Trí tuệ nhân tạo giúp siêu thị và cửa hàng tiện lợi Nhật Bản hạn chế lãng phí thực phẩm
Theo Reuters, nhiều công ty tại Nhật Bản đang tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo và công nghệ tiên tiến để tăng doanh thu và hạn chế lãng phí thực phẩm.
Trong nỗ lực nhằm tăng doanh thu và hạn chế lãng phí thực phẩm, ngày càng nhiều cửa hàng tiện lợi và siêu thị Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phân tích các dữ liệu như doanh thu bán hàng trong quá khứ để xác định mức giảm giá phù hợp với những sản phẩm nhanh hỏng.
Dữ liệu của chính phủ Nhật cho thấy, việc xử lý hơn 6 triệu tấn rác thải thực phẩm của Nhật khiến nền kinh tế số 3 thế giới tiêu tốn khoảng 2.000 tỷ Yen (19 tỷ USD) mỗi năm. Chính phủ quốc gia này đã ban hành luật mới để giảm một nửa chi phí về mức 2000 vào năm 2030. Điều này thúc đẩy các công ty tích cực tìm giải pháp.
Năm 2015, Lawson Inc, một trong những chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất Nhật Bản, đã ra mắt một hệ thống trong đó AI tại trụ sở sẽ đưa ra lời khuyên cho các quản lý cửa hàng, nhân viên kinh nghiệm về cách thức quản lý sản phẩm tại tất cả các cửa hàng. Để tính toán mức giảm giá, phần mềm sẽ đánh giá doanh thu của cửa hàng, thời gian giao nhận, điều kiện thời tiết địa phương để đề xuất mức giá giúp sản phẩm có cơ hội bán ra tốt nhất.
Cho đến nay, nhiều quản lý các cửa hàng vẫn chỉ giảm giá theo kinh nghiệm, song điều này có thể dẫn đến tình trạng lãng phí những sản phẩm không được chiết khấu. Để hạn chế tình trạng này, AI đánh giá khoảng 270 loại sản phẩm 4 lần/ngày. Hệ thống này đã giúp cải thiện hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Năm 2021, tại 6 tỉnh của vùng Tohoku, Đông Bắc Nhật Bản, lợi nhuận gộp của mỗi cửa hàng Lawson đã tăng 0,6%, trong khi chi phí phát sinh từ các sản phẩm dư thừa giảm 2,5%. Công ty đã tiếp tục mở rộng chương trình với 162 chi nhánh của Lawson tại thủ đô Tokyo áp dụng hệ thống trong giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay và dự kiến tiến tới triển khai trên toàn quốc trong tài khóa 2023.
Tương tự, chuỗi siêu thị lớn Aeon Retail Co cũng đã phát triển một hệ thống tính toán mức chiết khấu bằng AI và triển khai tại khoảng 350 cửa hàng tính đến cuối tháng 9. Hệ thống phân tích doanh thu của mỗi cửa hàng và tính toán mức giá cho những sản phẩm được chế biến ngay trong cửa hàng để đảm bảo các mặt hàng này sẽ được bán hết trước khi đóng cửa.
Nhà sản xuất đồ uống Suntory Beverage & Food cũng thử nghiệm với một sản phẩm AI khác của Fujitsu để xác định xem các loại đồ uống như chai trà ô long và nước khoáng có bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển hay không. Suntory đặt mục tiêu giảm 30 – 50% việc trả lại hàng hóa và cắt giảm chi phí lãng phí thực phẩm và phát triển một hệ thống tiêu chuẩn chung có thể được chia sẻ bởi các nhà sản xuất thực phẩm khác và các công ty vận chuyển.
Tại chi nhánh Funabashi của Aeon ở tỉnh Chiba, nhân viên sử dụng thiết bị nhỏ gọn để quét mã cửa những sản phẩm ăn ngay còn lại trên giá vào lúc 17h hằng ngày. Khi quét mã món trứng chiên kiểu Nhật Bản có giá 200 Yen (1,37 USD), thiết bị đã hiển thị 18, đồng nghĩa rằng nếu còn 18 sản phẩm, chúng sẽ được bán trước khi cửa hàng đóng cửa vào lúc 23h. Do còn 24 sản phẩm trên giá vào thời điểm đó, nhân viên đã gửi thông tin này vào hệ thống trung tâm. Hệ thống đã lập tức tính toán và đưa ra mức chiết khấu 10% cho sản phẩm và in ra các miếng nhãn dán 180 Yen (1,24 USD). Lãnh đạo của Aeon Retail khẳng định, việc sử dụng hệ thống này đã giúp giảm thiểu việc chiết khấu nhiều ngay trước khi cửa hàng đóng cửa.
Các nhà khoa học Nhật Bản nhắm tới phát triển trí tuệ nhân tạo biết cười
Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng cười là hành vi quan trọng mà một AI (trí tuệ nhân tạo) đàm thoại cần có để giao tiếp với con người.
Các nhà khoa học đến từ Đại học Kyoto đang phát triển khả năng cười của AI (trí tuệ nhân tạo) và robot. Ảnh chụp màn hình
Theo gadgettendency.com, các nhà nghiên cứu từ Đại học Kyoto, Nhật Bản đã tạo ra một robot biết cười mà họ đặt tên là Erika. Dự án nghiên cứu này được kỳ vọng sẽ cải thiện các cuộc trò chuyện tự nhiên giữa con người và các hệ thống dựa trên AI.
"Chúng tôi tin rằng một trong những chức năng quan trọng của AI đàm thoại là sự đồng cảm. Do đó, chúng tôi quyết định phát triển một trong những cách mà robot có thể đồng cảm với người dùng, đó là chia sẻ tiếng cười với họ", Tiến sĩ Koji Inoue từ Đại học Kyoto, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.
Các nhà nghiên cứu đã quyết định dạy hệ thống AI của họ cười theo nhiều kiểu cười khác nhau, từ vụng về đến chân thành. Theo đó, điều này sẽ cho phép họ tạo ra các robot theo đặc điểm riêng của chúng, mặc dù thời gian phát triển có thể kéo dài tới hàng thập kỷ.
Tuy vậy, các chuyên gia từ Đại học Oxford, Mỹ cũng lưu ý rằng một robot hoặc một thuật toán phần mềm sẽ không hiểu ý nghĩa của tiếng cười và sự hài hước, vì nó không hợp lý về mặt tự nhiên. Tuy nhiên, robot và AI có thể bắt chước hành vi cười một cách cực giống để người đàm thoại tin rằng chúng hiểu được hành vi đó.
Nghiên cứu dùng AI phát triển pin mới được tối ưu hoá Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon đã phát triển một cách tiếp cận mới để đẩy nhanh quá trình tạo ra các loại pin được tối ưu hóa hơn bao giờ hết. Trong bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications, nhóm mô tả cách họ ghép nối một loại robot độc đáo với hệ thống học tập...