước, cũng như không cho phép việc vi phạm các quy định diễn ra ở nước này.
Hiện các nền tảng xã hội trên chưa đưa ra bình luận nào về thông tin trên. Tháng trước, Twitter cho biết sẽ đóng ứng dụng Periscope của mạng xã hội này do lượng người dùng giảm.
Tháng 11/2019, Thổ Nhĩ Kỳ thông báo phạt Facebook, Instagram, Twitter, Periscope, YouTune và TikTok 10 triệu lira (1,2 triệu USD) vì không chỉ định đại diện tại quốc gia này. Chính quyền Ankara cũng quy định các công ty này nếu không mở các văn phòng đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vòng 1 tháng thì khoản phạt tăng thêm 30 triệu lira và bị cấm quảng cáo nếu tiếp tục vi phạm tới đầu tháng 1/2021. Trong trường hợp các nền tảng xã hội này vẫn không thực hiện yêu cầu của nhà chức trách sau 3 tháng kể từ thời điểm bị cấm quảng cáo thì sẽ bị giảm 50% băng thông, tiến tới giảm tối đa 90%. Ngày 18/1 vừa qua, Facebook và các công ty khác cho biết sẽ cử đại diện tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trước đó, YouTube cũng tuyên bố sẽ tuân thủ luật mới của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan thường xuyên sử dụng mạng xã hội và có tới 17 triệu lượt người theo dõi. Ông đã nhiều lần cảnh báo sẽ cấm hoạt động tại Thổ Nhĩ Kỳ đối với những trang mạng cho đăng tải những thông tin không phù hợp.
Việt Nam cần làm gì để quản lý các thế lực công nghệ số Google, Facebook? Phải làm gì để các mạng xã hội xuyên biên giới tuân thủ luật pháp nước sở tại? Đây là thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn với tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiểm họa từ sự nổi lên của các thế lực công nghệ số Các nước trên thế giới đang đứng trước nguy cơ bị...